TRUONGTRINH
Well-known member
Nhờ có mặt tiền 4,5 mét, anh Huy xây được một phòng làm cửa hàng cho thuê, gia đình tạo một lối nhỏ bên cạnh rộng 1,5 m để đi vào nhà.
Dưới đây là chia sẻ của anh Bùi Đức Huy, 39 tuổi hiện sống tại TP HCM.
Năm 2012, vợ chồng tôi mua được ngôi nhà đầu tiên của mình. Lúc đó, vì ít tiền nên chúng tôi chỉ mua nhà khá nhỏ, chưa đầy 30 m2 xây 2 tầng, trong một hẻm dân lao động ở Tân Thuận Đông, quận 7 cho gần nơi làm việc. Ngõ ngoằn ngoèo, nhỏ hẹp, hàng xóm vẫn bày đủ thứ ra đường, từ xe máy tới dây phơi quần áo, thực phẩm, thậm chí cả quán cà phê cóc. Có người còn nát rượu. Ở chưa đầy nửa năm, chúng tôi bán vội nhà được 900 triệu.
Sau đó, nhờ ba mẹ hai bên cho vay không lấy lãi 500 triệu, chúng tôi vay thêm ngân hàng 400 triệu nữa để mua một căn nhà hai tầng hơn 60 m2 trong một hẻm xe hơi vào được, gần ngôi nhà đầu tiên của mình. Nhà này xây đã 10 năm, hơi cũ, nhưng tôi rất thích vì đất nở hậu. Vợ chồng tôi chỉ sơn sửa sơ qua trước khi về ở. Sau đó, con hẻm trước cửa nhà nâng cốt đường khiến nhà tôi ngập nặng trong mùa mưa. Nếu muốn nâng nền, tôi dự tính phải đầu tư thêm khoảng hơn 100 triệu nữa. Không muốn vay thêm tiền, chúng tôi đành ở cố. Khi về nhà này, vợ tôi sinh con đầu lòng. Đứa nhỏ hay ốm nên vợ tôi về nhà ngoại ở Phú Xuân, Nhà Bè sống là chủ yếu. Cô ấy cũng không làm được nhiều, một mình tôi xoay xở kiếm tiền, trả nợ nên rất mệt.
Sau vài lần cãi cọ vì thiếu tiền, vì con ốm, vì nhà cửa nhếch nhác, chúng tôi quyết định bán nhà gần trung tâm, ra ngoại thành gần nhà bố mẹ vợ mua đất xây nhà để có tiền dư, trả hết ngân hàng. Chúng tôi chấp nhận đi làm xa hơn nhưng nhờ ông bà trông cháu dễ hơn. Lần này, tôi quyết định sẽ tự mình xây chứ không mua nhà có sẵn nữa để được ở nhà theo đúng ý mình.
Việc tìm đất trong khu dân cư lâu năm không dễ. Những miếng đất vuông vức không nhiều. Trong khi đó, ngân sách của chúng tôi lại hẻo, dự kiến tất cả tiền mua đất và xây nhà chỉ gói gọn trong khoảng 1,5 tỷ. Cuối cùng tôi tìm được một miếng 4,5 x 18, cách nhà ông bà nhạc khoảng 500 m với giá 700 triệu. Tôi băn khoăn nhất là mặt tiền 4,5 m nhưng hậu chỉ có 4,1 m. Tôi vẫn nghe bạn bè người thân truyền tai rằng đất nở hậu thì làm ăn và hậu vận mới tốt, thóp hậu hay xui xẻo. Ông chủ đất bảo vì miếng đất hơi xéo nên mới có giá đó, miếng gần đó vuông vức nên ông bán với giá cao hơn 1 triệu/m2. Tôi chấp nhận mua đất thóp hậu để bớt được chút tiền.
Anh Huy thấy được ở trong ngôi nhà thiết kế theo ý mình sẽ hạnh phúc hơn, dù đất nở hay thóp hậu. Ảnh: CM
Hẻm vào nhà tôi khoảng 6 m, hàng quán khá sầm uất, nên tôi quyết định sẽ xây một phòng phía ngoài để cho người ta thuê là cửa hàng bán thuốc, gạo hay uốn tóc. Gia đình sẽ ở lùi về phía sau, để yên tĩnh hơn.
Bán nhà cũ được 2,1 tỷ, mua đất và xây nhà mới hết 1,5 tỷ, chúng tôi trả hết được nợ ngân hàng, dư một phần trả bố mẹ. Ngoài ra, chúng tôi có thể cho thuê phòng mặt tiền được 3 triệu (giờ tăng lên 4 triệu/tháng), gia đình sống thoải mái hơn. Đặc biệt được ở trong căn nhà xây theo ý mình, tôi thấy chất lượng cuộc sống tốt hơn hẳn.
