Chọn giá đúng cho startup

1680748831209.png

Tìm kiếm dòng vốn cho startup Việt Nam trong bối cảnh thời kỳ vốn rẻ đã đi qua.

Dòng vốn vào các công ty startup toàn cầu đang suy giảm. Việt Nam cũng không ngoại lệ, nếu như năm 2021, tổng số tiền huy động vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam là 1,4 tỉ USD thì 9 tháng năm 2022, chưa đến nửa số tiền của năm trước đó đổ vào lĩnh vực này.



Dòng vốn vào các công ty startup toàn cầu đang suy giảm.

Ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu, lĩnh vực công nghệ vì thế cũng hạ nhiệt trong thời gian qua và dòng vốn đang hướng vào các công ty khởi nghiệp có khả năng hấp thụ vốn lớn dựa trên quy mô.

Các startup cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp (B2B) từng được đánh giá rất cao trong mùa dịch nhưng hiện cũng gặp khó khăn về dòng tiền khách hàng cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì suy thoái kinh tế.



Định giá doanh nghiệp cũng là vấn đề cần nhìn nhận lại, các nhà sáng lập cần nghiên cứu để đưa ra định giá thực tế hơn, phù hợp với bối cảnh hiện tại.

Sức khỏe startup đang được nhìn nhận lại trong điều kiện dòng vốn giá rẻ đã không còn. Cụ thể, dòng tiền của một doanh nghiệp cũng như cách sử dụng ngân sách và nguồn vốn sẽ là các tiêu chí chung. Ngoài ra, khả năng tập trung tăng trưởng (growth hacking) cũng như hoạt động các năm vừa qua có được tăng trưởng tối ưu không sẽ là những tham khảo để biết được sức khỏe của một startup.

Cũng bởi vì dòng vốn giá rẻ không còn dễ dàng như trước nên công ty quản lý tài chính và sử dụng nguồn lực đúng, khả năng thu hút dòng vốn vẫn cao. Thêm vào đó, việc tập trung vào sản phẩm, tăng trưởng hiệu quả và bền vững, phù hợp với bối cảnh hiện tại sẽ giúp các công ty khởi nghiệp có được sức khỏe cần thiết trong chặng đường phát triển.


Định giá doanh nghiệp cũng là vấn đề cần nhìn nhận lại, các nhà sáng lập cần nghiên cứu để đưa ra định giá thực tế hơn, phù hợp với bối cảnh hiện tại. Đây là những tiêu chí tích cực cho các công ty khởi nghiệp hướng đến khả năng tăng trưởng tốt và đón đầu xu thế năm 2023.

Quan điểm chúng tôi là cho dù ở bối cảnh thị trường nào mà doanh nghiệp có sản phẩm tốt vẫn sẽ có khả năng phát triển. Đây là lúc các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế để tuyển dụng nhân tài, thâu tóm công nghệ cũng như nâng cấp quy trình để chuẩn bị cho điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn trong tương lai.

Về phần mình, chúng tôi luôn tìm kiếm và hy vọng được bắt tay với những công ty khởi nghiệp giải quyết được những điểm nghẽn và đóng góp vào nền kinh tế quốc gia. Đấy là những công ty chúng tôi trân trọng và mong muốn có sự hợp tác bền vững để mang lại thêm nhiều giá trị cho nền kinh tế Việt Nam và phúc lợi xã hội trong bối cảnh nền kinh tế số mới.

Cụ thể, thương vụ đầu tư vào công ty công nghệ nông nghiệp Koina mới đây là minh chứng cho việc VinaCapital Ventures luôn chủ động tích cực tìm hiểu và học hỏi thị trường. Đặc biệt, ngành công nghệ nông nghiệp là lĩnh vực chúng tôi rất chú tâm và theo dõi trong thời gian qua tại Việt Nam.

Ngoài công nghệ nông nghiệp, chúng tôi vẫn tìm kiếm các cơ hội mới như lĩnh vực Buy Now Pay Later (BNPL). Mô hình này vẫn còn khá mới tại Việt Nam và các thị trường mới nổi do thiếu thông tin về các chỉ số tín dụng và tài chính tiêu dùng. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu và cần thêm thời gian cũng như đánh giá từ dữ liệu thực tế để đưa ra được các nhận định cụ thể cho mô hình kinh doanh đầu tư.



Tuy nhiên, trong chương trình của Zone Startups, vườn ươm khởi nghiệp nằm trong danh mục đầu tư của chúng tôi, Fundiin là một dự án khởi nghiệp theo mô hình BNPL với kỳ vọng giải quyết các điểm nghẽn về hình thức thanh toán sau tại Việt Nam.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu cho các công ty công nghệ khởi nghiệp với mức gọi vốn lớn hơn, trưởng thành hơn, nằm trong các lĩnh vực mới trên thế giới (Web 3, năng lượng tái tạo, Generative AI, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm…); một quỹ mới đang được thành lập nhằm nâng cao, cũng như thúc đẩy sự chuyển mình trong công cuộc cách mạng số hóa tại Việt Nam, đồng hành cùng các doanh nghiệp và tạo nên sự đột phá cần thiết.
 
Bên trên