TUVM
Well-known member
Dịch bệnh, áp lực từ công việc và vấn đề tài chính khiến nhiều người trẻ quyết định rời xa thành phố để tìm lại sự bình yên trong tâm hồn.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị kinh doanh ở Anh, Yang Fengyi (23 tuổi) quyết định trở lại Thượng Hải vào tháng 7/2021. Đối với anh, đó là khoảng thời gian khó khăn để tìm kiếm việc làm vì vướng đại dịch Covid-19.
"Tôi không muốn trở thành một NEET (không đi học, không việc làm, không được đào tạo) nhưng đồng thời tôi cũng không biết mình có thể làm gì. Vì vậy tôi quyết định rời xa thành phố", Yang nói với SCMP.
Mức sống rẻ hơn, không cần lo nghĩ
Một người bạn đề nghị Yang nên dành cả mùa hè để học làm gốm ở Cảnh Đức Trấn, thủ phủ sản xuất đồ sứ ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Đúng lúc, Yang cũng muốn học một điều mới mẻ và tìm nơi sống có chi phí rẻ hơn, nên anh quyết định chuyển đến thị trấn này.
Yang đã tham gia một khóa học 18 ngày tại một studio. Với số tiền tiết kiệm được, anh thuê một căn hộ một phòng ngủ rộng rãi với giá 950 nhân dân tệ/tháng (tương đương 140 USD). Tại Anh, số tiền này không đủ để trả tiền thuê nhà trong một tuần.
Chi phí ăn uống hàng ngày của Yang cũng rẻ hơn. Mỗi bữa cơm với hai món ăn và cơm chỉ có giá khoảng 15 nhân dân tệ (tương đương 2,18 USD).
Cuộc sống ở Cảnh Đức Trấn chậm rãi và nhàn nhã. Yang thức dậy lúc 7h mỗi ngày, chạy bộ nửa giờ trước khi lái chiếc xe điện thuê đến studio để học làm gốm. Trong suốt thời gian đó, Yang chỉ tập trung vào việc làm gốm, không cần quan tâm, lo lắng những điều khác nên anh có thể ngủ ngon hơn trước.
Quan trọng nhất, Yang cảm thấy tĩnh lại và tìm được sự bình yên trong tâm hồn. Về mặt tinh thần, Yang cũng cảm thấy vững vàng hơn vì việc làm gốm đã giúp anh có những trải nghiệm thực tế về cuộc sống.
Sinh viên mới tốt nghiệp cũng đi tu
Yang không phải người duy nhất cảm thấy hài lòng khi chọn cuộc sống chậm rãi. Đại dịch Covid-19 khiến nhiều người nhận ra rằng cuộc sống không chỉ có làm việc và kiếm tiền.
Ngày càng nhiều gen Z chọn hoạt động giải tỏa căng thẳng như làm gốm và thiền định - các hoạt động diễn ra ở ngoại ô, vào cuối tuần. Thậm chí, một số người từ bỏ công việc toàn thời gian để tạm thời thoát khỏi cuộc sống, công việc bận rộn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng hoặc có thể thoát khỏi cuộc sống bận rộn trong nhiều tháng liên tục. Vì vậy, họ tìm đến những trải nghiệm tâm linh ngắn hạn.
Tháng trước, Tan Qi (29 tuổi), blogger du lịch, đã tham gia một khóa thiền kéo dài 5 ngày tại đền Nuonata trên núi Lu, một ngọn núi nổi tiếng ở tỉnh Giang Tây. Tan cho biết anh cảm thấy bồn chồn và mất phương hướng trong cuộc sống. Công việc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến Tan chán nản, lo lắng và bị bủa vây bởi những cảm xúc tiêu cực.
Do đó, chàng trai 29 tuổi cảm thấy bản thân nên tìm đến một nơi anh chưa từng đến và muốn tâm hồn được nghỉ ngơi. Anh đã nghĩ đến việc sống trong một ngôi đền.
