Rào cản từ lệnh cấm của Mỹ khiến những dòng chip cao cấp nhất của Nvidia phải giao dịch âm thầm tại chợ công nghệ lớn nhất Trung Quốc.
Hoa Cường Bắc ở Thâm Quyến là chợ điện tử lớn nhất Trung Quốc. Nơi đây có tòa nhà chọc trời SEG Plaza, 10 tầng đầu luôn chật kín cửa hàng linh kiện điện tử, từ điện thoại, máy ảnh cho đến máy bay không người lái. Trong đó, các mẫu chip cao cấp cũng được bán một cách kín đáo.
"Chợ đen" tại trung tâm công nghệ
Reuters dẫn lời hai dân buôn cho biết chip được bán chui với giá "không hề rẻ". Họ có thể cung cấp một lượng nhỏ Nvidia A100 - mẫu chip chủ lực trong việc huấn luyện các hệ thống AI, với giá 20.000 USD, cao gấp đôi giá thông thường.
Bên ngoài chợ điện tử Hoa Cường Bắc ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 8/6. Ảnh: Reuters
Việc mua bán chip cao cấp không phải hành vi bất hợp pháp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, từ tháng 9/2022, Mỹ yêu cầu Nvidia ngừng xuất khẩu chip A100 và H100 nhằm cản trở sự phát triển siêu máy tính và siêu AI của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng chính trị và thương mại gia tăng.
Trí tuệ nhân tạo bùng nổ sau thành công vang dội của ChatGPT khiến nhu cầu về chip cao cấp tăng vọt, kể cả ở Trung Quốc. Từ đó, một thị trường ngầm đã ra đời nhằm tránh sự giám sát của đôi bên.
Ivan Lau, người đồng sáng lập phòng thí nghiệm Pantheon Hong Kong, đang cố gắng mua từ hai đến bốn mẫu chip A100 để chạy mô hình AI mới nhất của công ty. "Chúng tôi đang thương lượng với hai nhà cung cấp để mua đủ số chip cần thiết", Lau nói.
Có khoảng 10 nhà cung cấp ở Hong Kong và Trung Quốc cho biết họ có thể dễ dàng mua được số lượng nhỏ A100 và bán với giá 20.000 USD mỗi chiếc. Tuy nhiên, sản phẩm không có bảo hành hoặc được hỗ trợ như hàng chính hãng. Nhưng ngay cả như thế cũng không khiến các khách hàng như Lau chùn bước. Điều này chứng minh nhu cầu mua chip mạnh mẽ tại Trung Quốc và các biện pháp trừng phạt của Mỹ dễ dàng bị qua mặt bởi những giao dịch nhỏ.
Chưa có ước tính gần nhất về tổng số lượng chip Nvidia A100 và H100 đổ vào Trung Quốc hay quy mô các giao dịch đang diễn ra.
Nhu cầu chip của Trung Quốc
Khách mua chip ở "chợ đen" thường là nhà phát triển ứng dụng, startup, nhà nghiên cứu hoặc game thủ. Tuy nhiên, họ từ chối tiết lộ danh tính do việc này bị Mỹ cấm. Nvidia nói với Reuters: "Nếu phát hiện bất kỳ hành vi mua bán nào liên quan đến các lệnh cấm, chúng tôi sẽ hành động ngay lập tức". Công ty cho biết vẫn đang cung cấp các sản phẩm thay thế có công suất thấp hơn và tuân thủ luật pháp.
Người phát ngôn của Bộ Thương mại Mỹ cho rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đã có "tác động đáng kể" đến nguồn cung chip cao cấp của Trung Quốc. Ngoài ra, việc mua bán chip bất hợp pháp "không có gì ngạc nhiên" và cảnh báo các cáo buộc vi phạm đang được điều tra.
Các cơ quan chức năng Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về vụ việc.
Tháng 9/2022, Nvidia cho biết công ty có thể mất 400 triệu USD doanh thu khi Trung Quốc không mua các sản phẩm thay thế của họ. Một số chip được làm riêng cho Trung Quốc gồm A800 và H800 đang được mua bởi các công ty công nghệ lớn như Tencent và Alibaba. Đây là những công ty có "hầu bao rủng rỉnh", sẵn sàng mua với số lượng lớn.
