Liễu Văn Tấn
Well-known member
Tìm việc làm là bước đầu tiên trong hành trình xây dựng sự nghiệp và thăng tiến. Những kinh nghiệm tìm việc làm luôn được quan tâm, tìm hiểu. Thực tế, mỗi đối tượng ứng viên khác nhau sẽ cần những kinh nghiệm tìm việc khác nhau.
Kinh nghiệm tìm việc làm được xác định là những cách thức, phương pháp để tìm việc làm phù hợp nhất trong các thời điểm nhất định. Do đó, kinh nghiệm tìm việc cho sinh viên làm thêm sẽ khác với kinh nghiệm tìm kiếm công việc ở các vai trò quản lý. Điều quan trọng bạn cần lưu ý vẫn là lựa chọn kênh tìm việc uy tín, chất lượng để có thể tiếp cận tốt nhất với cơ hội việc làm tốt, lương cao, nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.
1.1. Cơ hội và thách thức của sinh viên khi đi tìm việc
Trước khi đi vào tìm hiểu kinh nghiệm tìm việc làm cho sinh viên, chúng ta cần lưu ý rằng vì đang đi học nên các bạn sinh viên hầu hết là tìm việc làm part-time (trừ những kỳ nghỉ hè dài có thể làm full-time). Đặc điểm nhóm ứng viên này là:
Các kinh nghiệm tìm việc làm cho sinh viên chỉ ra rằng, bạn nên tìm việc qua các kênh sau đây sẽ hiệu quả nhất:
Làm thế nào để tìm việc làm ở các kênh tuyển dụng uy tín?
1.3. Cách tìm việc làm cho sinh viên
Tạo CV Pro ngay
Kinh nghiệm tìm việc làm được xác định là những cách thức, phương pháp để tìm việc làm phù hợp nhất trong các thời điểm nhất định. Do đó, kinh nghiệm tìm việc cho sinh viên làm thêm sẽ khác với kinh nghiệm tìm kiếm công việc ở các vai trò quản lý. Điều quan trọng bạn cần lưu ý vẫn là lựa chọn kênh tìm việc uy tín, chất lượng để có thể tiếp cận tốt nhất với cơ hội việc làm tốt, lương cao, nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.
1. Kinh nghiệm tìm việc làm cho sinh viênMỤC LỤC:
1. Kinh nghiệm tìm việc làm cho sinh viên
2. Kinh nghiệm tìm việc làm cho ứng viên ít kinh nghiệm
3. Kinh nghiệm tìm việc làm cho ứng viên nhiều kinh nghiệm
4. Kinh nghiệm tìm việc làm cho vị trí Trưởng phòng
5. Kinh nghiệm tìm việc làm cho các vị trí cấp cao
1.1. Cơ hội và thách thức của sinh viên khi đi tìm việc
Trước khi đi vào tìm hiểu kinh nghiệm tìm việc làm cho sinh viên, chúng ta cần lưu ý rằng vì đang đi học nên các bạn sinh viên hầu hết là tìm việc làm part-time (trừ những kỳ nghỉ hè dài có thể làm full-time). Đặc điểm nhóm ứng viên này là:
- Năng động, có sức trẻ, có thể làm việc theo ca kíp, linh hoạt và chăm chỉ.
- Gần như chỉ có thể làm việc part-time, thu nhập không quá cạnh tranh, tìm việc làm phù hợp không dễ do phải sắp xếp thời gian làm việc phù hợp.
1.2. Kênh tìm việc làm cho sinh viênĐọc thêm: Cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường
Các kinh nghiệm tìm việc làm cho sinh viên chỉ ra rằng, bạn nên tìm việc qua các kênh sau đây sẽ hiệu quả nhất:
- Website, nền tảng tuyển dụng: JobOKO, Ybox.vn, Kenhsinhvien.vn,... được đánh giá là những kênh tuyển dụng trực tuyến có nhiều việc làm part-time phù hợp nhất cho sinh viên. Trong đó, JobOKO là nền tảng kết nối nhân sự toàn diện có nhiều đối tác, nhà tuyển dụng uy tín nên tin đăng tuyển đáng tin cậy, nhiều cơ hội thử sức thú vị và có thu nhập khá. Khi tìm kiếm từ khóa "làm thêm", "việc làm part-time" trên Joboko.com, bạn có thể thấy hàng nghìn cơ hội ứng tuyển khắp mọi miền đất nước.