Cuộc sống tại đền Nuonata bắt đầu từ 5h40 và kết thúc vào 19h30. Hầu hết thời gian, Tan cùng những người khác học thiền để điều chỉnh hơi thở, bỏ lại mọi lo lắng, xoa dịu tâm trí và giảm căng thẳng.
Tan cũng tham gia tụng kinh, dự các bài giảng về Phật giáo và nói chuyện với sư thầy vào mỗi tối. Ngôi đền này cung cấp bữa ăn và chỗ ở miễn phí, nhưng sẽ có hoạt động quyên góp khi khóa tu kết thúc.
Khóa tu của Tan tham dự có khoảng 50 người, người trẻ nhất vừa tốt nghiệp đại học, nhưng hầu hết đều là những người ở độ tuổi giữa hoặc cuối 20 giống Tan.
Những người tham gia khóa tu đều muốn nghỉ ngơi và chữa lành vết thương do công việc hối hả.
Song Yuqian, nhà bình luận về các vấn đề của cộng đồng, cho rằng việc giới trẻ ngày càng chuộng đi đền, chùa, đi tu là do xu hướng trên mạng và do các bạn đang lo lắng về cuộc sống mà không thể giải quyết được.
Trên nền tảng Xiaohongshu, hơn 30.000 bài đăng liên quan việc đi tu hoặc thiền. Khi những người trẻ như Tan Qi chia sẻ trải nghiệm đi tu, nhiều bạn trẻ hưởng ứng và chạy theo trào lưu đó.
Song Yuqian nhận định thế hệ trẻ ngày nay đối mặt với muôn vàn áp lực, từ áp lực trường học, công việc cho đến áp lực hôn nhân, gia đình, kinh tế. Việc theo đuổi các hoạt động thiền định đã mở ra một cửa sổ mới để người trẻ nghỉ ngơi và thoát khỏi cuộc sống căng thẳng. Người trẻ cũng đang khám phá thế giới nội tâm và tìm kiếm sự an ủi trong tâm hồn.
"Không chỉ gặp khó khăn về việc làm trong và sau dịch Covid-19, nhiều áp lực xã hội khác đã khiến sự lo lắng, áp lực, bối rối trở thành điều "bình thường mới", ít nhất là đối với những người đồng trang lứa với tôi. Tôi đoán thiền định là cách mọi người đang cố tự cứu mình và chữa lành bản thân", Song nêu quan điểm.
|
Tan Qi tham gia khóa tu 5 ngày để tìm lại cân bằng trong cuộc sống. Ảnh: Tan Qi. |
"Tôi không muốn trở thành một NEET (không đi học, không việc làm, không được đào tạo) nhưng đồng thời tôi cũng không biết mình có thể làm gì. Vì vậy tôi quyết định rời xa thành phố", Yang nói với SCMP.
Mức sống rẻ hơn, không cần lo nghĩ
Một người bạn đề nghị Yang nên dành cả mùa hè để học làm gốm ở Cảnh Đức Trấn, thủ phủ sản xuất đồ sứ ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Đúng lúc, Yang cũng muốn học một điều mới mẻ và tìm nơi sống có chi phí rẻ hơn, nên anh quyết định chuyển đến thị trấn này.
|
Nơi Yang Fengyi học làm gốm có nhiều người trẻ cùng thế hệ với anh. Ảnh: Yang Fengyi. |
Yang đã tham gia một khóa học 18 ngày tại một studio. Với số tiền tiết kiệm được, anh thuê một căn hộ một phòng ngủ rộng rãi với giá 950 nhân dân tệ/tháng (tương đương 140 USD). Tại Anh, số tiền này không đủ để trả tiền thuê nhà trong một tuần.
Chi phí ăn uống hàng ngày của Yang cũng rẻ hơn. Mỗi bữa cơm với hai món ăn và cơm chỉ có giá khoảng 15 nhân dân tệ (tương đương 2,18 USD).
Cuộc sống ở Cảnh Đức Trấn chậm rãi và nhàn nhã. Yang thức dậy lúc 7h mỗi ngày, chạy bộ nửa giờ trước khi lái chiếc xe điện thuê đến studio để học làm gốm. Trong suốt thời gian đó, Yang chỉ tập trung vào việc làm gốm, không cần quan tâm, lo lắng những điều khác nên anh có thể ngủ ngon hơn trước.
