Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Chuyên gia hàng không Mỹ hóa giải nỗi sợ máy bay
Các chuyên gia hàng không đưa ra nhiều số liệu chứng minh máy bay là phương tiện an toàn, một khi lên được máy bay "nguy hiểm nhất đã ở lại phía sau".
Đầu tháng 1, hai sự cố hàng không liên tiếp xảy ra là vụ va chạm tại sân bay Haneda Tokyo, Nhật Bản, và máy bay của hãng Alaska Airlines bung tấm bịt cửa sau vài phút khởi hành khiến nhiều người lo lắng về an toàn khi đi máy bay.
Máy bay của Alaska Airlines bị bung tấm bịt cửa sau khi bay hồi tháng 1. Ảnh: Reuters
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Máy bay của Alaska Airlines bị bung tấm bịt cửa sau khi bay hồi tháng 1. Ảnh: Reuters
"Hàng không là phương thức vận chuyển an toàn nhất", Anthony Brickhouse, giáo sư về an toàn hàng không tại Đại học Hàng không Embry-Riddle ở Florida, Mỹ cho biết. Brickhouse nói nếu nhìn vào các con số được thống kê, nguy cơ gặp tai nạn khi lái xe đến sân bay còn nhiều hơn khi đang bay ở độ cao hơn 11.000 m. Ông luôn nói với bạn bè rằng nếu đã lên được chuyến bay thì phần nguy hiểm nhất trong ngày "đã thực sự lùi lại phía sau".
Brickhouse cho biết thêm hành khách "nên ít chú ý" đến loại máy bay họ đang bay mà tập trung vào những thứ họ có thể kiểm soát, như an toàn cá nhân khi lên máy bay. Thay vì ngồi nghiên cứu đang bay loại máy bay nào, hành khách nên chú ý đến quy trình hướng dẫn bay của tiếp viên trước khi cất cánh, quan sát các lối thoát hiểm.
"Không nên quan tâm hay lo lắng" đi máy bay có an toàn không là lời khuyên của Geoffrey Thomas, chuyên gia an toàn hàng không kiêm quản lý Airline Ratings, cơ quan công bố danh sách các hãng hàng không an toàn nhất thế giới hàng năm.
Thomas cho biết các nhà sản xuất và hãng bay đều rút kinh nghiệm từ các sai lầm đi trước và đưa ra hệ thống đảm bảo lỗi sai không tái lại. "Theo thời gian đi máy bay ngày càng an toàn hơn", Thomas nói.
Trong một phân tích mới nhất, Airline Ratings xác định danh sách các máy bay có thể được coi là an toàn nhất để bay và chưa bao giờ gặp bất kỳ tai nạn nào gây tử vong. Trong số đó có Boeing 787 và 777-300ER, Airbus A220, A320neo và A380.
Danh sách các hãng hàng không an toàn nhất thế giới đứng đầu là Air New Zealand, Qantas, Virgin Australia, Etihad Airways, Qatar Airways, Emirates, All Nippon Airways, Finnair và Cathay Pacific.
Một máy bay của hãng Air New Zealand. Ảnh: Chad slattery
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 416.438px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Một máy bay của hãng Air New Zealand. Ảnh: Chad slattery
Báo cáo an toàn mới nhất từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết năm 2022 có 39 vụ tai nạn hàng không thương mại trên thế giới, với 158 trường hợp tử vong - tương đương cứ 0,83 triệu chuyến bay có 1 vụ tai nạn. "Tai nạn rất hiếm xảy ra trong ngành hàng không", Willie Walsh, Tổng Giám đốc IATA cho biết. Trong số 32,2 triệu chuyến bay của năm 2022 có 5 vụ tai nạn chết người. "Điều đó cho thấy đi máy bay là một trong những hoạt động an toàn nhất mà một người có thể tham gia", Walsh nói.
IATA cho biết trong 10 năm qua, ngành này đã cải thiện hiệu suất an toàn tổng thể lên 48%. Nhưng dù rủi ro thấp các chuyên gia vẫn nhận định tai nạn vẫn có thể xảy ra.
Một nghiên cứu của Arnold Barnett, giáo sư thống kê tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ tập trung vào thành tích an toàn ngày càng được cải thiện của ngành hàng không. Trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2022, nguy cơ tử vong cho mỗi lần lên máy bay là 1/13,4 triệu, thấp hơn nhiều lần chết vì bị cá mập tấn công. Đây là một cải thiện đáng kể so với giai đoạn 2008-2017, khi tỷ lệ rủi ro đi máy bay là 1/7,9 triệu. Giai đoạn trở về trước rủi ro là 1/350.000.
Dù vậy Barnett vẫn cảnh báo tai nạn không chia đều, có những khu vực tỷ lệ tai nạn cao hơn như các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin, theo Barnett. "Cứ 2 triệu người lên máy bay thì có một người chết, cao hơn mức trung bình trên thế giới là 1/13 triệu", Barnett nói.
Những quốc gia nghiên cứu chỉ ra an toàn nhất khi đi máy bay là Australia, Canada, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Israel, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ với nguy cơ tử vong là 1/80 triệu.
Barnett biết trên thế giới có rất nhiều người bị ám ảnh sẽ chết khi đi máy bay. Ông cho rằng suy nghĩ trên cũng giống nhiều người không thích đi siêu thị vì sợ trần nhà có thể sụp xuống. "Khi bạn đang đi trên phố cũng có thể tử vong nếu bị một thiên thạch rơi trúng. Nhưng sự cố này có xác suất rất nhỏ nên chúng ta luôn coi nó là điều không thể. Tôi nghĩ đi máy bay cũng vậy", Barnett nói.
