TRUONGTRINH
Well-known member
Nhà khoa học Stefania Druga của Google DeepMind cho rằng cách giáo dục hiện nay cần thay đổi để AI thành "bạn đồng hành" thay vì gây lo ngại hoặc bị lạm dụng.
Trong bối cảnh AI có thể tự viết code, nhiều người đặt câu hỏi liệu học lập trình còn là định hướng nghề nghiệp tốt hay không. Tiến sĩ Stefania Druga, nhà khoa học cấp cao Google DeepMind và sáng lập nền tảng giáo dục AI Cognimates, cho rằng các kỹ năng lập trình vẫn tiếp tục có giá trị, lập trình viên là phần không thể thiếu dù trí tuệ nhân tạo phát triển thế nào đi nữa.
Bà Stefania Druga tại một sự kiện về AI ở Miami ngày 6/5. Ảnh: X/Stefania Druga
Tuy nhiên, chuyên gia Google cho rằng học sinh, sinh viên đang lạm dụng AI - yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến trình độ mỗi người trong tương lai. "Việc sử dụng AI trong học đường đang hình thành vấn đề tiêu cực tiềm ẩn, như gian lận và làm giảm kỹ năng của học sinh, sinh viên", bà Druga nói với Business Insider. "Họ dùng AI nhiều, nhưng không phải lúc nào cũng hướng đến mục đích đúng đắn".
Bà đánh giá cách sử dụng AI trong học tập hiện nay "đáng thất vọng", nhưng lỗi không hoàn toàn nằm ở người học. "Đó là cách công nghệ được thiết kế, nhưng không phải điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm với AI. Nó không dùng để giải bài tập về nhà, viết bài luận, hoặc giúp vượt qua bài kiểm tra", bà tiếp tục.
Theo Druga, phần lớn bài tập hiện thiết kế theo tư duy cũ, dễ dàng được AI giải trong vài giây, từ đó dễ bị học sinh, sinh viên lạm dụng. Theo thời gian, nó có thể hình thành một thế hệ phụ thuộc vào AI, gồm cả những ai định hướng theo nghề lập trình viên.
Guardian cho biết đối với học sinh, sinh viên, việc hàng loạt công cụ ra đời thời gian qua, ví dụ ChatGPT, Gemini, Copilot, Claude AI, Perplexity, Meta AI như "bà tiên đỡ đầu" trong làm bài tập, . Tuy nhiên, đối với nhà giáo dục, đây là cơn ác mộng.
Theo khảo sát do Viện Chính sách Giáo dục Đại học Anh (HEPI) thực hiện và công bố tháng 2/2024, hơn nửa trong số 1.200 sinh viên được khảo sát sử dụng AI tạo sinh để hỗ trợ học tập, 5% thừa nhận sử dụng để gian lận. Vào tháng 11 cùng năm, Times Higher Education cho biết, dù thống kê không đồng đều, các trường hợp gian lận "dường như đang tăng vọt".
Russell Group, hội đại diện cho 24 trường đại học ở Anh có chất lượng đào tạo cao, nói một số trường đã báo cáo tình trạng gian lận bằng AI tăng gấp 15 lần. AI được đánh giá sẽ cách mạng hóa cách học tập, đóng vai trò gia sư cá nhân 24/7, nhưng cũng có thể trở thành " tai họa cho giáo dục", theo Inside Higher Ed.
"Chúng ta nên thay đổi toàn bộ khuôn khổ, cách dạy và học, đặc biệt cách để tạo không gian cho sự chủ động và sáng tạo của những người trẻ tuổi", bà Druga nêu quan điểm.
Chuyên gia Google cho rằng, bên cạnh nền tảng công nghệ cơ bản, môi trường giáo dục mới nên dạy học sinh, sinh viên các kỹ năng để sẵn sàng phục vụ "thị trường lao động chưa tồn tại". Thậm chí, việc đào tạo có thể bắt đầu từ khi còn nhỏ. Giảng dạy các vấn đề công nghệ trong thời gian dài để người trẻ sẵn sàng cho việc làm trong tương lai.
"Mọi thứ giống như lời hứa, rằng chỉ cần có tấm bằng khoa học máy tính, bạn sẽ có một công việc nhàn hạ", bà nói. "Nhưng xét tình hình hiện nay, điều đó không còn đúng nữa. Hàng loạt vụ sa thải thời gian qua hay nỗi lo AI cướp việc đang thể hiện điều đó".
Bà Druga đánh giá công nghệ đang thay đổi nhanh đến mức nếu một giáo án đưa ra cách đào tạo một công việc cụ thể hôm nay, nó có thể nhanh chóng lỗi thời vài tháng sau đó. Do vậy, thay vì đào tạo cụ thể, các trường học nên chuyển sang tập trung vào kỹ năng có thể chuyển giao, đặc biệt dạy "cách thích nghi với sự mơ hồ", vì hằng số duy nhất hiện có là "thay đổi nhanh chóng" - quan điểm Demis Hassabis, người đứng đầu Google DeepMind, từng chia sẻ.
"Mục tiêu là đảm bảo mọi người có thể cảm thấy thích nghi nhanh chóng, rằng mọi công việc trong tương lai đều dành họ mà không phải thốt lên: ồ, tôi lại phải học kiến thức này từ đầu'", bà nói thêm.
