Chiến lược cao tay của Tim Cook tại Ấn Độ: Bán iPhone giá cao hơn ở Mỹ, điện thoại dưới 7 triệu đồng là điều không thể

Thành An

Well-known member
Apple đang chờ tầng lớp trung lưu Ấn Độ đến với mình thay vì làm điều ngược lại.



Chiến lược cao tay của Tim Cook tại Ấn Độ: Bán iPhone giá cao hơn ở Mỹ, điện thoại dưới 7 triệu đồng là điều không thể - Ảnh 1.

Sau hai quý sụt giảm doanh thu liên tiếp, Apple gửi gắm thông điệp tới các nhà đầu tư: Thị trường mới nổi đã sẵn sàng cất cánh.
Tuyên bố được Giám đốc điều hành Tim Cook đưa ra trong cuộc họp hồi tuần trước, sau khi vị CEO này vui mừng thông báo doanh số bán hàng lập kỷ lục ở nhiều quốc gia. Mexico, Indonesia, Philippines, Ả Rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đều ghi nhận doanh thu hàng quý tích cực. Trong khi đó, Malaysia, Brazil và Ấn Độ có 3 tháng đầu năm tốt nhất từ trước đến nay.
“Ấn Độ có nền văn hóa đẹp và nắm giữ nguồn năng lượng đáng kinh ngạc. Chúng tôi rất hào hứng khi được xây dựng thương hiệu tại đất nước này”, CEO Apple Tim Cook nói.
Không có gì ngạc nhiên khi Cook mở lòng xâm nhập vào các thị trường mới nổi. Gần đây, ông đã tới thăm Ấn Độ - nơi Apple vừa mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên và kỳ vọng tiềm năng đất nước này sẽ tương tự Trung Quốc.
“Apple đang kỳ vọng vào thị trường Ấn Độ, cả về sản xuất lẫn bán lẻ. Chúng tôi tin đây sẽ là nước cờ chiến lược giúp Táo khuyết đạt doanh thu hàng năm 20 tỷ USD vào năm 2025 tại quốc gia tỷ dân”, Dan Ives, nhà phân tích tại Wedbush Securities, cho biết.
Giám đốc tài chính Luca Maestri cho biết sự hồi sinh của iPhone trong quý được thúc đẩy bởi các thị trường mới nổi trên khắp Nam Á, Trung Đông và Mỹ Latinh. Họ giúp doanh số bán thiết bị chạm mốc cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, doanh số tại các thị trường lâu đời hơn của Apple, chẳng hạn như châu Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc lại sụt giảm bất ngờ.
“Các thị trường mới nổi ghi nhận kết quả tích cực và chúng tôi vô cùng tự hào”, Cook nói.
Dẫu vậy, một số chuyên gia phân tích vẫn lo ngại rằng Apple có thể phải chịu cảnh tăng trưởng chậm chạp trong nhiều năm. Đáp lại, Apple khẳng định vẫn còn nhiều dư địa để mở rộng và thêm tệp khách hàng tiềm năng vào nền tảng của mình.

Chiến lược cao tay của Tim Cook tại Ấn Độ: Bán iPhone giá cao hơn ở Mỹ, điện thoại dưới 7 triệu đồng là điều không thể - Ảnh 2.
Thị trường mới nổi 'giải cứu' Apple khỏi sự suy thoái ở Mỹ, Trung Quốc

