Hải Vy
Well-known member
Apple Silicon hay Apple M-Series hiện đang là bộ vi xử lý tiêu chuẩn trên các dòng máy Mac hay MacBook đời mới của Apple. Không chỉ mang đến thiết kế chip độc đáo khi sử dụng cấu trúc di động ARM mà Apple M-Series còn gây ấn tượng mạnh nhờ vào hiệu suất đáng kinh ngạc. Trong bài viết này, Phong Vũ sẽ giúp bạn giải mã dòng vi xử lý Apple Silicon đến từ nhà Táo khuyết cũng như những ưu nhược điểm khi sử dụng dòng Apple M-Series nhé!
1. Chip Apple M-Series là gì?
Apple M-Series là dòng vi xử lý do chính các kỹ sư của Apple nghiên cứu và phát triển nhằm trang bị cho các thiết bị Mac cũng như MacBook, iPad của hãng. Được kỳ vọng sẽ thay thế những con chip Intel trên MacBook, Apple M-Series đã vượt ngoài sự kỳ vọng khi không những sở hữu nhiều công nghệ hiện đại hơn mà còn mang đến một hiệu năng đáng nể. Dưới đây là những thông tin đáng chú ý mà bạn cần biết về dòng Apple M-Series này.
1.1 Apple M-Series sử dụng cấu trúc ARM và tiến trình sản xuất từ TSMC
Chip Apple M-Series được xây dựng trên kiến trúc ARM và sử dụng quy trình sản xuất tiên tiến từ TSMC – tập đoàn sản xuất chip bán dẫn hàng đầu thế giới hiện nay. Nhờ sử dụng những công nghệ hiện đại nhất mà dòng Apple M-Series luôn mang lại hiệu năng tốt và hiệu suất tiêu thụ năng lượng cũng được tối ưu.
Hiện các dòng chip Apple M1 Series hay M2 Series đều được sản xuất trên tiến trình 5nm tiên tiến, trong khi đó thì các đối thủ Intel đang sử dụng tiến trình 10nm hay AMD là tiến trình 7nm.
Đặc biệt, những dòng chip này cũng tích hợp nhiều thành phần như bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ xử lý đồ họa (GPU), bộ điều khiển Neural Engine (NPU) và các thành phần khác trên cùng một chip (SoC). Qua đó, chúng ta sẽ có những con chip Apple M1 hay Apple M2 có kích thước vô cùng nhỏ gọn, bên cạnh đó cấu trúc SoC cũng giúp giảm độ trễ khi truyền dẫn dữ liệu, từ đó tăng hiệu quả xử lý cơ học trên chip.
1.2 Các ưu điểm của chip M-series
Sau những hoài nghi của giới công nghệ thì Apple M-Series đã chứng minh một cách mạnh mẽ các ưu điểm tuyệt vời của dòng chip này. Dòng chip M-series luôn nằm ở top đầu trong của bảng xếp hạng hiệu năng của các vi xử lý, bên cạnh đó nó cũng mang về doanh số bán hàng vô cùng tích cực cho tập đoàn.
Apple M-Series không chỉ sở hữu hiệu năng mạnh mẽ, hiệu suất năng lượng tốt mà đó còn là khả năng tương thích với các ứng dụng và dịch vụ của Apple. Nhờ được các kỹ sư của hãng chế tạo nên con chip này cũng tương thích sâu với hệ điều hành macOS, qua đó mà những chiếc máy Mac vốn đã mượt mà nay còn ổn định và mang đến những trải nghiệm sử dụng ưu việt hơn.
Cấu trúc chip SoC trên Apple M-Series
Bên cạnh đó, việc sử dụng chip M-Series cũng mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng MacBook, giúp hãng có sự kiểm soát toàn diện hơn đối với việc phát triển phần cứng và phần mềm trên các sản phẩm của mình.
1.3 Những điều cần lưu ý khi sử dụng chip Apple M-Series
Vi xử lý Apple Silicon sử dụng kiến trúc ARM được biết đến là cấu trúc dành cho các chip di động nên nó hầu như không tương thích với các phần mềm chạy trên nền tảng x86 phổ thông hiện nay. Do đó, Apple đã đưa ra giải pháp là sử dụng phần mềm dịch Rosetta 2 để các máy Mac có thể sử dụng được các phần mềm này, tuy nhiên thì nó cũng khiến cho quá trình khởi chạy cũng như xử lý thông tin bị chậm hơn.
Thế nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì đến nay thì các phần mềm thông dụng cũng đã hỗ trợ tốt hơn cho các con chip Apple M-Series và người dùng cũng có thể chạy trực tiếp các phần mềm này trên MacBook của mình.