Các nhà cung cấp cho biết đã mua chip chủ yếu qua hai cách. Đầu tiên, họ tiếp cận hàng dư thừa sau khi Nvidia đã chuyển cho các công ty lớn ở Mỹ. Cách tiếp theo, họ nhập khẩu chip từ các công ty ở Ấn Độ, Đài Loan hay Singapore.
Với số lượng nhỏ lẻ như trên, không thể đáp ứng tham vọng xây dựng ngôn ngữ lớn AI. Theo hãng nghiên cứu TrendForce, một mô hình tương tự GPT yêu cầu hơn 30.000 thẻ Nvidia A100. Tuy vậy, với một số ít, chúng vẫn có thể chạy các tác vụ phức tạp và nâng cao các mô hình AI.
Trên một trang web mua sắm đồ điện tử, có 40 người đang rao bán chip A100. Hầu hết địa chỉ vật lý của họ đều ở chợ điện tử Hoa Cường Bắc. Chủ các cửa hàng này cũng hoạt động trên Taobao, Alibaba và một số mạng xã hội phổ biến như Xiaohongshu và Douyin.
"Trộm long tráo phụng"
Du nhu cầu thị trường lớn và việc mua bán diễn ra lén lút, một số vụ lừa đảo đã diễn ra. Gần đây, các nhà cung cấp cảnh báo chip được tân trang núp bóng chip A100 ngày trở nên phổ biến. Trong khi đó, con chip H100 của Nvidia cũng vô cùng khan hiếm nên người mua cần cảnh giác nếu có bên nào đó chào bán số lượng lớn.
Vinci Chow, giảng viên tại Đại học Trung Hoa Hong Kong đã mua 4 chip A100 cho mục đích nghiên cứu. Ông đã được người bán nhắn rằng có sẵn một lô 8 chip H100. Tuy nhiên, chỉ 1 trong số 10 nhà cung cấp Reuters nói chuyện cho biết họ có thể mua được H100.
Charlie Chai, một nhà phân tích của 86Research tại Thượng Hải, cho biết Mỹ không quá bận tâm về các giao dịch nhỏ trên thị trường chip. "Chỉ khi Trung Quốc đặt ra mối đe dọa lớn hơn sau khi nước này bắt kịp công nghệ AI, Mỹ mới thực thi các biện pháp nghiêm ngặt", ông nói.
Hoa Cường Bắc ở Thâm Quyến là chợ điện tử lớn nhất Trung Quốc. Nơi đây có tòa nhà chọc trời SEG Plaza, 10 tầng đầu luôn chật kín cửa hàng linh kiện điện tử, từ điện thoại, máy ảnh cho đến máy bay không người lái. Trong đó, các mẫu chip cao cấp cũng được bán một cách kín đáo.
"Chợ đen" tại trung tâm công nghệ
Reuters dẫn lời hai dân buôn cho biết chip được bán chui với giá "không hề rẻ". Họ có thể cung cấp một lượng nhỏ Nvidia A100 - mẫu chip chủ lực trong việc huấn luyện các hệ thống AI, với giá 20.000 USD, cao gấp đôi giá thông thường.
Bên ngoài chợ điện tử Hoa Cường Bắc ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 8/6. Ảnh: Reuters
Việc mua bán chip cao cấp không phải hành vi bất hợp pháp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, từ tháng 9/2022, Mỹ yêu cầu Nvidia ngừng xuất khẩu chip A100 và H100 nhằm cản trở sự phát triển siêu máy tính và siêu AI của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng chính trị và thương mại gia tăng.
Trí tuệ nhân tạo bùng nổ sau thành công vang dội của ChatGPT khiến nhu cầu về chip cao cấp tăng vọt, kể cả ở Trung Quốc. Từ đó, một thị trường ngầm đã ra đời nhằm tránh sự giám sát của đôi bên.
Ivan Lau, người đồng sáng lập phòng thí nghiệm Pantheon Hong Kong, đang cố gắng mua từ hai đến bốn mẫu chip A100 để chạy mô hình AI mới nhất của công ty. "Chúng tôi đang thương lượng với hai nhà cung cấp để mua đủ số chip cần thiết", Lau nói.
