Thảo Vân
Well-known member
Chỉ số ROI là một cách để đánh giá hiệu quả đầu tư, điều này rất cần thiết nếu như bạn muốn đầu tư hay kinh doanh vào bất kỳ lĩnh vực nào. Chỉ số này sẽ cho bạn biết được rằng mình thu được bao nhiêu lợi nhuận từ khoản đầu tư. Một trong những chỉ số phổ biến nhất giúp doanh nghiệp có thể xác định được liệu các chi phí mình bỏ ra vào một chiến dịch hay dự án nào đó có hiệu quả không thì chính là chỉ số ROI.
1. Chỉ số ROI là gì?
ROI là chỉ số giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng đo lường hiệu suất từ khoản đầu tư
ROI (viết tắt của từ Return On Investment) có nghĩa là tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư hay còn được biết là tỷ lệ lợi nhuận. Đây là chỉ số giúp doanh nghiệp đo lường hiệu suất hay lợi nhuận thu được từ một khoản đầu tư ban đầu.
ROI là một thuật ngữ quan trọng trong Marketing. ROI Marketing chính là thước đo lợi nhuận và hiệu suất của các chiến dịch tiếp thị.
Bằng cách tính các chỉ số ROI Marketing, bạn sẽ đo lường được mức độ đóng góp của các chiến dịch tiếp thị vào tăng trưởng doanh thu tổng thể. Thông thường, ROI sẽ được dùng để làm cơ sở phân bổ ngân sách chi tiêu cho các ý tưởng tiếp thị và chiến dịch hiện tại hoặc ở tương lai.
2. Cách tính ROI trong Marketing
Trong Marketing, chỉ số ROI sẽ được tính theo công thức:
ROI Marketing = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư = (Tổng doanh thu – Chi phí Marketing) / Chi phí Marketing
Các nhà tiếp thị cũng có thể tính ROI thông qua các giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value). Công thức này sẽ giúp đánh giá được ROI dài hạn trong suốt vòng đời khách hàng:
CLV = (Tỷ lệ giữ chân) : (1 + Tỷ lệ chiết khấu : Tỷ lệ duy trì)
Ví dụ như chi phí ban đầu doanh nghiệp phải bỏ ra cho chiến dịch Marketing A là 50 triệu đồng. Sau khi đã kết thúc chiến dịch, đo lường doanh thu có được từ chiến dịch là 250 triệu đồng thì ta có thể tính được ROI cho chiến dịch này là 400%.
3. Chỉ số ROI bao nhiêu là tốt?
Chỉ số ROI 2:1 thể hiện doanh nghiệp chỉ đủ để hoàn vốn và chưa sinh ra lời
ROI có mục đích đánh giá mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí ban đầu mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Nếu như ROI tăng trưởng ngày càng nhanh thì doanh nghiệp bạn sẽ thu hồi vốn càng nhanh hơn.
Chỉ số ROI 2:1 không giúp bạn sinh lời vì chi phí sản xuất đã chiến đến 50% giá bán của sản phẩm. Điều này có nghĩa doanh nghiệp chỉ đủ để hoàn vốn và chưa thực sự sinh ra lợi nhuận.
Những công ty có giá vốn sản phẩm chiếm tỷ trọng thấp hơn 50% giá bán của sản phẩm, họ sẽ không cần phải đẩy mạnh hoạt động Marketing để kích thích lượng mua cao hơn. Nếu thuộc trường hợp này, chắc chắn ROI sẽ rất thấp.
Trường hợp công ty có giá vốn bán hàng chiếm tỷ trọng cao hơn 50% giá bán sản phẩm thì cần phải nỗ lực Marketing nhiều hơn. Việc này giúp bù đắp lại cho chi phí sản xuất hàng hóa cao.
Như vậy, ROI lý tưởng nhất cho các doanh nghiệp sẽ rơi vào khoảng 5:1. Chỉ số ROI cao hay thấp hơn 5:1 sẽ phụ thuộc nhiều vào chi phí sản xuất hàng hóa thuần của doanh nghiệp.
Không có một mức cố định nào để đánh giá ROI là tốt nhất, nếu chỉ số này dương thì bạn sẽ xác định được hoạt động đầu tư sinh lời có đạt hiệu quả không. ROI càng cao, bạn sẽ càng nhận được nhiều lợi nhuận và ngược lại.
4. Cải thiện chỉ số ROI bằng Customer Lifetime Value (CLV)
Tìm cách giữ chân khách hàng trung thành sẽ giúp chỉ số ROI của bạn tăng trưởng
Giá trị trọn đời của khách hàng sẽ liên quan đến việc doanh nghiệp bạn có những khách hàng dùng dịch vụ của mình trong thời gian dài hay trọn đời.
Có rất nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc lôi kéo khách hàng mới, những người mà chỉ vừa biết và đang làm quen với sản phẩm của doanh nghiệp trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng trung thành luôn đóng vai trò lớn và quan trọng hơn rất nhiều trong tổng thể tỷ trọng số lượng khách hàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ.
Việc tính toán doanh thu, chi phí và đo lường các hiệu quả của hoạt động Marketing không phải là điều đơn giản. Để tối ưu được chỉ số ROI, bạn có thể sử dụng một số công cụ bổ trợ khác.