Bên cạnh đó, do sản xuất trên nền tảng chip SoC nên các linh kiện RAM, CPU, GPU đều đã được hàn chết trên mainboard, do đó mà người dùng MacBook không thể nâng cấp RAM hay SSD sau khi đã mua máy. Ngoài ra thì việc sửa chữa linh kiện cũng cực kỳ khó khăn, trong nhiều trường hợp thì người dùng phải thay toàn bộ mainboard của thiết bị với chi phí rất cao.
2. Các dòng chip Apple M-Series phổ biến hiện nay
2.1 Apple M1 Series
Vi xử lý Apple M-Series đầu tiên được Apple giới thiệu vào năm 2020 với tên gọi Apple M1 được trang bị trên các dòng MacBook Air M1 và MacBook Pro 13 inch M1, tính đến thời điểm hiện tại thì bộ đôi sản phẩm này vẫn hiện đang nắm giữ doanh số khủng mang đến sự thành công vô cùng vượt bậc cho hãng công nghệ này.
Apple M1 Series với sự bắt đầu của chip M1 được trang bị trên các dòng MacBook Air M1 và MacBook Pro M1 năm 2020 đã ghi dấu ấn mạnh mẽ nhờ vào hiệu năng gấp 3.5 lần so với dòng MacBook chạy chip Intel. Bên cạnh đó, nhờ vào các GPU tích hợp mạnh mẽ nhất thế giới lúc bấy giờ mà M1 cũng có khả năng xử lý các tác vụ đồ họa mượt mà, qua đó mà chúng ta có những chiếc MacBook M1 với sự toàn diện ấn tượng.
Apple M1 Series cũng có các biến thế khác gồm M1 Pro, M1 Max và M1 Ultra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về chip Apple M1 tại:
2.2 Apple M2 Series
Apple M2 Series lần đầu được giới thiệu trên các dòng MacBook Air M2 và MacBook Pro M2 vào đầu năm 2022, hãng cũng vừa cập nhật thêm các biến thể của thế hệ này vào giữa năm nay trong sự kiện WWDC 2023.
Giống như thế hệ chip M1 tiền nhiệm thì Apple M2 Series cũng có tổng cộng 4 dòng chip bao gồm Apple M2, Apple M2 Pro, Apple M2 Max và Apple M2 Ultra. Phong Vũ cũng đã có một bài viết phân tích về dòng M2 Series trên kênh, quý khách hàng có thể tìm hiểu dòng chip M2 nào phù hợp với nhu cầu của mình tại:
2.3 Apple M3
Như vậy dòng Apple M3 sẽ là thế hệ chip Apple Silicon tiếp theo mà Apple mang đến cho người dùng vào năm sau. Theo nhiều thông tin thì Apple M3 sẽ là con chip đầu tiên trên thế giới sử dụng tiến trình 3nm của TSMC, do đó mà đây cũng là con chip nhận được rất nhiều thông tin của giới công nghệ gần đây.
Các dòng MacBook Air và MacBook Pro 13inch dự kiến sẽ là những chiếc máy đầu tiên sở hữu con chip M3 đến từ Apple, nếu như bạn muốn biết thêm về M3 thì chúng tôi cũng đã có một bài viết dự đoán về con chip này tại đây nhé:
3. Cách lựa chọn chip Apple M-Series phù hợp
Với sự đa dạng của các dòng chip và hiệu năng mạnh mẽ mà những vi xử lý Apple Silicon mang đến thì người dùng hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn tốt trong tầm giá.
Chẳng hạn như chiếc MacBook Air M1 2020 được trang bị con chip Apple M1, dù đã có mặt trên thị trường 3 năm tuổi nhưng đây vẫn đang là dòng máy bán chạy hàng đầu của Apple cũng như nhận được sự quan tâm của rất nhiều khách hàng. Không chỉ có một thiết kế mỏng nhẹ cao cấp, cấu hình với chip M1 mang đến khả năng làm việc “pro” khi có thể chỉnh sửa video, thiết kế đồ họa vô cùng ấn tượng cùng với màn hình Retina hiển thị đẹp mắt luôn là lựa chọn tốt nhất trong tầm giá dưới 20 triệu đồng.
Ngoài ra, với những nhu cầu làm việc chuyên nghiệp hơn thì người dùng có thể chọn những phiên bản được trang bị quạt tản nhiệt chủ động và cấu hình chip mạnh mẽ hơn như MacBook Pro 14 inch hoặc MacBook Pro 16 inch.
