Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Sinh ra trong gia đình nghèo ở Thái Bình, lại điếc một bên tai trái, Trần Việt Dũng vẫn chinh phục 4 tấm bằng đại học.
Việt Dũng hoàn thành bốn bằng đại học chính quy trong 6,5 năm, trong đó hai bằng giỏi về Kinh tế, Luật Hai bằng còn lại là cử nhân Ngôn ngữ Anh và Tài chính - Ngân hàng.
Hiện, Dũng là giáo viên dạy tiếng Anh ở TP HCM. Chàng trai 31 tuổi thi đạt 8.0 IELTS, trong đó kỹ năng Đọc đạt 9, Nghe 8.5 ở lần thi hôm 10/8. Còn với chứng chỉ TOEIC, Dũng đạt điểm tối đa - 990.
Dũng hiện dạy tiếng Anh tại TP HCM. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Dũng kể bị điếc một bên tai, di chứng của căn bệnh viêm màng não lúc chưa đầy một tuổi. Mãi tới năm 9 tuổi, gia đình mới phát hiện con không nghe được nhưng lúc đó đã quá muộn để can thiệp. Theo kết quả soi tai mũi họng của Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016, anh Dũng bị điếc nặng tai trái.
Dù vậy, Dũng nỗ lực học và đỗ vào trường THPT chuyên Thái Bình. Ngưỡng mộ các anh chị khóa trên thi đỗ Ngoại thương nên năm 2010, anh cũng đăng ký thi vào ngôi trường này. Dũng sau đó trúng tuyển ngành Kinh tế, chuyên ngành Thương mại quốc tế của trường.
Vào học, anh được gặp nhiều thấy cô trẻ, chuyên môn giỏi của khoa Tài chính Ngân hàng dạy các môn chung. Được truyền cảm hứng và chia sẻ cơ hội nghề nghiệp, Dũng hứng thú, quyết định đăng ký ngành hai là Tài chính quốc tế ở cuối kỳ một năm thứ nhất.
Nhưng gần hai năm đầu, Dũng bị "khớp" giữa bạn bè học giỏi, nói tiếng Anh trôi chảy.
"Như vịt nghe sấm, nhất là các môn tiếng Anh. Một bên tai của tôi không nghe thấy gì nên đi học khổ lắm", anh Dũng nhớ lại, cho biết hết năm thứ nhất chỉ đạt điểm trung bình học tập (GPA) 2.64/4.
Lo không theo kịp chương trình, anh tính học thêm khóa tiếng Anh ở trung tâm với học phí hơn 20 buổi là 1,6 triệu đồng, gần bằng tiền ăn một tháng gia đình chu cấp. Nhưng học một khóa chưa thể cải thiện ngay trình độ, trong khi kinh tế gia đình trông chờ vào quán nước nhỏ của mẹ và những cuốc xe ôm của bố. Anh Dũng nhận làm gia sư Toán, Lý, Hóa cho con của chủ nhà trọ và dần dần không phải xin tiền mẹ hàng tháng.
Mong muốn được học tiếng Anh nhiều, chuyên sâu nhưng học phí phải rẻ, Dũng sau đó ôn thi và đỗ ngành Ngôn ngữ Anh của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, hồi tháng 6/2012.
Năm 2014, sau khi hoàn thành chuyên ngành Kinh tế đầu tiên ở Ngoại thương, anh chọn học thêm ngành Luật. Anh Dũng giải thích học nhiều ngành vì mong muốn nổi bật trước những người khác, nhất là trong môi trường cạnh tranh của trường. Ngoài ra, khi đó, anh xác định Tài chính là nghề chính, ba bằng còn lại là phụ trợ. Muốn trở thành nhân viên tài chính giỏi, anh không chỉ cần thông thạo tiếng Anh mà còn phải hiểu biết pháp luật.
"Tôi học nhiều nhưng có định hướng. Học vì ham học để phát triển năng lực bản thân chứ không phải học để thể hiện có nhiều bằng", anh Dũng chia sẻ.
Dũng trong một bài giảng tiếng Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Dũng cho hay có giai đoạn, anh đăng ký 16 môn, 44-48 tín chỉ/kỳ, ở cả ba ngành. Trùng lịch học và lịch thi diễn ra thường xuyên.
"Áp lực thi cử làm tôi phát điên, tính bỏ trường Ngoại ngữ. Nhưng nhớ đến ngày xưa mẹ khát khao học tiếng Nga mà không có điều kiện, tôi lại quyết tâm học thay phần của mẹ", anh Dũng cho hay. Thời gian biểu của Dũng luôn bắt đầu từ 6h đến 2h hôm sau trong suốt 7 năm.
Để nghe được bài giảng, anh luôn phải đến lớp sớm, ngồi bàn đầu và ghi âm rồi tối nghe lại. Theo anh Dũng, từ nhỏ anh không phải đeo máy trợ thính nên có thể đoán được các cuộc nói chuyện bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, với môn tiếng Anh, vì nghe không chuẩn nên anh khó phát âm đúng.
