Liễu Văn Tấn
Well-known member
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với lượng kiến thức ngày một gia tăng. Để đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi người cần phải tìm cho mình phương pháp học tập phù hợp. Là một sinh viên năm nhất bước vào cánh cửa Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, sau quá trình học tập học kì vừa qua, tôi xin bày tỏ, chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình. Như các bạn đã biết học tập không phải là chuyện đơn giản, dễ dàng một sớm một chiều mà đó là cả một quá trình tiếp thu kiến thức lâu dài và liên tục. Danh ngôn có câu “ Nhân tài chỉ 1% là trí thông minh còn 99% là sức lao động”. Vì vậy chúng ta cần tích cực, chủ động học tập.
Hiện nay đa phần sinh viên đều học tập một cách thụ động, một chiều thiếu tư duy sáng tạo, hầu như các bạn chưa làm chủ được việc học của mình, chưa có phương pháp học tập hợp lí. Vì vậy chúng ta cần có những giải pháp khắc phục góp phần giúp các bạn có cái nhìn mới mẻ hơn về phương pháp học.
Cần xác định rõ mục đích học tập của mình là gì? Từ đó lập ra một thời gian biểu hợp lí, để có thể đưa ra những mục tiêu chính xác thì tôi thường dựa vào khả năng học tập của mình, đồng thời tham khảo ý kiến của những anh chị khóa trên về những môn học đó. Đặt mục tiêu cần phải có các đặc điểm sau: Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Achievable (có thể đạt được),Realistic (thực tế), Timely ( có thời gian rõ ràng),... và chia mục tiêu thành những giai đoạn nhỏ và từng mốc thời gian để thực hiện được dễ dàng. Học không phải đơn thuần là lấy điểm mà điều quan trọng là bạn đã nắm được những gì và vận dụng ra sao.
Thời gian biểu của sinh viên
Trước những giờ lên lớp tôi thường đọc qua những nội dung mà mình sẽ học, chuẩn bị những câu hỏi có liên quan đến bài học mà mình chưa hiểu kĩ để trao đổi cụ thể với giảng viên. Vào những giờ học lí thuyết tích cực trao đổi, tham gia xây dựng bài để hiểu sâu hơn về chuyên môn. Với mỗi một tiết lí thuyết thì tôi thường giành đến 2 tiết tự học ở nhà. Đây là thời gian rất quan trọng với sinh viên học tín chỉ. Tự học, tự tìm tòi, tự đọc sách sẽ giúp bạn đạt được mục đích học tập cụ thể. Theo thống kê, trung bình một người Việt đọc 4 cuốn sách/ năm: 2,8 sách giáo khoa và 1,2 sách khác (báo cáo tạp vụ thư viện, bộ văn hóa, bộ thể thao), năm 2015 tỷ lệ người Việt không đọc sách chiếm 26%, thỉnh thoảng đọc sách chiếm 44% dân số. Trong khi đó người Singapore đọc đến 14 cuốn sách/năm, người Nhật 20 cuốn/năm. Đó là trong những nguyên nhân khiến họ trở nên thông minh, năn động, sáng tạo. Hãy nhớ rằng sách có khả năng biến bạn thành một người hiểu biết, mở rộng tầm tri thức của bạn. Nói như Albert Einstein:” trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức, vì tri thúc có hạn, trong khi trí tưởng tượng ôm cả thế giới.”Đọc sách để trau dồi kiến thức, hiểu sâu hơn về chuyên môn, có thể trên lớp giảng viên chưa đề cập đến vấn đề đó Sau khi đọc sách tôi thường tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời lại theo mức độ từ dễ đến khó. Đánh dấu lại những câu hỏi để trao đổi với giảng viên. Trên lớp cần tập trung nghe giảng và nên nhớ một điều quan trọng rằng: đừng nên ngắt lời thầy cô khi thầy cô đang giảng bài vì điều này sẽ làm cho thầy cô cảm thấy bực mình. Đưa ra câu hỏi trước khi thầy cô chuyển sang vấn đề khác.