Có khoảng 10 nhà cung cấp ở Hong Kong và Trung Quốc cho biết họ có thể dễ dàng mua được số lượng nhỏ A100 và bán với giá 20.000 USD mỗi chiếc. Tuy nhiên, sản phẩm không có bảo hành hoặc được hỗ trợ như hàng chính hãng. Nhưng ngay cả như thế cũng không khiến các khách hàng như Lau chùn bước. Điều này chứng minh nhu cầu mua chip mạnh mẽ tại Trung Quốc và các biện pháp trừng phạt của Mỹ dễ dàng bị qua mặt bởi những giao dịch nhỏ.
Chưa có ước tính gần nhất về tổng số lượng chip Nvidia A100 và H100 đổ vào Trung Quốc hay quy mô các giao dịch đang diễn ra.
Nhu cầu chip của Trung Quốc
Khách mua chip ở "chợ đen" thường là nhà phát triển ứng dụng, startup, nhà nghiên cứu hoặc game thủ. Tuy nhiên, họ từ chối tiết lộ danh tính do việc này bị Mỹ cấm. Nvidia nói với Reuters: "Nếu phát hiện bất kỳ hành vi mua bán nào liên quan đến các lệnh cấm, chúng tôi sẽ hành động ngay lập tức". Công ty cho biết vẫn đang cung cấp các sản phẩm thay thế có công suất thấp hơn và tuân thủ luật pháp.
Người phát ngôn của Bộ Thương mại Mỹ cho rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đã có "tác động đáng kể" đến nguồn cung chip cao cấp của Trung Quốc. Ngoài ra, việc mua bán chip bất hợp pháp "không có gì ngạc nhiên" và cảnh báo các cáo buộc vi phạm đang được điều tra.
Các cơ quan chức năng Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về vụ việc.
Tháng 9/2022, Nvidia cho biết công ty có thể mất 400 triệu USD doanh thu khi Trung Quốc không mua các sản phẩm thay thế của họ. Một số chip được làm riêng cho Trung Quốc gồm A800 và H800 đang được mua bởi các công ty công nghệ lớn như Tencent và Alibaba. Đây là những công ty có "hầu bao rủng rỉnh", sẵn sàng mua với số lượng lớn.
Các nhà cung cấp cho biết đã mua chip chủ yếu qua hai cách. Đầu tiên, họ tiếp cận hàng dư thừa sau khi Nvidia đã chuyển cho các công ty lớn ở Mỹ. Cách tiếp theo, họ nhập khẩu chip từ các công ty ở Ấn Độ, Đài Loan hay Singapore.
Với số lượng nhỏ lẻ như trên, không thể đáp ứng tham vọng xây dựng ngôn ngữ lớn AI. Theo hãng nghiên cứu TrendForce, một mô hình tương tự GPT yêu cầu hơn 30.000 thẻ Nvidia A100. Tuy vậy, với một số ít, chúng vẫn có thể chạy các tác vụ phức tạp và nâng cao các mô hình AI.
Trên một trang web mua sắm đồ điện tử, có 40 người đang rao bán chip A100. Hầu hết địa chỉ vật lý của họ đều ở chợ điện tử Hoa Cường Bắc. Chủ các cửa hàng này cũng hoạt động trên Taobao, Alibaba và một số mạng xã hội phổ biến như Xiaohongshu và Douyin.
"Trộm long tráo phụng"
Du nhu cầu thị trường lớn và việc mua bán diễn ra lén lút, một số vụ lừa đảo đã diễn ra. Gần đây, các nhà cung cấp cảnh báo chip được tân trang núp bóng chip A100 ngày trở nên phổ biến. Trong khi đó, con chip H100 của Nvidia cũng vô cùng khan hiếm nên người mua cần cảnh giác nếu có bên nào đó chào bán số lượng lớn.
Vinci Chow, giảng viên tại Đại học Trung Hoa Hong Kong đã mua 4 chip A100 cho mục đích nghiên cứu. Ông đã được người bán nhắn rằng có sẵn một lô 8 chip H100. Tuy nhiên, chỉ 1 trong số 10 nhà cung cấp Reuters nói chuyện cho biết họ có thể mua được H100.
Charlie Chai, một nhà phân tích của 86Research tại Thượng Hải, cho biết Mỹ không quá bận tâm về các giao dịch nhỏ trên thị trường chip. "Chỉ khi Trung Quốc đặt ra mối đe dọa lớn hơn sau khi nước này bắt kịp công nghệ AI, Mỹ mới thực thi các biện pháp nghiêm ngặt", ông nói.