Diện tích và công nghệ màn hình cũng là một tiêu chí để bạn suy xét đến, hiện nay Apple đã cho ra mắt các dòng MacBook Air 15” với diện tích hiển thị lớn đi kèm trọng lượng nhỏ gọn, chiếc máy này cũng là một phương án cực kỳ tốt cho những yêu thích tính cơ động nhưng muốn có màn hình lớn để làm việc, giải trí.
1. Chip Apple M-Series là gì?
Apple M-Series là dòng vi xử lý do chính các kỹ sư của Apple nghiên cứu và phát triển nhằm trang bị cho các thiết bị Mac cũng như MacBook, iPad của hãng. Được kỳ vọng sẽ thay thế những con chip Intel trên MacBook, Apple M-Series đã vượt ngoài sự kỳ vọng khi không những sở hữu nhiều công nghệ hiện đại hơn mà còn mang đến một hiệu năng đáng nể. Dưới đây là những thông tin đáng chú ý mà bạn cần biết về dòng Apple M-Series này.
1.1 Apple M-Series sử dụng cấu trúc ARM và tiến trình sản xuất từ TSMC
Chip Apple M-Series được xây dựng trên kiến trúc ARM và sử dụng quy trình sản xuất tiên tiến từ TSMC – tập đoàn sản xuất chip bán dẫn hàng đầu thế giới hiện nay. Nhờ sử dụng những công nghệ hiện đại nhất mà dòng Apple M-Series luôn mang lại hiệu năng tốt và hiệu suất tiêu thụ năng lượng cũng được tối ưu.
Hiện các dòng chip Apple M1 Series hay M2 Series đều được sản xuất trên tiến trình 5nm tiên tiến, trong khi đó thì các đối thủ Intel đang sử dụng tiến trình 10nm hay AMD là tiến trình 7nm.
Đặc biệt, những dòng chip này cũng tích hợp nhiều thành phần như bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ xử lý đồ họa (GPU), bộ điều khiển Neural Engine (NPU) và các thành phần khác trên cùng một chip (SoC). Qua đó, chúng ta sẽ có những con chip Apple M1 hay Apple M2 có kích thước vô cùng nhỏ gọn, bên cạnh đó cấu trúc SoC cũng giúp giảm độ trễ khi truyền dẫn dữ liệu, từ đó tăng hiệu quả xử lý cơ học trên chip.
1.2 Các ưu điểm của chip M-series
Sau những hoài nghi của giới công nghệ thì Apple M-Series đã chứng minh một cách mạnh mẽ các ưu điểm tuyệt vời của dòng chip này. Dòng chip M-series luôn nằm ở top đầu trong của bảng xếp hạng hiệu năng của các vi xử lý, bên cạnh đó nó cũng mang về doanh số bán hàng vô cùng tích cực cho tập đoàn.
Apple M-Series không chỉ sở hữu hiệu năng mạnh mẽ, hiệu suất năng lượng tốt mà đó còn là khả năng tương thích với các ứng dụng và dịch vụ của Apple. Nhờ được các kỹ sư của hãng chế tạo nên con chip này cũng tương thích sâu với hệ điều hành macOS, qua đó mà những chiếc máy Mac vốn đã mượt mà nay còn ổn định và mang đến những trải nghiệm sử dụng ưu việt hơn.
Cấu trúc chip SoC trên Apple M-Series
Bên cạnh đó, việc sử dụng chip M-Series cũng mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng MacBook, giúp hãng có sự kiểm soát toàn diện hơn đối với việc phát triển phần cứng và phần mềm trên các sản phẩm của mình.
1.3 Những điều cần lưu ý khi sử dụng chip Apple M-Series
Vi xử lý Apple Silicon sử dụng kiến trúc ARM được biết đến là cấu trúc dành cho các chip di động nên nó hầu như không tương thích với các phần mềm chạy trên nền tảng x86 phổ thông hiện nay. Do đó, Apple đã đưa ra giải pháp là sử dụng phần mềm dịch Rosetta 2 để các máy Mac có thể sử dụng được các phần mềm này, tuy nhiên thì nó cũng khiến cho quá trình khởi chạy cũng như xử lý thông tin bị chậm hơn.
Thế nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì đến nay thì các phần mềm thông dụng cũng đã hỗ trợ tốt hơn cho các con chip Apple M-Series và người dùng cũng có thể chạy trực tiếp các phần mềm này trên MacBook của mình.
Bên cạnh đó, do sản xuất trên nền tảng chip SoC nên các linh kiện RAM, CPU, GPU đều đã được hàn chết trên mainboard, do đó mà người dùng MacBook không thể nâng cấp RAM hay SSD sau khi đã mua máy. Ngoài ra thì việc sửa chữa linh kiện cũng cực kỳ khó khăn, trong nhiều trường hợp thì người dùng phải thay toàn bộ mainboard của thiết bị với chi phí rất cao.