Việc tự học sẽ tạo cho bạn một thói quen tự lập, tự tìm hiểu thông tin. Sinh viên tự học phải vận dụng kiến thức cùng với thông tin tìm kiếm được để giải quyết vấn đề. Điều đó sẽ giúp bản thân nhớ lâu hơn về kiến thức cũng như vấn đề tự tìm hiểu, điều đó sẽ giúp sinh viên linh động trong thời gian học phù hợp với bản thân. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên nhiều nguồn như phòng đọc mở ở thư viện trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (gồm sách chuyên ngành công nghệ may, công nghệ sợi dệt, mar, cơ khí, kinh tế, các môn tư tưởng,....), thư viện số ( gồm tài liệu từ nhiều nguồn từ chuyên môn đến kĩ năng sống và sách nói, tài liệu tiếng anh nghe đọc,...),tài liệu thư viện số có thể dùng được cả khi ở nhà hoặc khi đi xe buýt. Ngoài ra bạn có thể tra cứu tài liệu trên internet ở phòng đọc điện tử vì ở đây luôn có internet tốc độ cao, không gian học tập nghiêm túc, yên tĩnh dưới sự quản lí và giúp đỡ của cán bộ phụ trách thư viện.
Sinh viên tự học ở thư viện Sinh viên học tại thư viện điện tử
Tuy nhiên việc học một mình cũng có một số hạn chế như: mất nhiều thời gian, không có người kiểm tra lại kiến thức mà bạn tìm hiểu là đúng hay sai, tự học một mình chỉ hiệu quả ở những kiến thức cơ bản, đến những phần kiến thức nâng cao không có người hỗ trợ bạn sẽ gặp khó khăn. Chính vì vậy tôi thường học nhóm cùng các bạn: tôi thường học chung cùng các bạn khác lớp nhưng cùng khóa để trao đổi kinh nghiệm học tập với nhau. Ngoài ra tôi thường học chung với một bạn học tốt để kiểm tra kiến thức cho nhau, tôi cùng các bạn trong lớp tổ chức các buổi học nhóm chung ngoài giờ lên lớp. Cần thống nhất nội dung học tập trước khi học nhóm, phân công chuẩn bị tài liệu cho từng thành viên, không online, sử dụng fb, zalo khi học nhóm, internet chỉ phục vụ một việc duy nhất là tìm tài liệu và tra cứu thông tin. Các thành viên trong nhóm lần lượt trình bày thông tin, cùng đưa ra quan điểm, ý kiến bổ sung cho nhau, đánh dấu lại vấn đề cần trao đổi với giảng viên. Phương pháp học nhóm giúp bạn bổ sung kiến thức cho nhau, nắm sâu hơn về chuyên môn. Về thực tế giúp sinh viên sớm làm quen với việc tập thể, biết cách phản biện lại vấn đề, đưa ra ý kiến cái tôi cá nhân, biết cách phân công công việc hợp lí phù hợp với từng thành viên
Sinh viên tổ chức học nhóm
Sau khi học xong cần lập lại một sơ đồ tư duy, việc này không quá khó khăn đối với các bạn, nó đơn giản chỉ là hệ thống hóa kiến thức, trình bày lại theo một mối tương quan logic. Việc này sẽ giúp bạn hình dung lại kiến thức một cách rõ ràng. Với những môn chuyên ngành như công nghệ may, cơ khí trước khi học bạn cần phải tự làm mô hình để hình dung dễ dàng. Với những môn như nguyên lí mác, tư tưởng, toán ứng dụng, xác xuất thống kê,... chúng ta đã được học qua ở những năm THPT chỉ khác là lên đại học thì được nâng cao hơn mà thôi. Không nên xem chúng là những cơn ác mộng của thời sinh viên và cũng không lên coi chúng là những môn phụ vì nó chính là những viên gạch đầu tiên để tạo ra một nền móng vững chắc. Cần tạo đam mê cho tất cả các môn học để tạo ra cho mình sự yêu thích, gắn bó đam mê thì khi đó chúng ta mới có thể học tập một cách tốt nhất và đem lại hiệu quả cao.
Bài tập làm mô hình của sinh viên khoa công nghệ may
Sơ đồ tư duy môn Pháp Luật
Ngoài ra bạn cần tạo cho mình thói quen học tập, thức dậy sớm và giữ gìn sức khỏe. Ví dụ bạn có thể đặt ra mục tiêu học 100 từ vựng tiếng anh trong 10 ngày, vậy thì bạn phải hoàn thành nó trong giới hạn thời gian đó. Thức dậy sớm, thức dậy sớm sẽ giúp bạn làm được nhiều việc như học thuộc, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tập thể dục, ăn sáng. Dậy sớm sẽ giúp bạn thỏai mái, thư giãn. Việc giữ gìn sức khỏe sẽ giúp bạn luôn duy trì được công việc học tập dễ dàng, ổn định.