Quan trọng nhất, Yang cảm thấy tĩnh lại và tìm được sự bình yên trong tâm hồn. Về mặt tinh thần, Yang cũng cảm thấy vững vàng hơn vì việc làm gốm đã giúp anh có những trải nghiệm thực tế về cuộc sống.
Sinh viên mới tốt nghiệp cũng đi tu
Yang không phải người duy nhất cảm thấy hài lòng khi chọn cuộc sống chậm rãi. Đại dịch Covid-19 khiến nhiều người nhận ra rằng cuộc sống không chỉ có làm việc và kiếm tiền.
Ngày càng nhiều gen Z chọn hoạt động giải tỏa căng thẳng như làm gốm và thiền định - các hoạt động diễn ra ở ngoại ô, vào cuối tuần. Thậm chí, một số người từ bỏ công việc toàn thời gian để tạm thời thoát khỏi cuộc sống, công việc bận rộn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng hoặc có thể thoát khỏi cuộc sống bận rộn trong nhiều tháng liên tục. Vì vậy, họ tìm đến những trải nghiệm tâm linh ngắn hạn.
|
Khóa tu khoảng 50 người, hầu hết là người trẻ trong độ tuổi 20. Ảnh: Tan Qi. |
Do đó, chàng trai 29 tuổi cảm thấy bản thân nên tìm đến một nơi anh chưa từng đến và muốn tâm hồn được nghỉ ngơi. Anh đã nghĩ đến việc sống trong một ngôi đền.
Cuộc sống tại đền Nuonata bắt đầu từ 5h40 và kết thúc vào 19h30. Hầu hết thời gian, Tan cùng những người khác học thiền để điều chỉnh hơi thở, bỏ lại mọi lo lắng, xoa dịu tâm trí và giảm căng thẳng.
Tan cũng tham gia tụng kinh, dự các bài giảng về Phật giáo và nói chuyện với sư thầy vào mỗi tối. Ngôi đền này cung cấp bữa ăn và chỗ ở miễn phí, nhưng sẽ có hoạt động quyên góp khi khóa tu kết thúc.
Khóa tu của Tan tham dự có khoảng 50 người, người trẻ nhất vừa tốt nghiệp đại học, nhưng hầu hết đều là những người ở độ tuổi giữa hoặc cuối 20 giống Tan.
Những người tham gia khóa tu đều muốn nghỉ ngơi và chữa lành vết thương do công việc hối hả.
Song Yuqian, nhà bình luận về các vấn đề của cộng đồng, cho rằng việc giới trẻ ngày càng chuộng đi đền, chùa, đi tu là do xu hướng trên mạng và do các bạn đang lo lắng về cuộc sống mà không thể giải quyết được.
Trên nền tảng Xiaohongshu, hơn 30.000 bài đăng liên quan việc đi tu hoặc thiền. Khi những người trẻ như Tan Qi chia sẻ trải nghiệm đi tu, nhiều bạn trẻ hưởng ứng và chạy theo trào lưu đó.
Song Yuqian nhận định thế hệ trẻ ngày nay đối mặt với muôn vàn áp lực, từ áp lực trường học, công việc cho đến áp lực hôn nhân, gia đình, kinh tế. Việc theo đuổi các hoạt động thiền định đã mở ra một cửa sổ mới để người trẻ nghỉ ngơi và thoát khỏi cuộc sống căng thẳng. Người trẻ cũng đang khám phá thế giới nội tâm và tìm kiếm sự an ủi trong tâm hồn.
"Không chỉ gặp khó khăn về việc làm trong và sau dịch Covid-19, nhiều áp lực xã hội khác đã khiến sự lo lắng, áp lực, bối rối trở thành điều "bình thường mới", ít nhất là đối với những người đồng trang lứa với tôi. Tôi đoán thiền định là cách mọi người đang cố tự cứu mình và chữa lành bản thân", Song nêu quan điểm.