Nguyễn May
Well-known member
"Trong nghịch cảnh con người vẫn đối tốt với nhau bằng tất cả tấm lòng. Mà thật ra chúng ta còn nhìn thấy tấm lưng thăm thẳm của nhau là bởi vì còn thương mới dõi theo nhau", nhà văn Huyền Trang nói.
Lưng người thăm thẳm là tập truyện ngắn tinh tế và sâu lắng của nhà văn Vũ Thị Huyền Trang, do Nhà xuất bản Trẻ phát hành.
Cuốn sách gồm 22 truyện ngắn, kể về những phận đời bé nhỏ, trôi dạt, ở bên rìa xã hội nhưng vẫn cố gắng đối xử với nhau bằng tình thương, đấu tranh để giằng níu những điều tốt đẹp của con người và cuộc đời.
Trong những câu chuyện của tác giả Huyền Trang, những điều con người níu lấy chỉ là những cái giản dị nhất, bé nhỏ nhất của đời người: món canh rau sắn, chút mứt gừng, tiếng càm ràm của người quan tâm, đứa con luôn ôm sách vở, ký ức…
Mà giữ chặt nhất, chính là giữ lấy nhau.
Bìa sách "Lưng người thăm thẳm" (Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ).
Những điều muốn gửi gắm qua tập truyện ngắn "Lưng người thăm thẳm"?
- Lưng người thăm thẳm là sự gặp gỡ của những thân phận người: cô đơn, nghèo khó, mất mát đau thương… Họ tìm thấy nhau, nương tựa vào nhau. Họ vực nhau dậy, gieo vào lòng nhau thứ ánh sáng hy vọng về ngày mai hạnh phúc.
Trong tập truyện này cũng như hầu hết tác phẩm khác, tôi ít khi mang đến cho độc giả những niềm vui tưng tửng, sự hào nhoáng, rộn ràng. Nhưng mọi cái kết luôn có hậu theo hướng nhìn tích cực.
Trong mất mát có hồi sinh. Trong nghèo khó có nảy chồi hy vọng. Trong nghịch cảnh con người vẫn đối tốt với nhau bằng tất cả tấm lòng. Để không phải nuối tiếc khi nhìn nhau từ phía sau. Mà thật ra chúng ta còn nhìn thấy tấm lưng thăm thẳm của nhau là bởi vì còn thương mới dõi theo nhau.
Tại sao chị lựa chọn kể về những người bình thường giản dị, mà trong cuộc sống ta rất dễ lướt qua không chú ý đến họ?
- Tôi chọn họ đơn giản vì tôi gần với họ nhất, giống họ nhất, hiểu và đồng cảm với họ nhất.
Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo khó, gắn bó với những người nông dân chân chất, thật thà. Lớn lên dù đi đâu, làm gì tôi vẫn mang tấm lòng cởi mở của người quê để bắt quen, gần gũi với những người bình thường, giản dị.
Tôi soi mình vào họ mỗi ngày nên có nhiều thứ để trải ra trang viết. Tôi thấy họ đẹp lắm, từ khuôn mặt còn lấm bụi đường xa đến nụ cười giấu bao nỗi truân chuyên, mưa nắng.
Nhà văn Vũ Thị Huyền Trang (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Chị tâm đắc truyện ngắn nào trong tập sách này?
- Thật khó nói truyện nào tâm đắc nhất, có thể là Những khuôn mặt tượng, Bên lề ký ức hay Kẻ dịch chuyển.
Tôi ám ảnh bởi các nhân vật như Xiu, Nhẫm, Tú hay của một bà già loay xoay tự hỏi mình đã ở đâu trong mớ ký ức về những biến cố khủng khiếp của con mình?
Mớ ký ức ấy được phát sóng trên một chương trình truyền hình thực tế thích nói quá để lấy nước mắt của khán giả. Người kể hiểu điều đó, khán giả cũng có thể đã quên, chỉ có một người mẹ cứ mắc cạn ở đó không cách nào thoát được.
Để tạo ra nhân vật của mình, nhà văn trước hết đã phải sống, phải trải qua mọi cung bậc cảm xúc cùng nhân vật trên trang viết.
Chị đã làm gì để duy trì cảm hứng và kỷ luật sáng tác - một trong những thử thách với người cầm bút?
- Duy trì cảm hứng và kỷ luật sáng tác tất nhiên là một việc khó đối với bất cứ người làm nghệ thuật nào. Cảm hứng tự đến, nhưng có lúc phải đi tìm, nhất là đối với những người viết văn chuyên nghiệp.
Cảm hứng sáng tạo của tôi không chỉ được nuôi dưỡng từ mọi thứ diễn ra ngoài đời thực, mà luôn mở rộng ra trong phim ảnh, sách báo.
Tôi đề ra kỷ luật cho bản thân, không cho phép mình lười biếng và luôn giữ thói quen viết mỗi ngày: thơ, truyện hoặc tản văn, dù ngắn hay dài. Điều này giúp tôi nuôi dưỡng cảm xúc, sự nhạy bén trong kiếm tìm và phát hiện ý tưởng mới.
