Chùa 800 tuổi Phổ Quang - nơi lưu giữ bảo vật quốc gia

tran hương

Well-known member
Chùa 800 tuổi Phổ Quang - nơi lưu giữ bảo vật quốc gia
Trong 5 bảo vật quốc gia được công nhận tại Phú Thọ, ngôi chùa khoảng 800 tuổi Phổ Quang đang lưu giữ một bảo vật quốc gia là bàn thờ Phật bằng đá.

Chùa Phổ Quang (chùa Xuân Lũng) nằm trên gò đất thuộc xóm Chùa, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao và quay mặt về hướng tây. Chùa được xây dựng vào thời Trần (1224-1400), là quần thể gồm Tam quan - gác chuông, nhà bia, tòa Tam bảo kiểu chữ Công gồm bái đường, thiêu hương và chính điện.

Lối vào chùa Phổ Quang. Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Lâm Thao
Lối vào chùa Phổ Quang trước khi bị cháy. Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Lâm Thao


Lối vào chùa Phổ Quang. Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Lâm Thao

Công trình kiến trúc tiêu biểu trong sân chùa là Tam quan - gác chuông, được bảo lưu kiến trúc cổ gần như nguyên vẹn với hai tầng 8 mái, bờ nóc đắp hình long cuốn thủy (rồng hút nước). Trên gác chuông treo chuông đồng Phổ Quang tự chung và khánh đồng, niên đại đúc từ năm Minh Mạng nhị thập niên (1839).

Bàn thờ Phật bằng đá trong chính điện được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là bảo vật quốc gia vào ngày 25/12/2021. Đây là một trong 5 bảo vật quốc gia của Phú Thọ gồm Trống đồng Đền Hùng, Bộ khóa đai lưng bằng đồng, Sưu tập nha chương và tượng Mẫu Âu Cơ.


Gác chuông tại chùa. Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Lâm Thao

Chùa Phổ Quang trước khi bị cháy. Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Lâm Thao

Bia đá trong chùa Phổ Quang. Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Lâm Thao

Gác chuông tại chùa. Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Lâm Thao

Chùa Phổ Quang trước khi bị cháy. Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Lâm Thao



1 / 3



Bàn thờ Phật bằng đá là hiện vật lịch sử gắn với ngôi chùa từ cuối thế kỷ XIV do Sử Đài Điển ngự thư Đô chính thủ Nguyễn Lạp (Đạo Không cư sĩ) cùng Thái học Điển trù Tiểu chi hầu Nguyễn Chiêu và vợ là bà Nguyễn Thị Sửu cung tiến, hoàn công vào đầu năm 1387. Bệ đá hoa sen hình chữ nhật, cao hơn 1 m, rộng 1,25 m và dài 3,3 m, do các phiến đá xanh ghép lại với nhau, nâng đỡ bộ tượng Tam thế. Bệ đá cao 5 tầng, điêu khắc trang trí ba mặt. Mặt sau chỉ chạm cánh sen tầng trên cùng. Các hoa văn trang trí còn lại khắc theo hình rồng và động vật.

Ngoài bệ sen, chùa Phổ Quang còn nổi tiếng nhờ là nơi lưu giữ hơn 30 pho tượng gỗ và đất.

Về hai tấm bia đá trong chùa, Sách Văn khắc Hán Nôm Việt Nam cho biết một tấm bia cho biết chùa là ngôi cổ tự danh lam bị hư hỏng nên vào năm 1626 đã được những người đứng đầu ở địa phương tổ chức trùng tu.

Bệ sen thờ Phật bằng đá - bảo vật quốc gia trong chùa Phổ Quang. Ảnh: Sở VHTTDL Phú Thọ
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 370.438px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Bệ sen thờ Phật bằng đá - bảo vật quốc gia trong chùa Phổ Quang. Ảnh: Sở VHTTDL Phú Thọ

Bệ sen thờ Phật bằng đá - bảo vật quốc gia trong chùa Phổ Quang. Ảnh: Sở VHTTDL Phú Thọ

Chùa được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 1980. Tháng 4/2021, Tam bảo và nhà bia tại chùa được xã trùng tu, tôn tạo. Trước đó, vào năm 2016, gác chuông cũng được tu bổ. Tổng mức đầu tư cho các hạng mục là hơn 11 tỷ đồng.

Gần trưa ngày 23/10, chùa Phổ Quang bị cháy. Khói lửa bốc ra từ ban Tam Bảo của tòa chính điện và bao trùm chính điện trong ít phút. Hàng trăm người dân đã dùng nước dập lửa nhưng bất thành. Công an huyện Lâm Thao huy động 5 xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ tới hiện trường. Đến 12h, hỏa hoạn được dập tắt, tuy nhiên phần lớn cấu kiện của tòa chính điện đã bị cháy rụi. Thời điểm cháy, trong chùa không có người.

Hiện tại, chùa chưa được đưa vào điểm du lịch của tỉnh nên chưa có số liệu khách thập phương đến thăm viếng chùa.
 
Bên trên