Chỉ số ROI được ứng dụng vào rất nhiều khía cạnh và hoạt động khác của việc kinh doanh. Cụ thể nhất là trong các hoạt động Marketing bởi đây là lĩnh vực quan tâm đến phân tích số và đo lường nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ tính toán và đo lường ROI để tìm ra chiến lược Marketing đúng đắn nhất cho doanh nghiệp mình.
1. Chỉ số ROI là gì?
ROI là chỉ số giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng đo lường hiệu suất từ khoản đầu tư
ROI (viết tắt của từ Return On Investment) có nghĩa là tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư hay còn được biết là tỷ lệ lợi nhuận. Đây là chỉ số giúp doanh nghiệp đo lường hiệu suất hay lợi nhuận thu được từ một khoản đầu tư ban đầu.
ROI là một thuật ngữ quan trọng trong Marketing. ROI Marketing chính là thước đo lợi nhuận và hiệu suất của các chiến dịch tiếp thị.
Bằng cách tính các chỉ số ROI Marketing, bạn sẽ đo lường được mức độ đóng góp của các chiến dịch tiếp thị vào tăng trưởng doanh thu tổng thể. Thông thường, ROI sẽ được dùng để làm cơ sở phân bổ ngân sách chi tiêu cho các ý tưởng tiếp thị và chiến dịch hiện tại hoặc ở tương lai.
2. Cách tính ROI trong Marketing
Trong Marketing, chỉ số ROI sẽ được tính theo công thức:
ROI Marketing = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư = (Tổng doanh thu – Chi phí Marketing) / Chi phí Marketing
Các nhà tiếp thị cũng có thể tính ROI thông qua các giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value). Công thức này sẽ giúp đánh giá được ROI dài hạn trong suốt vòng đời khách hàng:
CLV = (Tỷ lệ giữ chân) : (1 + Tỷ lệ chiết khấu : Tỷ lệ duy trì)
Ví dụ như chi phí ban đầu doanh nghiệp phải bỏ ra cho chiến dịch Marketing A là 50 triệu đồng. Sau khi đã kết thúc chiến dịch, đo lường doanh thu có được từ chiến dịch là 250 triệu đồng thì ta có thể tính được ROI cho chiến dịch này là 400%.
3. Chỉ số ROI bao nhiêu là tốt?
Chỉ số ROI 2:1 thể hiện doanh nghiệp chỉ đủ để hoàn vốn và chưa sinh ra lời
ROI có mục đích đánh giá mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí ban đầu mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Nếu như ROI tăng trưởng ngày càng nhanh thì doanh nghiệp bạn sẽ thu hồi vốn càng nhanh hơn.
Chỉ số ROI 2:1 không giúp bạn sinh lời vì chi phí sản xuất đã chiến đến 50% giá bán của sản phẩm. Điều này có nghĩa doanh nghiệp chỉ đủ để hoàn vốn và chưa thực sự sinh ra lợi nhuận.
Những công ty có giá vốn sản phẩm chiếm tỷ trọng thấp hơn 50% giá bán của sản phẩm, họ sẽ không cần phải đẩy mạnh hoạt động Marketing để kích thích lượng mua cao hơn. Nếu thuộc trường hợp này, chắc chắn ROI sẽ rất thấp.
Trường hợp công ty có giá vốn bán hàng chiếm tỷ trọng cao hơn 50% giá bán sản phẩm thì cần phải nỗ lực Marketing nhiều hơn. Việc này giúp bù đắp lại cho chi phí sản xuất hàng hóa cao.
Như vậy, ROI lý tưởng nhất cho các doanh nghiệp sẽ rơi vào khoảng 5:1. Chỉ số ROI cao hay thấp hơn 5:1 sẽ phụ thuộc nhiều vào chi phí sản xuất hàng hóa thuần của doanh nghiệp.
Không có một mức cố định nào để đánh giá ROI là tốt nhất, nếu chỉ số này dương thì bạn sẽ xác định được hoạt động đầu tư sinh lời có đạt hiệu quả không. ROI càng cao, bạn sẽ càng nhận được nhiều lợi nhuận và ngược lại.
4. Cải thiện chỉ số ROI bằng Customer Lifetime Value (CLV)
Tìm cách giữ chân khách hàng trung thành sẽ giúp chỉ số ROI của bạn tăng trưởng
Giá trị trọn đời của khách hàng sẽ liên quan đến việc doanh nghiệp bạn có những khách hàng dùng dịch vụ của mình trong thời gian dài hay trọn đời.
Có rất nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc lôi kéo khách hàng mới, những người mà chỉ vừa biết và đang làm quen với sản phẩm của doanh nghiệp trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng trung thành luôn đóng vai trò lớn và quan trọng hơn rất nhiều trong tổng thể tỷ trọng số lượng khách hàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ.
Việc tính toán doanh thu, chi phí và đo lường các hiệu quả của hoạt động Marketing không phải là điều đơn giản. Để tối ưu được chỉ số ROI, bạn có thể sử dụng một số công cụ bổ trợ khác.
Chỉ số ROI được ứng dụng vào rất nhiều khía cạnh và hoạt động khác của việc kinh doanh. Cụ thể nhất là trong các hoạt động Marketing bởi đây là lĩnh vực quan tâm đến phân tích số và đo lường nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ tính toán và đo lường ROI để tìm ra chiến lược Marketing đúng đắn nhất cho doanh nghiệp mình.