2. Các dòng chip Apple M-Series phổ biến hiện nay
2.1 Apple M1 Series
Vi xử lý Apple M-Series đầu tiên được Apple giới thiệu vào năm 2020 với tên gọi Apple M1 được trang bị trên các dòng MacBook Air M1 và MacBook Pro 13 inch M1, tính đến thời điểm hiện tại thì bộ đôi sản phẩm này vẫn hiện đang nắm giữ doanh số khủng mang đến sự thành công vô cùng vượt bậc cho hãng công nghệ này.
Apple M1 Series với sự bắt đầu của chip M1 được trang bị trên các dòng MacBook Air M1 và MacBook Pro M1 năm 2020 đã ghi dấu ấn mạnh mẽ nhờ vào hiệu năng gấp 3.5 lần so với dòng MacBook chạy chip Intel. Bên cạnh đó, nhờ vào các GPU tích hợp mạnh mẽ nhất thế giới lúc bấy giờ mà M1 cũng có khả năng xử lý các tác vụ đồ họa mượt mà, qua đó mà chúng ta có những chiếc MacBook M1 với sự toàn diện ấn tượng.
Apple M1 Series cũng có các biến thế khác gồm M1 Pro, M1 Max và M1 Ultra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về chip Apple M1 tại:
2.2 Apple M2 Series
Apple M2 Series lần đầu được giới thiệu trên các dòng MacBook Air M2 và MacBook Pro M2 vào đầu năm 2022, hãng cũng vừa cập nhật thêm các biến thể của thế hệ này vào giữa năm nay trong sự kiện WWDC 2023.
Giống như thế hệ chip M1 tiền nhiệm thì Apple M2 Series cũng có tổng cộng 4 dòng chip bao gồm Apple M2, Apple M2 Pro, Apple M2 Max và Apple M2 Ultra. Phong Vũ cũng đã có một bài viết phân tích về dòng M2 Series trên kênh, quý khách hàng có thể tìm hiểu dòng chip M2 nào phù hợp với nhu cầu của mình tại:
2.3 Apple M3
Như vậy dòng Apple M3 sẽ là thế hệ chip Apple Silicon tiếp theo mà Apple mang đến cho người dùng vào năm sau. Theo nhiều thông tin thì Apple M3 sẽ là con chip đầu tiên trên thế giới sử dụng tiến trình 3nm của TSMC, do đó mà đây cũng là con chip nhận được rất nhiều thông tin của giới công nghệ gần đây.
Các dòng MacBook Air và MacBook Pro 13inch dự kiến sẽ là những chiếc máy đầu tiên sở hữu con chip M3 đến từ Apple, nếu như bạn muốn biết thêm về M3 thì chúng tôi cũng đã có một bài viết dự đoán về con chip này tại đây nhé:
3. Cách lựa chọn chip Apple M-Series phù hợp
Với sự đa dạng của các dòng chip và hiệu năng mạnh mẽ mà những vi xử lý Apple Silicon mang đến thì người dùng hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn tốt trong tầm giá.
Chẳng hạn như chiếc MacBook Air M1 2020 được trang bị con chip Apple M1, dù đã có mặt trên thị trường 3 năm tuổi nhưng đây vẫn đang là dòng máy bán chạy hàng đầu của Apple cũng như nhận được sự quan tâm của rất nhiều khách hàng. Không chỉ có một thiết kế mỏng nhẹ cao cấp, cấu hình với chip M1 mang đến khả năng làm việc “pro” khi có thể chỉnh sửa video, thiết kế đồ họa vô cùng ấn tượng cùng với màn hình Retina hiển thị đẹp mắt luôn là lựa chọn tốt nhất trong tầm giá dưới 20 triệu đồng.
Ngoài ra, với những nhu cầu làm việc chuyên nghiệp hơn thì người dùng có thể chọn những phiên bản được trang bị quạt tản nhiệt chủ động và cấu hình chip mạnh mẽ hơn như MacBook Pro 14 inch hoặc MacBook Pro 16 inch.
Diện tích và công nghệ màn hình cũng là một tiêu chí để bạn suy xét đến, hiện nay Apple đã cho ra mắt các dòng MacBook Air 15” với diện tích hiển thị lớn đi kèm trọng lượng nhỏ gọn, chiếc máy này cũng là một phương án cực kỳ tốt cho những yêu thích tính cơ động nhưng muốn có màn hình lớn để làm việc, giải trí.
Theo phongvu.vn