Gần 4 năm qua, tôi sống trong ngôi nhà này rất thoải mái. Gia đình tôi cũng đón thêm một thành viên mới, trộm vía cháu khỏe mạnh chứ không khó nuôi như thằng anh. Tôi nhận thấy, nơi ở quan trọng không ở đất nở hậu hay thóp hậu, mà quan trọng là vị trí tốt, phù hợp với túi tiền và khả năng của mình thì cuộc sống sẽ thoải mái hơn.
Kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền (TP.HCM) cho biết, trong gần 20 năm hành nghề, ông đã gặp rất nhiều trường hợp miếng đất "đầu voi đuôi chuột", hoặc ngược lại thóp đầu nở hậu. Trừ đất quy hoạch mới, đa số đất trong dân cư trước đây thường tồn tại nhiều hình dạng khác nhau.
Điều rất thú vị với kiến trúc sư Truyền là khách hàng có nhiều quan niệm khác nhau về đất. Một số không suy nghĩ gì, nhà thắt đuôi chuột hay nở hậu, đất sao cũng ở được. Kiểu thứ hai là chỉ thích nhà nở hậu, cho rằng càng nở hậu thì càng làm ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, lại có một số người chỉ thích nhà thóp hậu, đó thường là những người gốc Hoa. Họ quan niệm mảnh đất thóp hậu tựa như con tỳ hưu - linh vật được nhiều người Hoa đặt ở ngoài các công sở, trung tâm thương mại, có miệng mà không có hậu môn, chỉ ăn vô mà không thải ra ngoài - tức là tiền của chỉ đi vào mà không đi ra.
Riêng với việc xây nhà, kiến trúc sư Truyền cho rằng thường những miếng đất xéo, không vuông vức lại tạo cảm hứng rất tốt cho kiến trúc sư, họ có thể thiết kế không gian linh hoạt hơn, đẹp hơn nhờ sự đa dạng của hình khối. Đương nhiên, từng không gian chức năng sinh hoạt, các không gian sử dụng phải là hình vuông hoặc hình chữ nhật tỷ lệ vàng, còn những phần xéo, không gian không vuông vức sẽ được bố trí để làm cầu thang bộ, giếng trời, cây xanh, khoảng không bên ngoài.... Chính mảnh đất không vuông vức vô tình lại tạo ra những không gian kiến trúc rất linh hoạt, đa dạng và rất ấn tượng.
Dưới đây là chia sẻ của anh Bùi Đức Huy, 39 tuổi hiện sống tại TP HCM.
Năm 2012, vợ chồng tôi mua được ngôi nhà đầu tiên của mình. Lúc đó, vì ít tiền nên chúng tôi chỉ mua nhà khá nhỏ, chưa đầy 30 m2 xây 2 tầng, trong một hẻm dân lao động ở Tân Thuận Đông, quận 7 cho gần nơi làm việc. Ngõ ngoằn ngoèo, nhỏ hẹp, hàng xóm vẫn bày đủ thứ ra đường, từ xe máy tới dây phơi quần áo, thực phẩm, thậm chí cả quán cà phê cóc. Có người còn nát rượu. Ở chưa đầy nửa năm, chúng tôi bán vội nhà được 900 triệu.
Sau đó, nhờ ba mẹ hai bên cho vay không lấy lãi 500 triệu, chúng tôi vay thêm ngân hàng 400 triệu nữa để mua một căn nhà hai tầng hơn 60 m2 trong một hẻm xe hơi vào được, gần ngôi nhà đầu tiên của mình. Nhà này xây đã 10 năm, hơi cũ, nhưng tôi rất thích vì đất nở hậu. Vợ chồng tôi chỉ sơn sửa sơ qua trước khi về ở. Sau đó, con hẻm trước cửa nhà nâng cốt đường khiến nhà tôi ngập nặng trong mùa mưa. Nếu muốn nâng nền, tôi dự tính phải đầu tư thêm khoảng hơn 100 triệu nữa. Không muốn vay thêm tiền, chúng tôi đành ở cố. Khi về nhà này, vợ tôi sinh con đầu lòng. Đứa nhỏ hay ốm nên vợ tôi về nhà ngoại ở Phú Xuân, Nhà Bè sống là chủ yếu. Cô ấy cũng không làm được nhiều, một mình tôi xoay xở kiếm tiền, trả nợ nên rất mệt.