Để rèn hai kỹ năng này, anh áp dụng phương pháp Shadowing (nhại) và luôn nghe ba lần. Lần đầu nghe với tai nghe cho đến khi thuộc kịch bản, lần hai nghe loa ngoài và lần ba bật từng câu rồi nhắc lại cho đến khi phát âm giống trong băng.
"Cách này rất mất thời gian song hiệu quả. Điếc là một bất lợi nhưng trong hoàn cảnh của tôi hóa ra lại cho tôi tính kiên trì trong việc học", anh Dũng nói.
Năm 2017, học xong bốn bằng, Dũng vào Sài Gòn làm cho một công ty tài chính nhưng buổi tối vẫn dạy tiếng Anh ở trung tâm. Sau hai năm, anh quyết định toàn tâm với công việc giảng dạy vì muốn truyền cảm hứng học tập và giúp đỡ các học sinh khó khăn không có tiền đi học thêm phần nào.
Không trực tiếp dạy Dũng tại Đại học Ngoại thương nhưng TS Đặng Thị Minh Ngọc, giảng viên chính kiêm chuyên viên phòng Thanh tra - Pháp chế, có hơn chục năm tiếp xúc, trao đổi chuyên môn về Luật với sinh viên này. Theo TS Ngọc, Dũng luôn có ý thức vươn lên, nâng cao trình độ.
"Dũng rất thông minh, lễ phép và cầu tiến. Bạn ấy muốn phát triển sự nghiệp riêng để giúp đỡ được nhiều người. Nghị lực của Dũng khiến tôi nể phục", TS Ngọc nói.
Một lớp học TOEIC của Dũng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bà Bùi Thị Thanh Thúy, mẹ Dũng, tự hào trước thành quả của con trai, cho biết không chỉ học giỏi, Dũng còn ngoan và thương bố mẹ. Từ nhỏ, cậu xác định để thay đổi số phận, không có con đường nào khác ngoài học hành.
Dũng cũng hạnh phúc khi nhìn lại hành trình đã qua.
"Những áp lực trong năm tháng học bốn bằng chưa từng lặp lại trong cuộc đời tôi một lần nào. Điều đó chứng tỏ sự cố gắng đã cho tôi sức mạnh tinh thần lớn. Đấy là điều tôi tự hào nhất", anh Dũng nói, cho biết sẽ tiếp tục học để giúp đỡ được gia đình và sinh viên nghèo.
Việt Dũng hoàn thành bốn bằng đại học chính quy trong 6,5 năm, trong đó hai bằng giỏi về Kinh tế, Luật Hai bằng còn lại là cử nhân Ngôn ngữ Anh và Tài chính - Ngân hàng.
Hiện, Dũng là giáo viên dạy tiếng Anh ở TP HCM. Chàng trai 31 tuổi thi đạt 8.0 IELTS, trong đó kỹ năng Đọc đạt 9, Nghe 8.5 ở lần thi hôm 10/8. Còn với chứng chỉ TOEIC, Dũng đạt điểm tối đa - 990.
Dũng hiện dạy tiếng Anh tại TP HCM. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Dũng kể bị điếc một bên tai, di chứng của căn bệnh viêm màng não lúc chưa đầy một tuổi. Mãi tới năm 9 tuổi, gia đình mới phát hiện con không nghe được nhưng lúc đó đã quá muộn để can thiệp. Theo kết quả soi tai mũi họng của Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016, anh Dũng bị điếc nặng tai trái.
Dù vậy, Dũng nỗ lực học và đỗ vào trường THPT chuyên Thái Bình. Ngưỡng mộ các anh chị khóa trên thi đỗ Ngoại thương nên năm 2010, anh cũng đăng ký thi vào ngôi trường này. Dũng sau đó trúng tuyển ngành Kinh tế, chuyên ngành Thương mại quốc tế của trường.
Vào học, anh được gặp nhiều thấy cô trẻ, chuyên môn giỏi của khoa Tài chính Ngân hàng dạy các môn chung. Được truyền cảm hứng và chia sẻ cơ hội nghề nghiệp, Dũng hứng thú, quyết định đăng ký ngành hai là Tài chính quốc tế ở cuối kỳ một năm thứ nhất.
Nhưng gần hai năm đầu, Dũng bị "khớp" giữa bạn bè học giỏi, nói tiếng Anh trôi chảy.
"Như vịt nghe sấm, nhất là các môn tiếng Anh. Một bên tai của tôi không nghe thấy gì nên đi học khổ lắm", anh Dũng nhớ lại, cho biết hết năm thứ nhất chỉ đạt điểm trung bình học tập (GPA) 2.64/4.