Thông qua các phương pháp học tập kể trên, bản thân tôi cũng đã đạt được một số kết quả tốt trên con đường học tập. Hi vọng qua bài chia sẻ sẽ giúp các bạn học tập một cách hiệu quả và có đam mê hơn.
Hiện nay đa phần sinh viên đều học tập một cách thụ động, một chiều thiếu tư duy sáng tạo, hầu như các bạn chưa làm chủ được việc học của mình, chưa có phương pháp học tập hợp lí. Vì vậy chúng ta cần có những giải pháp khắc phục góp phần giúp các bạn có cái nhìn mới mẻ hơn về phương pháp học.
Cần xác định rõ mục đích học tập của mình là gì? Từ đó lập ra một thời gian biểu hợp lí, để có thể đưa ra những mục tiêu chính xác thì tôi thường dựa vào khả năng học tập của mình, đồng thời tham khảo ý kiến của những anh chị khóa trên về những môn học đó. Đặt mục tiêu cần phải có các đặc điểm sau: Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Achievable (có thể đạt được),Realistic (thực tế), Timely ( có thời gian rõ ràng),... và chia mục tiêu thành những giai đoạn nhỏ và từng mốc thời gian để thực hiện được dễ dàng. Học không phải đơn thuần là lấy điểm mà điều quan trọng là bạn đã nắm được những gì và vận dụng ra sao.
Thời gian biểu của sinh viên
Trước những giờ lên lớp tôi thường đọc qua những nội dung mà mình sẽ học, chuẩn bị những câu hỏi có liên quan đến bài học mà mình chưa hiểu kĩ để trao đổi cụ thể với giảng viên. Vào những giờ học lí thuyết tích cực trao đổi, tham gia xây dựng bài để hiểu sâu hơn về chuyên môn. Với mỗi một tiết lí thuyết thì tôi thường giành đến 2 tiết tự học ở nhà. Đây là thời gian rất quan trọng với sinh viên học tín chỉ. Tự học, tự tìm tòi, tự đọc sách sẽ giúp bạn đạt được mục đích học tập cụ thể. Theo thống kê, trung bình một người Việt đọc 4 cuốn sách/ năm: 2,8 sách giáo khoa và 1,2 sách khác (báo cáo tạp vụ thư viện, bộ văn hóa, bộ thể thao), năm 2015 tỷ lệ người Việt không đọc sách chiếm 26%, thỉnh thoảng đọc sách chiếm 44% dân số. Trong khi đó người Singapore đọc đến 14 cuốn sách/năm, người Nhật 20 cuốn/năm. Đó là trong những nguyên nhân khiến họ trở nên thông minh, năn động, sáng tạo. Hãy nhớ rằng sách có khả năng biến bạn thành một người hiểu biết, mở rộng tầm tri thức của bạn. Nói như Albert Einstein:” trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức, vì tri thúc có hạn, trong khi trí tưởng tượng ôm cả thế giới.”Đọc sách để trau dồi kiến thức, hiểu sâu hơn về chuyên môn, có thể trên lớp giảng viên chưa đề cập đến vấn đề đó Sau khi đọc sách tôi thường tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời lại theo mức độ từ dễ đến khó. Đánh dấu lại những câu hỏi để trao đổi với giảng viên. Trên lớp cần tập trung nghe giảng và nên nhớ một điều quan trọng rằng: đừng nên ngắt lời thầy cô khi thầy cô đang giảng bài vì điều này sẽ làm cho thầy cô cảm thấy bực mình. Đưa ra câu hỏi trước khi thầy cô chuyển sang vấn đề khác.
Việc tự học sẽ tạo cho bạn một thói quen tự lập, tự tìm hiểu thông tin. Sinh viên tự học phải vận dụng kiến thức cùng với thông tin tìm kiếm được để giải quyết vấn đề. Điều đó sẽ giúp bản thân nhớ lâu hơn về kiến thức cũng như vấn đề tự tìm hiểu, điều đó sẽ giúp sinh viên linh động trong thời gian học phù hợp với bản thân. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên nhiều nguồn như phòng đọc mở ở thư viện trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (gồm sách chuyên ngành công nghệ may, công nghệ sợi dệt, mar, cơ khí, kinh tế, các môn tư tưởng,....), thư viện số ( gồm tài liệu từ nhiều nguồn từ chuyên môn đến kĩ năng sống và sách nói, tài liệu tiếng anh nghe đọc,...),tài liệu thư viện số có thể dùng được cả khi ở nhà hoặc khi đi xe buýt. Ngoài ra bạn có thể tra cứu tài liệu trên internet ở phòng đọc điện tử vì ở đây luôn có internet tốc độ cao, không gian học tập nghiêm túc, yên tĩnh dưới sự quản lí và giúp đỡ của cán bộ phụ trách thư viện.
