Cho nước "xưa rồi" luộc sắn cho thêm thứ này, đảm bảo sắn thơm bùi không lo bị say

TRng

Well-known member
Luộc sắn ngon không hề khó, bạn chỉ cần bỏ túi mẹo hay sau và thêm một vài nguyên liệu trong nhà bếp là đã có thể tự tin thể hiện.
Bí quyết để có sắn luộc ngon tuyệt hảo

Sắn luộc là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Loại củ này bày bán ở hầu hết các chợ. Sắn luộc có vị thơm bùi, dẻo ngọt ăn cùng với đường hay muối mừng đều rất ngon. Để có đĩa sắn luộc ngon, bạn cần phải lựa chọn được những củ sắn tốt.

Để luộc sắn thơm ngon bạn nên bỏ túi mẹo hay sau:


Khi luộc sắn bạn nên cho nhiều nước và mở nắp nồi khi sắn đã sôi để độc tố còn sót tan hết ra nước và bốc hơi bay đi. Ảnh minh họa.




Khi luộc sắn bạn nên cho nhiều nước và mở nắp nồi khi sắn đã sôi để độc tố còn sót tan hết ra nước và bốc hơi bay đi. Ảnh minh họa.

- Lột sạch lớp vỏ hồng bên ngoài củ sắn: Bạn chỉ cần khứa nhẹ một đường xéo tròn quanh thân củ sắn, chạy dọc từ đầu đến cuối củ. Sau đó, dùng tay bóc sạch lớp vỏ sắn là được (bóc hết cả lớp vỏ lụa và cùi cứng bên trong).

- Ngâm sắn: Có thể ngâm sắn trong nước lã, nước muối loãng hoặc nước vo gạo trong vòng 3-8 tiếng. Nên thay nước ngâm sắn thường xuyên để sắn ra hết phần nhựa cho chứa chất độc. Đáng chú ý, trong sắn có nhiều axit cyanhydric (HCN) - một chất có thể gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, phải bóc vỏ sắn, ngâm trong nước nhiều giờ rồi mới chế biến để làm giảm lượng chất độc này. Không được ăn sắn sống.

- Cho sắn vào nồi và đổ ngập nước.

- Thêm vài hạt muối trắng để khử khuẩn và giúp sắn có hương vị đậm đà hơn.

- Lúc luộc sắn, nên mở vung để chất độc bay hơi ra ngoài.

- Khi sắn chín mềm thì gặn hết nước trong nồi rồi đậy vung lại và tắt bếp.

- Muốn sắm bùi hơn bạn nên om sắn trong nồi khoảng 5-10 phút cho miếng sắn chín mềm vào khô ráo. Sau đó, gắp sắn ra đĩa và thưởng thức.

- Để tăng phần hấp dẫn cho món ăn bạn có thể ăn sắn cùng đường, muối vừng. Thêm nước cốt dừa, dừa tươi sẽ giúp món sẵn thơm ngon, béo ngậy hơn.

Nên chọn củ sắn có thân mập mạp, thẳng và tươi. Sắn mới dỡ nên chế biến ngay nếu không phải vùi củ xuống đất.

Sắn luộc tuy đơn giản nhưng thơm ngon và bổ dưỡng. ảnh minh họa

Sắn luộc tuy đơn giản nhưng thơm ngon và bổ dưỡng. ảnh minh họa

Một vài lưu ý khi ăn sắn để bảo vệ sức khỏe

- Bà bầu và trẻ em dưới 3 tuổi không nên hạn chế ăn: Món sắn luộc, sắn hấp là món ăn vặt phổ biến và ngon lành mà các bà nội trợ hay nghĩ đến mỗi bữa phụ. Tuy nhiên, tương tự như măng tươi, củ sắn (khoai mì) có chứa rất nhiều axit cyanhydric (HCN) - rất độc đối với cơ thể; ăn củ sắn dễ gây rối loạn tiêu hóa hay thậm chí là ngộ độc. Do đó, các bà bầu và trẻ em dưới 3 tuổi không nên hạn chế ăn loại củ này.

- Tuyệt đối không nên ăn nhiều sắn vào lúc đói: Để bảo vệ sức khỏe khi ăn sắn hãy chấm với đường hoặc mật để giảm nguy cơ say sắn và ngộ độc thứ phát. Nếu thấy sắn đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều axitcyanhydric.

- Khi chọn sắn nên chọn sắn đồi: Loại sắn được trồng trên đồi cao khi ăn sẽ rất bở và thơm. Chọn củ tươi, thẳng, mập mạp, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt. Bạn nào cẩn thận thì nên dùng móng tay cạo cạo thử lớp vỏ mỏng phía bên ngoài để kiểm tra màu của lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì nên chọn.

Cho nước xưa rồi luộc sắn cho thêm thứ này, đảm bảo sắn thơm bùi không lo bị say - 3

Tác dụng của củ sắn, không phải ai cũng biết

Củ sắn hay còn được gọi là khoai mì nếu ăn đúng cách sẽ mang lại những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

- Giảm đau nửa đầu: Củ sắn rất giàu vitamin B2 và riboflavin trong khoai mì giúp giảm các cơn đau đầu liên tục và tăng cường hiệu quả khi chữa trị chứng đau nửa đầu. Ngâm 60g củ hoặc lá khoai mì khoảng hai giờ và ép lấy nước uống.

- Tốt cho hệ tiêu hóa: Loại củ này xưa cứu đói nay chế biến thành nhiều món nên tầm đặc sản. Đặc biệt, chất xơ không hòa tan của khoai mì giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Lượng chất xơ này hấp thụ tất cả chất độc lắng đọng trong ruột giúp giảm viêm nhiễm đường tiêu hóa.

- Khắc phục tình trạng tiêu chảy: Điểm nổi bật của củ sắn là đặc tính chống oxy hóa của phần rễ củ có thể khắc phục tình trạng tiêu chảy. Bạn có thể uống phần nước đun sôi từ rễ củ mì để loại bỏ vi khuẩn gây ra vấn đề về dạ dày và giảm triệu chứng tiêu chảy.

- Có lợi cho sức khỏe đôi mắt: Loại củ ngày vừa rẻ, ngon lại giàu vitamin A nên có lợi cho sức khỏe đôi mắt, ngăn ngừa chứng mù mắt hoặc thị lực kém.

- Tẩy giun sán hiệu quả: Nếu ăn củ sắn thường xuyên còn có thể giảm bớt sự quấy phá của giun sán trong dạ dày và ruột.

100g củ sắn luộc có chứa 112 calo. Sắn cũng cung cấp nhiều carb, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cụ thể, 100g sắn có 27g carb, 1g chất xơ, chất đạm, chất béo, đường, natri, thiamine, phốt pho, canxi, riboflavin. Củ sắn luộc cũng chứa một lượng nhỏ vi chất sắt, vitamin C và niacin.
Một lưu ý nhỏ là 100g sắn có 112 calo - khá cao so với các loại rau củ khác. Ví dụ, 100g khoai lang chỉ cung cấp 76 calo, 100g củ cải chỉ cung cấp 44 calo. Theo đó, nếu tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng calo cao thường xuyên thì có thể dẫn tới tăng cân và béo phì. Do đó, cần tiêu thụ sắn với khẩu phần hợp lý. 1 khẩu phần thích hợp là khoảng 73 - 113g sắn.
 
Bên trên