Bảo Lâm (theo Business Insider, Guardian)
Trong bối cảnh AI có thể tự viết code, nhiều người đặt câu hỏi liệu học lập trình còn là định hướng nghề nghiệp tốt hay không. Tiến sĩ Stefania Druga, nhà khoa học cấp cao Google DeepMind và sáng lập nền tảng giáo dục AI Cognimates, cho rằng các kỹ năng lập trình vẫn tiếp tục có giá trị, lập trình viên là phần không thể thiếu dù trí tuệ nhân tạo phát triển thế nào đi nữa.

Bà Stefania Druga tại một sự kiện về AI ở Miami ngày 6/5. Ảnh: X/Stefania Druga
Tuy nhiên, chuyên gia Google cho rằng học sinh, sinh viên đang lạm dụng AI - yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến trình độ mỗi người trong tương lai. "Việc sử dụng AI trong học đường đang hình thành vấn đề tiêu cực tiềm ẩn, như gian lận và làm giảm kỹ năng của học sinh, sinh viên", bà Druga nói với Business Insider. "Họ dùng AI nhiều, nhưng không phải lúc nào cũng hướng đến mục đích đúng đắn".
Bà đánh giá cách sử dụng AI trong học tập hiện nay "đáng thất vọng", nhưng lỗi không hoàn toàn nằm ở người học. "Đó là cách công nghệ được thiết kế, nhưng không phải điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm với AI. Nó không dùng để giải bài tập về nhà, viết bài luận, hoặc giúp vượt qua bài kiểm tra", bà tiếp tục.
Theo Druga, phần lớn bài tập hiện thiết kế theo tư duy cũ, dễ dàng được AI giải trong vài giây, từ đó dễ bị học sinh, sinh viên lạm dụng. Theo thời gian, nó có thể hình thành một thế hệ phụ thuộc vào AI, gồm cả những ai định hướng theo nghề lập trình viên.
Guardian cho biết đối với học sinh, sinh viên, việc hàng loạt công cụ ra đời thời gian qua, ví dụ ChatGPT, Gemini, Copilot, Claude AI, Perplexity, Meta AI như "bà tiên đỡ đầu" trong làm bài tập, . Tuy nhiên, đối với nhà giáo dục, đây là cơn ác mộng.
Theo khảo sát do Viện Chính sách Giáo dục Đại học Anh (HEPI) thực hiện và công bố tháng 2/2024, hơn nửa trong số 1.200 sinh viên được khảo sát sử dụng AI tạo sinh để hỗ trợ học tập, 5% thừa nhận sử dụng để gian lận. Vào tháng 11 cùng năm, Times Higher Education cho biết, dù thống kê không đồng đều, các trường hợp gian lận "dường như đang tăng vọt".
Russell Group, hội đại diện cho 24 trường đại học ở Anh có chất lượng đào tạo cao, nói một số trường đã báo cáo tình trạng gian lận bằng AI tăng gấp 15 lần. AI được đánh giá sẽ cách mạng hóa cách học tập, đóng vai trò gia sư cá nhân 24/7, nhưng cũng có thể trở thành " tai họa cho giáo dục", theo Inside Higher Ed.
"Chúng ta nên thay đổi toàn bộ khuôn khổ, cách dạy và học, đặc biệt cách để tạo không gian cho sự chủ động và sáng tạo của những người trẻ tuổi", bà Druga nêu quan điểm.
Chuyên gia Google cho rằng, bên cạnh nền tảng công nghệ cơ bản, môi trường giáo dục mới nên dạy học sinh, sinh viên các kỹ năng để sẵn sàng phục vụ "thị trường lao động chưa tồn tại". Thậm chí, việc đào tạo có thể bắt đầu từ khi còn nhỏ. Giảng dạy các vấn đề công nghệ trong thời gian dài để người trẻ sẵn sàng cho việc làm trong tương lai.
"Mọi thứ giống như lời hứa, rằng chỉ cần có tấm bằng khoa học máy tính, bạn sẽ có một công việc nhàn hạ", bà nói. "Nhưng xét tình hình hiện nay, điều đó không còn đúng nữa. Hàng loạt vụ sa thải thời gian qua hay nỗi lo AI cướp việc đang thể hiện điều đó".
Bà Druga đánh giá công nghệ đang thay đổi nhanh đến mức nếu một giáo án đưa ra cách đào tạo một công việc cụ thể hôm nay, nó có thể nhanh chóng lỗi thời vài tháng sau đó. Do vậy, thay vì đào tạo cụ thể, các trường học nên chuyển sang tập trung vào kỹ năng có thể chuyển giao, đặc biệt dạy "cách thích nghi với sự mơ hồ", vì hằng số duy nhất hiện có là "thay đổi nhanh chóng" - quan điểm Demis Hassabis, người đứng đầu Google DeepMind, từng chia sẻ.
"Mục tiêu là đảm bảo mọi người có thể cảm thấy thích nghi nhanh chóng, rằng mọi công việc trong tương lai đều dành họ mà không phải thốt lên: ồ, tôi lại phải học kiến thức này từ đầu'", bà nói thêm.
Bảo Lâm (theo Business Insider, Guardian)