Sau vài lần cãi cọ vì thiếu tiền, vì con ốm, vì nhà cửa nhếch nhác, chúng tôi quyết định bán nhà gần trung tâm, ra ngoại thành gần nhà bố mẹ vợ mua đất xây nhà để có tiền dư, trả hết ngân hàng. Chúng tôi chấp nhận đi làm xa hơn nhưng nhờ ông bà trông cháu dễ hơn. Lần này, tôi quyết định sẽ tự mình xây chứ không mua nhà có sẵn nữa để được ở nhà theo đúng ý mình.
Việc tìm đất trong khu dân cư lâu năm không dễ. Những miếng đất vuông vức không nhiều. Trong khi đó, ngân sách của chúng tôi lại hẻo, dự kiến tất cả tiền mua đất và xây nhà chỉ gói gọn trong khoảng 1,5 tỷ. Cuối cùng tôi tìm được một miếng 4,5 x 18, cách nhà ông bà nhạc khoảng 500 m với giá 700 triệu. Tôi băn khoăn nhất là mặt tiền 4,5 m nhưng hậu chỉ có 4,1 m. Tôi vẫn nghe bạn bè người thân truyền tai rằng đất nở hậu thì làm ăn và hậu vận mới tốt, thóp hậu hay xui xẻo. Ông chủ đất bảo vì miếng đất hơi xéo nên mới có giá đó, miếng gần đó vuông vức nên ông bán với giá cao hơn 1 triệu/m2. Tôi chấp nhận mua đất thóp hậu để bớt được chút tiền.
Anh Huy thấy được ở trong ngôi nhà thiết kế theo ý mình sẽ hạnh phúc hơn, dù đất nở hay thóp hậu. Ảnh: CM
Hẻm vào nhà tôi khoảng 6 m, hàng quán khá sầm uất, nên tôi quyết định sẽ xây một phòng phía ngoài để cho người ta thuê là cửa hàng bán thuốc, gạo hay uốn tóc. Gia đình sẽ ở lùi về phía sau, để yên tĩnh hơn.
Bán nhà cũ được 2,1 tỷ, mua đất và xây nhà mới hết 1,5 tỷ, chúng tôi trả hết được nợ ngân hàng, dư một phần trả bố mẹ. Ngoài ra, chúng tôi có thể cho thuê phòng mặt tiền được 3 triệu (giờ tăng lên 4 triệu/tháng), gia đình sống thoải mái hơn. Đặc biệt được ở trong căn nhà xây theo ý mình, tôi thấy chất lượng cuộc sống tốt hơn hẳn.
Gần 4 năm qua, tôi sống trong ngôi nhà này rất thoải mái. Gia đình tôi cũng đón thêm một thành viên mới, trộm vía cháu khỏe mạnh chứ không khó nuôi như thằng anh. Tôi nhận thấy, nơi ở quan trọng không ở đất nở hậu hay thóp hậu, mà quan trọng là vị trí tốt, phù hợp với túi tiền và khả năng của mình thì cuộc sống sẽ thoải mái hơn.
Kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền (TP.HCM) cho biết, trong gần 20 năm hành nghề, ông đã gặp rất nhiều trường hợp miếng đất "đầu voi đuôi chuột", hoặc ngược lại thóp đầu nở hậu. Trừ đất quy hoạch mới, đa số đất trong dân cư trước đây thường tồn tại nhiều hình dạng khác nhau.
Điều rất thú vị với kiến trúc sư Truyền là khách hàng có nhiều quan niệm khác nhau về đất. Một số không suy nghĩ gì, nhà thắt đuôi chuột hay nở hậu, đất sao cũng ở được. Kiểu thứ hai là chỉ thích nhà nở hậu, cho rằng càng nở hậu thì càng làm ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, lại có một số người chỉ thích nhà thóp hậu, đó thường là những người gốc Hoa. Họ quan niệm mảnh đất thóp hậu tựa như con tỳ hưu - linh vật được nhiều người Hoa đặt ở ngoài các công sở, trung tâm thương mại, có miệng mà không có hậu môn, chỉ ăn vô mà không thải ra ngoài - tức là tiền của chỉ đi vào mà không đi ra.
Riêng với việc xây nhà, kiến trúc sư Truyền cho rằng thường những miếng đất xéo, không vuông vức lại tạo cảm hứng rất tốt cho kiến trúc sư, họ có thể thiết kế không gian linh hoạt hơn, đẹp hơn nhờ sự đa dạng của hình khối. Đương nhiên, từng không gian chức năng sinh hoạt, các không gian sử dụng phải là hình vuông hoặc hình chữ nhật tỷ lệ vàng, còn những phần xéo, không gian không vuông vức sẽ được bố trí để làm cầu thang bộ, giếng trời, cây xanh, khoảng không bên ngoài.... Chính mảnh đất không vuông vức vô tình lại tạo ra những không gian kiến trúc rất linh hoạt, đa dạng và rất ấn tượng.