Từ Minh Quân
Well-known member
Liên minh châu Âu có thể ban hành lệnh cấm bắt buộc đối với thiết bị có rủi ro bảo mật với mạng 5G, trong đó có Huawei.
Theo FT, Thierry Breton, Ủy viên thị trường nội bộ Liên minh châu Âu (EU), đã nói với các bộ trưởng viễn thông của khối trong cuộc họp tại trụ sở ở Brussels cuối tuần trước rằng hiện mới chỉ có một phần ba nước thuộc liên minh cấm các công ty Trung Quốc như Huawei tham gia xây dựng hệ thống viễn thông 5G. Ông cho rằng con số này quá ít, bất chấp khuyến nghị của khối trong việc loại trừ những nhà cung cấp rủi ro cao khỏi hạ tầng quan trọng.
"Điều này đang phơi bày về vấn đề an toàn của khối", ông Breton nói.
Khuyến nghị loại nhà cung cấp viễn thông rủi ro đã được trình lên EU năm 2020 và được các quốc gia thành viên nhất trí khi đó. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, thay vì chỉ khuyến nghị, EU có thể sẽ đưa ra một lệnh cấm bắt buộc đối với các công ty được đánh giá là có rủi ro bảo mật, như Huawei, nếu các quốc gia thành viên đồng ý.
Một kỹ sư viễn thông đang kiểm tra hệ thống 5G tại Berlin (Đức). Ảnh: Bloomberg
Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan chịu trách nhiệm đề nghị và thi hành các quyết định của EU, từ chối bình luận. Cơ quan này dự kiến họp vào tuần tới và một trong các nội dung là báo cáo tiến độ thực hiện khuyến nghị trên toàn khối.
Breton cũng cảnh báo các nước thành viên "cần hành động khẩn cấp để tránh tạo ra những lỗ hổng lớn khó đảo ngược". Ông nói giống như năng lượng, lĩnh vực 5G cũng cần được chú trọng. "Không thể phụ thuộc vào những thứ có tiềm năng trở thành vũ khí chống lại chính chúng ta trong tương lai", ông cho hay.
Theo giới quan sát, lệnh cấm khó được thông qua trước nhiệm kỳ 5 năm hiện tại của EC, dự kiến kết thúc vào 2024, do cần thời gian để nhận được sự ủng hộ của các quốc gia thành viên.
"Đánh giá rủi ro nhưng không tuân thủ tiêu chuẩn công nghệ, hoặc loại trừ nhà cung cấp cụ thể khỏi hệ thống mà không có đánh giá phù hợp là vi phạm nguyên tắc công bằng, đồng thời đi ngược luật pháp và quy định EU", đại diện Huawei phản hồi. "Đến nay, chưa tòa án nào kết luận Huawei tham gia vào hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, hoặc yêu cầu Huawei bồi thường thiệt hại cho hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ".
Hiện Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Estonia, Latvia và Litva là các quốc gia châu Âu đã cấm thiết bị viễn thông 5G của Huawei. Trong khi đó, Đức đang xem xét ngừng sử dụng các thành phần do công ty Trung Quốc cung cấp trong cơ sở hạ tầng 5G.
Theo FT, Thierry Breton, Ủy viên thị trường nội bộ Liên minh châu Âu (EU), đã nói với các bộ trưởng viễn thông của khối trong cuộc họp tại trụ sở ở Brussels cuối tuần trước rằng hiện mới chỉ có một phần ba nước thuộc liên minh cấm các công ty Trung Quốc như Huawei tham gia xây dựng hệ thống viễn thông 5G. Ông cho rằng con số này quá ít, bất chấp khuyến nghị của khối trong việc loại trừ những nhà cung cấp rủi ro cao khỏi hạ tầng quan trọng.
"Điều này đang phơi bày về vấn đề an toàn của khối", ông Breton nói.
Khuyến nghị loại nhà cung cấp viễn thông rủi ro đã được trình lên EU năm 2020 và được các quốc gia thành viên nhất trí khi đó. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, thay vì chỉ khuyến nghị, EU có thể sẽ đưa ra một lệnh cấm bắt buộc đối với các công ty được đánh giá là có rủi ro bảo mật, như Huawei, nếu các quốc gia thành viên đồng ý.
Một kỹ sư viễn thông đang kiểm tra hệ thống 5G tại Berlin (Đức). Ảnh: Bloomberg
Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan chịu trách nhiệm đề nghị và thi hành các quyết định của EU, từ chối bình luận. Cơ quan này dự kiến họp vào tuần tới và một trong các nội dung là báo cáo tiến độ thực hiện khuyến nghị trên toàn khối.
Breton cũng cảnh báo các nước thành viên "cần hành động khẩn cấp để tránh tạo ra những lỗ hổng lớn khó đảo ngược". Ông nói giống như năng lượng, lĩnh vực 5G cũng cần được chú trọng. "Không thể phụ thuộc vào những thứ có tiềm năng trở thành vũ khí chống lại chính chúng ta trong tương lai", ông cho hay.
Theo giới quan sát, lệnh cấm khó được thông qua trước nhiệm kỳ 5 năm hiện tại của EC, dự kiến kết thúc vào 2024, do cần thời gian để nhận được sự ủng hộ của các quốc gia thành viên.
"Đánh giá rủi ro nhưng không tuân thủ tiêu chuẩn công nghệ, hoặc loại trừ nhà cung cấp cụ thể khỏi hệ thống mà không có đánh giá phù hợp là vi phạm nguyên tắc công bằng, đồng thời đi ngược luật pháp và quy định EU", đại diện Huawei phản hồi. "Đến nay, chưa tòa án nào kết luận Huawei tham gia vào hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, hoặc yêu cầu Huawei bồi thường thiệt hại cho hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ".
Hiện Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Estonia, Latvia và Litva là các quốc gia châu Âu đã cấm thiết bị viễn thông 5G của Huawei. Trong khi đó, Đức đang xem xét ngừng sử dụng các thành phần do công ty Trung Quốc cung cấp trong cơ sở hạ tầng 5G.