- Mạng xã hội: Các trang mạng xã hội đã và đang tiếp tục là kênh tìm việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Có nhiều group, fanpage tìm việc làm sinh viên, tìm việc cho sinh viên tại Hà Nội (và các tỉnh thành, vùng miền khác nhau). Ưu điểm của hình thức này là nhanh chóng, thuận tiện, dễ theo dõi, tuy nhiên thì việc chọn lọc thông tin việc làm cần chú trọng do khó kiểm chứng.
- Người quen biết: Giảng viên, các anh chị khóa trên, người thân, bạn bè,... có thể là "nguồn việc làm" hữu ích và an toàn nhất cho các bạn sinh viên khi tìm việc. Khi được giới thiệu việc làm thêm, bạn gần như có thể hoàn toàn yên tâm nhận việc và có khi được tiếp cận với các vị trí tạo nền móng cho công việc sau khi ra trường.
Làm thế nào để tìm việc làm ở các kênh tuyển dụng uy tín?
1.3. Cách tìm việc làm cho sinh viên
- Lựa chọn việc làm phù hợp: Có nhiều việc làm sinh viên, phổ biến nhất hiện nay là nhân viên phục vụ part-time, nhân viên bán hàng part-time, gia sư, CTV bán hàng online, CTV dịch thuật, CTV viết content, CTV edit video, thiết kế ảnh, CTV nhập liệu,... Kinh nghiệm tìm việc làm cho sinh viên đầu tiên là bạn cần chọn công việc phù hợp nhất với mình - phù hợp ở đây là điều kiện về thời gian, sức khỏe, đi lại, hình thức làm việc và đặc biệt là nên cân nhắc các công việc sẽ có lợi cho bạn về lâu dài.
- Tạo CV xin việc part-time: Tìm việc làm sinh viên ngày nay cũng sẽ cần có CV xin việc ngắn gọn, đơn giản nhưng đảm bảo thông tin rõ ràng và lịch sự. Lưu ý cho bạn là CV xin việc cho sinh viên, CV xin việc part-time cần được điều chỉnh để không quá cầu kỳ, màu mè hay rối mắt.
Tạo CV Pro ngay
- Chuẩn bị phỏng vấn: Thông thường, phỏng vấn sinh viên làm thêm thì nhà tuyển dụng sẽ không "làm khó" bạn, đa phần các câu hỏi sẽ là câu hỏi chung, chẳng hạn như vì sao bạn chọn công việc này, bạn có kinh nghiệm hay chưa, xác định làm trong bao lâu,... Bạn chỉ cần chuẩn bị lời giới thiệu bản thân, tác phong tự tin, nhanh nhẹn và khéo giao tiếp, ăn mặc gọn gàng.
- Cân nhắc và đàm phán lương, thời gian làm việc phù hợp: Đa phần nhà tuyển dụng sẽ có mức lương tính theo giờ hoặc theo sản phẩm, doanh số, dự án từ trước, bạn chỉ cần hỏi rõ và có thể cân nhắc deal lương cao hơn nếu tự tin. Về thời gian làm việc, bạn nên hỏi rõ về ca kíp, các yêu cầu... để chắc chắn mình đáp ứng được.
- Đảm bảo cân bằng học tập - làm thêm: Sinh viên tìm việc làm thêm chủ yếu là để tích lũy kinh nghiệm, xây dựng mối quan hệ, có thêm thu nhập để trang trải học phí và sinh hoạt. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất của bạn vẫn là học tốt, vì vậy hãy đảm bảo rằng công việc làm thêm không ảnh hưởng tiêu cực tới việc học.
- Tránh bị lừa đảo: Kinh nghiệm tìm việc làm quan trọng nhất cho sinh viên đó là làm sao để nhận ra các "mánh lới" của những nhà tuyển dụng lừa đảo, không đáng tin cậy. Những gì bạn phải chú ý gồm có: Tìm hiểu rõ thông tin nhà tuyển dụng qua nhiều kênh (có thể xin review từ những người có kinh nghiệm); chỉ tìm việc qua kênh uy tín; không nộp bất kỳ khoản phí nào với lý do gì; không gửi thông tin cá nhân như số CCCD, bản photo hộ khẩu có công chứng, thẻ sinh viên,... trước khi đến phỏng vấn và nhận việc.