Sinh viên tự học ở thư viện Sinh viên học tại thư viện điện tử
Tuy nhiên việc học một mình cũng có một số hạn chế như: mất nhiều thời gian, không có người kiểm tra lại kiến thức mà bạn tìm hiểu là đúng hay sai, tự học một mình chỉ hiệu quả ở những kiến thức cơ bản, đến những phần kiến thức nâng cao không có người hỗ trợ bạn sẽ gặp khó khăn. Chính vì vậy tôi thường học nhóm cùng các bạn: tôi thường học chung cùng các bạn khác lớp nhưng cùng khóa để trao đổi kinh nghiệm học tập với nhau. Ngoài ra tôi thường học chung với một bạn học tốt để kiểm tra kiến thức cho nhau, tôi cùng các bạn trong lớp tổ chức các buổi học nhóm chung ngoài giờ lên lớp. Cần thống nhất nội dung học tập trước khi học nhóm, phân công chuẩn bị tài liệu cho từng thành viên, không online, sử dụng fb, zalo khi học nhóm, internet chỉ phục vụ một việc duy nhất là tìm tài liệu và tra cứu thông tin. Các thành viên trong nhóm lần lượt trình bày thông tin, cùng đưa ra quan điểm, ý kiến bổ sung cho nhau, đánh dấu lại vấn đề cần trao đổi với giảng viên. Phương pháp học nhóm giúp bạn bổ sung kiến thức cho nhau, nắm sâu hơn về chuyên môn. Về thực tế giúp sinh viên sớm làm quen với việc tập thể, biết cách phản biện lại vấn đề, đưa ra ý kiến cái tôi cá nhân, biết cách phân công công việc hợp lí phù hợp với từng thành viên
Sinh viên tổ chức học nhóm
Sau khi học xong cần lập lại một sơ đồ tư duy, việc này không quá khó khăn đối với các bạn, nó đơn giản chỉ là hệ thống hóa kiến thức, trình bày lại theo một mối tương quan logic. Việc này sẽ giúp bạn hình dung lại kiến thức một cách rõ ràng. Với những môn chuyên ngành như công nghệ may, cơ khí trước khi học bạn cần phải tự làm mô hình để hình dung dễ dàng. Với những môn như nguyên lí mác, tư tưởng, toán ứng dụng, xác xuất thống kê,... chúng ta đã được học qua ở những năm THPT chỉ khác là lên đại học thì được nâng cao hơn mà thôi. Không nên xem chúng là những cơn ác mộng của thời sinh viên và cũng không lên coi chúng là những môn phụ vì nó chính là những viên gạch đầu tiên để tạo ra một nền móng vững chắc. Cần tạo đam mê cho tất cả các môn học để tạo ra cho mình sự yêu thích, gắn bó đam mê thì khi đó chúng ta mới có thể học tập một cách tốt nhất và đem lại hiệu quả cao.
Bài tập làm mô hình của sinh viên khoa công nghệ may
Sơ đồ tư duy môn Pháp Luật
Ngoài ra bạn cần tạo cho mình thói quen học tập, thức dậy sớm và giữ gìn sức khỏe. Ví dụ bạn có thể đặt ra mục tiêu học 100 từ vựng tiếng anh trong 10 ngày, vậy thì bạn phải hoàn thành nó trong giới hạn thời gian đó. Thức dậy sớm, thức dậy sớm sẽ giúp bạn làm được nhiều việc như học thuộc, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tập thể dục, ăn sáng. Dậy sớm sẽ giúp bạn thỏai mái, thư giãn. Việc giữ gìn sức khỏe sẽ giúp bạn luôn duy trì được công việc học tập dễ dàng, ổn định.
Thông qua các phương pháp học tập kể trên, bản thân tôi cũng đã đạt được một số kết quả tốt trên con đường học tập. Hi vọng qua bài chia sẻ sẽ giúp các bạn học tập một cách hiệu quả và có đam mê hơn.