Christmas Is Coming To Town

linh_449

Linh Linhh
SỰ SỤP ĐỔ VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ LA MÃ - THE DECLINE AND FALL OF THE ROMAN EMPIRE
EDWARD GIBBON
Edward Gibbon (1737-1794) là Sử gia quan trọng của Anh vào kỷ 18, đồng thời là thành viên của Nghị viện Anh quốc. Thời gian ở Rome năm 1764 đã khiến ông “thai nghén” ý tưởng về bộ sử đồ sộ mà sau này trở thành The Decline and Fall of the Roman Empire (Sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã; gồm sáu quyển, xuất bản từ năm 1776 đến năm 1788), bộ sách đưa tên tuổi Gibbon trở thành một trong những sử gia quan trọng nhất thời kỳ Khai minh tại Anh.
Sự suy tàn và sụp đổ của đế chế La Mã là một trong những bộ sách tham vọng nhất về lịch sử văn minh thế giới. Được xuất bản trong khoảng thời gian 1776-1788, chủ đề của bộ sách sáu quyển này là số phận của một trong những nền văn minh vĩ đại nhất thế giới - kéo dài hơn mười ba thế kỷ (từ năm 98 đến khi Constantinople thất thủ vào năm 1453), về những người cai trị chiến tranh và xã hội, và những sự kiện dẫn đến sự sụp đổ thảm khốc của La Mã bất chấp mọi thành tựu quân sự và văn minh mà đế chế này đạt được
Điểm đặc biệt ở Edward Gibbon nằm ở chỗ ông không chỉ giới hạn tầm nhìn của bản thân và tên gọi “La Mã” trong phạm vi châu Âu thế kỷ 18 và thời hiện đại, mà còn nhắm vào phần phương Đông - đế chế Byzantine (Đông La Mã). Cái nhìn này đặc sắc vì đã gợi lên cảm quan về tầm mức vĩ đại phủ khắp của tổng thể Đế chế La Mã, đồng thời gợi lên một nỗi niềm đầy suy tư: “thay vì tra vấn xem tại sao Đế chế La Mã bị phá hủy, chúng ta đúng ra phải lấy làm ngạc nhiên rằng làm sao nó tồn tại được lâu đến thế.”
“Lúc kết thúc chuyến du hành vào Đế chế La Mã trải 20 năm, Gibbon tự hỏi liệu mình có nên thử làm một chuyến du hành như thế nữa hay không. Với bản tính thận trọng, ông kết luận rằng, ‘nếu cứ lặp lại những nỗ lực tương tự, một tác giả thành công có nhiều thứ để mất hơn những gì ông ta có thể hy vọng đạt được.’ Tuy nhiên, Gibbon khẳng định ‘những trang sử về thời cổ đại và hiện đại có thể mang lại nhiều đề tài phong phú và thú vị... Đối với một tâm trí tích cực, lười biếng còn là điều khổ sở hơn lao động.’ Vậy là ông khích lệ chúng ta, cả những người đọc sử và những người viết sử. Bởi vì ông, cũng như với bất kỳ tác giả nào khác trong ngôn ngữ của chúng ta, nhắc nhở rằng con người có thể nói về con người, thậm chí vượt qua trở ngại của nhiều thế kỷ và các đại dương.”
(Sử gia DANIEL J. BOORSTIN)
 

Đính kèm

Bên trên