“Tầng lớp trung lưu Ấn Độ ngày một nhiều và tôi hy vọng Apple có thể thuyết phục một số người trong số họ mua iPhone. Chúng tôi sẽ chờ xem điều đó diễn ra như thế nào. Ấn Độ có thể đang trong thời kỳ bùng phát”, Tim Cook nói.
Nhận xét của vị CEO về tầng lớp trung lưu cho thấy rằng Apple đang chờ Ấn Độ đến với mình thay vì làm điều ngược lại. Điều đó đồng nghĩa với việc công ty không nhất thiết phải sản xuất điện thoại siêu rẻ chỉ để thâm nhập thị trường.
Thực tế, cả 2 cửa hàng mới của Apple tại Ấn Độ đều thuộc phân khúc cửa hàng cao cấp cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ giá trị cao. Thậm chí, giá 1 chiếc iPhone 14 Pro ở Ấn Độ, quy đổi sang đô la, còn cao hơn cả Mỹ.
Bình luận về điều này, nhiều chuyên gia cho rằng Apple nên giảm giá sản phẩm để tăng cường sức hấp dẫn cũng như tốc độ tăng trưởng tại các thị trường mới nổi. Apple tránh né vấn đề này, cho rằng nó có thể gây tổn hại thương hiệu và tỷ suất lợi nhuận.
Dẫu vậy, việc bán các sản phẩm giá rẻ có thể thu hút thêm nhiều khách hàng. Ông Maestri cũng thừa nhận rằng việc thúc đẩy doanh thu dịch vụ là một trong những chiến lược quan trọng tại các thị trường mới.
Apple có thể sẽ không bao giờ ra mắt một chiếc iPhone mới dưới 300 USD (khoảng 7 triệu đồng), song hãng có thể tiếp thị các mẫu SE cũ hơn của mình như một giải pháp thay thế phù hợp với túi tiền. Công ty đã có cơ hội làm điều này khi tung ra phiên bản iPhone SE mới vào năm ngoái.
Vào thời điểm đó, Apple được khuyên giảm giá phiên bản trước xuống còn 199 USD nhưng từ chối. Nếu thực sự nghĩ các thị trường mới nổi là tương lai, có lẽ Apple nên phá lệ một lần với các sản phẩm của mình.
Ấn Độ hiện là một trong những quốc gia Apple thúc đẩy hoạt động tiếp thị. Động lực chủ yếu đến từ việc nước này sở hữu thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới nếu xét về doanh số hàng năm, chiếm gần 12% thị trường toàn cầu.

Chiến lược cao tay của Tim Cook tại Ấn Độ: Bán iPhone giá cao hơn ở Mỹ, điện thoại dưới 7 triệu đồng là điều không thể - Ảnh 3.
Thay vì “đặt hết trứng vào giỏ Trung Quốc”, Apple muốn giảm bớt sự lệ thuộc, đồng thời tiếp cận các thị trường mới.

“Sự gia tăng dân số và cơ hội thuần túy trên khắp Ấn Độ chính là con gà đẻ trứng vàng cho Apple”, Dan Ives, nhà phân tích tại Wedbush Securities, nói. “Thị trường này vốn khó phát triển song giờ đây đang cho thấy những bước tiến của mình”.
Theo CNBC, Ấn Độ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm phức tạp như MacBook. Các sản phẩm nhỏ gọn hơn như đồng hồ thông minh và AirPods cũng sẽ sớm được sản xuất tại Ấn Độ. “Delhi và Mumbai chiếm gần 1/4 thị trường của Apple ở Ấn Độ”, Singh nói, đồng thời cho biết nhiều cửa hàng sẽ có thể được mở vào giữa năm 2024.
“Khi bạn nhìn vào Ấn Độ ngày nay, nó rất giống với Trung Quốc 15 hoặc 20 năm trước”, Angelo Zino, nhà phân tích cấp cao của CFRA Research, nói. “Hiệu ứng của cải tự nhiên theo thời gian sẽ giúp Apple thâm nhập và nhìn ra tiềm năng doanh thu tại Ấn Độ”.
Ngoài Apple, Foxconn cũng đặc biệt lưu tâm Ấn Độ. Đây là một trong những nhà sản xuất phát triển nhanh nhất tại quốc gia này vào cuối năm ngoái và đang tìm cách mở rộng quy mô hoạt động.
Dẫu vậy, theo nhiều chuyên gia, sự phụ thuộc của nhà sản xuất iPhone vào đại lục vẫn sẽ còn kéo dài, cụ thể là trong 1 thập kỷ tới, theo Martin Yang, nhà phân tích cấp cao về công nghệ mới nổi tại Oppenheimer & Co.
“Tất cả những thông tin mà bạn đang nghe về Ấn Độ đều rất tuyệt. Theo quan điểm của chúng tôi, đó là một cơ hội lớn trong thập kỷ tới, tuy nhiên, đừng mong đợi mọi thứ thay đổi chỉ sau một đêm”, ông Angelo Zino, nhà phân tích cấp cao của CFRA Research nói.
 
Bên trên