Các chuyên gia hàng không đưa ra nhiều số liệu chứng minh máy bay là phương tiện an toàn, một khi lên được máy bay "nguy hiểm nhất đã ở lại phía sau".
Đầu tháng 1, hai sự cố hàng không liên tiếp xảy ra là vụ va chạm tại sân bay Haneda Tokyo, Nhật Bản, và máy bay của hãng Alaska Airlines bung tấm bịt cửa sau vài phút khởi hành khiến nhiều người lo lắng về an toàn khi đi máy bay.
Máy bay của Alaska Airlines bị bung tấm bịt cửa sau khi bay hồi tháng 1. Ảnh: Reuters
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Máy bay của Alaska Airlines bị bung tấm bịt cửa sau khi bay hồi tháng 1. Ảnh: Reuters
"Hàng không là phương thức vận chuyển an toàn nhất", Anthony Brickhouse, giáo sư về an toàn hàng không tại Đại học Hàng không Embry-Riddle ở Florida, Mỹ cho biết. Brickhouse nói nếu nhìn vào các con số được thống kê, nguy cơ gặp tai nạn khi lái xe đến sân bay còn nhiều hơn khi đang bay ở độ cao hơn 11.000 m. Ông luôn nói với bạn bè rằng nếu đã lên được chuyến bay thì phần nguy hiểm nhất trong ngày "đã thực sự lùi lại phía sau".
Brickhouse cho biết thêm hành khách "nên ít chú ý" đến loại máy bay họ đang bay mà tập trung vào những thứ họ có thể kiểm soát, như an toàn cá nhân khi lên máy bay. Thay vì ngồi nghiên cứu đang bay loại máy bay nào, hành khách nên chú ý đến quy trình hướng dẫn bay của tiếp viên trước khi cất cánh, quan sát các lối thoát hiểm.
"Không nên quan tâm hay lo lắng" đi máy bay có an toàn không là lời khuyên của Geoffrey Thomas, chuyên gia an toàn hàng không kiêm quản lý Airline Ratings, cơ quan công bố danh sách các hãng hàng không an toàn nhất thế giới hàng năm.
Thomas cho biết các nhà sản xuất và hãng bay đều rút kinh nghiệm từ các sai lầm đi trước và đưa ra hệ thống đảm bảo lỗi sai không tái lại. "Theo thời gian đi máy bay ngày càng an toàn hơn", Thomas nói.
Trong một phân tích mới nhất, Airline Ratings xác định danh sách các máy bay có thể được coi là an toàn nhất để bay và chưa bao giờ gặp bất kỳ tai nạn nào gây tử vong. Trong số đó có Boeing 787 và 777-300ER, Airbus A220, A320neo và A380.
Danh sách các hãng hàng không an toàn nhất thế giới đứng đầu là Air New Zealand, Qantas, Virgin Australia, Etihad Airways, Qatar Airways, Emirates, All Nippon Airways, Finnair và Cathay Pacific.
Một máy bay của hãng Air New Zealand. Ảnh: Chad slattery
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 416.438px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Một máy bay của hãng Air New Zealand. Ảnh: Chad slattery
Báo cáo an toàn mới nhất từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết năm 2022 có 39 vụ tai nạn hàng không thương mại trên thế giới, với 158 trường hợp tử vong - tương đương cứ 0,83 triệu chuyến bay có 1 vụ tai nạn. "Tai nạn rất hiếm xảy ra trong ngành hàng không", Willie Walsh, Tổng Giám đốc IATA cho biết. Trong số 32,2 triệu chuyến bay của năm 2022 có 5 vụ tai nạn chết người. "Điều đó cho thấy đi máy bay là một trong những hoạt động an toàn nhất mà một người có thể tham gia", Walsh nói.
IATA cho biết trong 10 năm qua, ngành này đã cải thiện hiệu suất an toàn tổng thể lên 48%. Nhưng dù rủi ro thấp các chuyên gia vẫn nhận định tai nạn vẫn có thể xảy ra.
Một nghiên cứu của Arnold Barnett, giáo sư thống kê tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ tập trung vào thành tích an toàn ngày càng được cải thiện của ngành hàng không. Trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2022, nguy cơ tử vong cho mỗi lần lên máy bay là 1/13,4 triệu, thấp hơn nhiều lần chết vì bị cá mập tấn công. Đây là một cải thiện đáng kể so với giai đoạn 2008-2017, khi tỷ lệ rủi ro đi máy bay là 1/7,9 triệu. Giai đoạn trở về trước rủi ro là 1/350.000.
Dù vậy Barnett vẫn cảnh báo tai nạn không chia đều, có những khu vực tỷ lệ tai nạn cao hơn như các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin, theo Barnett. "Cứ 2 triệu người lên máy bay thì có một người chết, cao hơn mức trung bình trên thế giới là 1/13 triệu", Barnett nói.
Những quốc gia nghiên cứu chỉ ra an toàn nhất khi đi máy bay là Australia, Canada, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Israel, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ với nguy cơ tử vong là 1/80 triệu.
Barnett biết trên thế giới có rất nhiều người bị ám ảnh sẽ chết khi đi máy bay. Ông cho rằng suy nghĩ trên cũng giống nhiều người không thích đi siêu thị vì sợ trần nhà có thể sụp xuống. "Khi bạn đang đi trên phố cũng có thể tử vong nếu bị một thiên thạch rơi trúng. Nhưng sự cố này có xác suất rất nhỏ nên chúng ta luôn coi nó là điều không thể. Tôi nghĩ đi máy bay cũng vậy", Barnett nói.