Lo không theo kịp chương trình, anh tính học thêm khóa tiếng Anh ở trung tâm với học phí hơn 20 buổi là 1,6 triệu đồng, gần bằng tiền ăn một tháng gia đình chu cấp. Nhưng học một khóa chưa thể cải thiện ngay trình độ, trong khi kinh tế gia đình trông chờ vào quán nước nhỏ của mẹ và những cuốc xe ôm của bố. Anh Dũng nhận làm gia sư Toán, Lý, Hóa cho con của chủ nhà trọ và dần dần không phải xin tiền mẹ hàng tháng.
Mong muốn được học tiếng Anh nhiều, chuyên sâu nhưng học phí phải rẻ, Dũng sau đó ôn thi và đỗ ngành Ngôn ngữ Anh của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, hồi tháng 6/2012.
Năm 2014, sau khi hoàn thành chuyên ngành Kinh tế đầu tiên ở Ngoại thương, anh chọn học thêm ngành Luật. Anh Dũng giải thích học nhiều ngành vì mong muốn nổi bật trước những người khác, nhất là trong môi trường cạnh tranh của trường. Ngoài ra, khi đó, anh xác định Tài chính là nghề chính, ba bằng còn lại là phụ trợ. Muốn trở thành nhân viên tài chính giỏi, anh không chỉ cần thông thạo tiếng Anh mà còn phải hiểu biết pháp luật.
"Tôi học nhiều nhưng có định hướng. Học vì ham học để phát triển năng lực bản thân chứ không phải học để thể hiện có nhiều bằng", anh Dũng chia sẻ.
Dũng trong một bài giảng tiếng Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Dũng cho hay có giai đoạn, anh đăng ký 16 môn, 44-48 tín chỉ/kỳ, ở cả ba ngành. Trùng lịch học và lịch thi diễn ra thường xuyên.
"Áp lực thi cử làm tôi phát điên, tính bỏ trường Ngoại ngữ. Nhưng nhớ đến ngày xưa mẹ khát khao học tiếng Nga mà không có điều kiện, tôi lại quyết tâm học thay phần của mẹ", anh Dũng cho hay. Thời gian biểu của Dũng luôn bắt đầu từ 6h đến 2h hôm sau trong suốt 7 năm.
Để nghe được bài giảng, anh luôn phải đến lớp sớm, ngồi bàn đầu và ghi âm rồi tối nghe lại. Theo anh Dũng, từ nhỏ anh không phải đeo máy trợ thính nên có thể đoán được các cuộc nói chuyện bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, với môn tiếng Anh, vì nghe không chuẩn nên anh khó phát âm đúng.
Để rèn hai kỹ năng này, anh áp dụng phương pháp Shadowing (nhại) và luôn nghe ba lần. Lần đầu nghe với tai nghe cho đến khi thuộc kịch bản, lần hai nghe loa ngoài và lần ba bật từng câu rồi nhắc lại cho đến khi phát âm giống trong băng.
"Cách này rất mất thời gian song hiệu quả. Điếc là một bất lợi nhưng trong hoàn cảnh của tôi hóa ra lại cho tôi tính kiên trì trong việc học", anh Dũng nói.
Năm 2017, học xong bốn bằng, Dũng vào Sài Gòn làm cho một công ty tài chính nhưng buổi tối vẫn dạy tiếng Anh ở trung tâm. Sau hai năm, anh quyết định toàn tâm với công việc giảng dạy vì muốn truyền cảm hứng học tập và giúp đỡ các học sinh khó khăn không có tiền đi học thêm phần nào.
Không trực tiếp dạy Dũng tại Đại học Ngoại thương nhưng TS Đặng Thị Minh Ngọc, giảng viên chính kiêm chuyên viên phòng Thanh tra - Pháp chế, có hơn chục năm tiếp xúc, trao đổi chuyên môn về Luật với sinh viên này. Theo TS Ngọc, Dũng luôn có ý thức vươn lên, nâng cao trình độ.
"Dũng rất thông minh, lễ phép và cầu tiến. Bạn ấy muốn phát triển sự nghiệp riêng để giúp đỡ được nhiều người. Nghị lực của Dũng khiến tôi nể phục", TS Ngọc nói.
Một lớp học TOEIC của Dũng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bà Bùi Thị Thanh Thúy, mẹ Dũng, tự hào trước thành quả của con trai, cho biết không chỉ học giỏi, Dũng còn ngoan và thương bố mẹ. Từ nhỏ, cậu xác định để thay đổi số phận, không có con đường nào khác ngoài học hành.
Dũng cũng hạnh phúc khi nhìn lại hành trình đã qua.
"Những áp lực trong năm tháng học bốn bằng chưa từng lặp lại trong cuộc đời tôi một lần nào. Điều đó chứng tỏ sự cố gắng đã cho tôi sức mạnh tinh thần lớn. Đấy là điều tôi tự hào nhất", anh Dũng nói, cho biết sẽ tiếp tục học để giúp đỡ được gia đình và sinh viên nghèo.