Trong quá trình sáng tác, tất nhiên có những lúc bí giữa chừng, tôi luôn tìm mọi cách để giải quyết vấn đề. Không bỏ dở tác phẩm quá lâu, vì nếu để lâu khi quay lại mọi thứ sẽ trở nên rời rạc.
Lưng người thăm thẳm là tập truyện ngắn tinh tế và sâu lắng của nhà văn Vũ Thị Huyền Trang, do Nhà xuất bản Trẻ phát hành.
Cuốn sách gồm 22 truyện ngắn, kể về những phận đời bé nhỏ, trôi dạt, ở bên rìa xã hội nhưng vẫn cố gắng đối xử với nhau bằng tình thương, đấu tranh để giằng níu những điều tốt đẹp của con người và cuộc đời.
Trong những câu chuyện của tác giả Huyền Trang, những điều con người níu lấy chỉ là những cái giản dị nhất, bé nhỏ nhất của đời người: món canh rau sắn, chút mứt gừng, tiếng càm ràm của người quan tâm, đứa con luôn ôm sách vở, ký ức…
Mà giữ chặt nhất, chính là giữ lấy nhau.
Bìa sách "Lưng người thăm thẳm" (Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ).
Những điều muốn gửi gắm qua tập truyện ngắn "Lưng người thăm thẳm"?
- Lưng người thăm thẳm là sự gặp gỡ của những thân phận người: cô đơn, nghèo khó, mất mát đau thương… Họ tìm thấy nhau, nương tựa vào nhau. Họ vực nhau dậy, gieo vào lòng nhau thứ ánh sáng hy vọng về ngày mai hạnh phúc.
Trong tập truyện này cũng như hầu hết tác phẩm khác, tôi ít khi mang đến cho độc giả những niềm vui tưng tửng, sự hào nhoáng, rộn ràng. Nhưng mọi cái kết luôn có hậu theo hướng nhìn tích cực.
Trong mất mát có hồi sinh. Trong nghèo khó có nảy chồi hy vọng. Trong nghịch cảnh con người vẫn đối tốt với nhau bằng tất cả tấm lòng. Để không phải nuối tiếc khi nhìn nhau từ phía sau. Mà thật ra chúng ta còn nhìn thấy tấm lưng thăm thẳm của nhau là bởi vì còn thương mới dõi theo nhau.
Tại sao chị lựa chọn kể về những người bình thường giản dị, mà trong cuộc sống ta rất dễ lướt qua không chú ý đến họ?
- Tôi chọn họ đơn giản vì tôi gần với họ nhất, giống họ nhất, hiểu và đồng cảm với họ nhất.
Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo khó, gắn bó với những người nông dân chân chất, thật thà. Lớn lên dù đi đâu, làm gì tôi vẫn mang tấm lòng cởi mở của người quê để bắt quen, gần gũi với những người bình thường, giản dị.
Tôi soi mình vào họ mỗi ngày nên có nhiều thứ để trải ra trang viết. Tôi thấy họ đẹp lắm, từ khuôn mặt còn lấm bụi đường xa đến nụ cười giấu bao nỗi truân chuyên, mưa nắng.
Nhà văn Vũ Thị Huyền Trang (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Chị tâm đắc truyện ngắn nào trong tập sách này?
- Thật khó nói truyện nào tâm đắc nhất, có thể là Những khuôn mặt tượng, Bên lề ký ức hay Kẻ dịch chuyển.
Tôi ám ảnh bởi các nhân vật như Xiu, Nhẫm, Tú hay của một bà già loay xoay tự hỏi mình đã ở đâu trong mớ ký ức về những biến cố khủng khiếp của con mình?
Mớ ký ức ấy được phát sóng trên một chương trình truyền hình thực tế thích nói quá để lấy nước mắt của khán giả. Người kể hiểu điều đó, khán giả cũng có thể đã quên, chỉ có một người mẹ cứ mắc cạn ở đó không cách nào thoát được.
Để tạo ra nhân vật của mình, nhà văn trước hết đã phải sống, phải trải qua mọi cung bậc cảm xúc cùng nhân vật trên trang viết.
Chị đã làm gì để duy trì cảm hứng và kỷ luật sáng tác - một trong những thử thách với người cầm bút?
- Duy trì cảm hứng và kỷ luật sáng tác tất nhiên là một việc khó đối với bất cứ người làm nghệ thuật nào. Cảm hứng tự đến, nhưng có lúc phải đi tìm, nhất là đối với những người viết văn chuyên nghiệp.
Cảm hứng sáng tạo của tôi không chỉ được nuôi dưỡng từ mọi thứ diễn ra ngoài đời thực, mà luôn mở rộng ra trong phim ảnh, sách báo.
Tôi đề ra kỷ luật cho bản thân, không cho phép mình lười biếng và luôn giữ thói quen viết mỗi ngày: thơ, truyện hoặc tản văn, dù ngắn hay dài. Điều này giúp tôi nuôi dưỡng cảm xúc, sự nhạy bén trong kiếm tìm và phát hiện ý tưởng mới.
Trong quá trình sáng tác, tất nhiên có những lúc bí giữa chừng, tôi luôn tìm mọi cách để giải quyết vấn đề. Không bỏ dở tác phẩm quá lâu, vì nếu để lâu khi quay lại mọi thứ sẽ trở nên rời rạc.