Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Trang Michelin Guide đưa thực khách đến Hồng Phát - một trong những nhà hàng hủ tiếu nổi tiếng, có tuổi đời ngót nghét nửa thế kỷ ở TP.HCM và kể câu chuyện phiêu lưu của người tạo ra nó.
Hủ tiếu Hồng Phát có tuổi đời nửa thế kỷ - Ảnh: Michelin Guide
Ở Việt Nam, hủ tiếu không phải là món ăn quốc dân như phở, bún nhưng nó vẫn là một trong những món phổ biến ở miền Nam.
Theo Michelin Guide, "ở TP.HCM và các địa phương lân cận, sẽ khó tìm một chỗ nào không bán hủ tiếu".
Trong nhà hàng hủ tiếu Hồng Phát, các đầu bếp đang nấu nốt nồi nước dùng từ xương tủy heo, các loại hải sản khô và thịt heo.
Sau đó, họ rưới nước dùng này vào tô thủy tinh có sẵn sợi hủ tiếu, tôm bóc vỏ, gan heo, huyết chín, giá đỗ và rau thơm, đưa ra cho khách.
Đằng sau tô hủ tiếu?
Michelin Guide tiết lộ câu trả lời nằm ở cái tên của món ăn: "Hủ tiếu Nam Vang".
Những người sành ăn có thể nhận thấy món này khá giống một số món ăn trong khu vực: kuyteav ở Campuchia, kuai tiao ở Thái Lan, kyay oh ở Myanmar, cả char kway teow ở Malaysia và Singapore.
Theo Michelin Guide, tất cả những món trên, kể cả hủ tiếu, đều có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, sau đó được các thương gia mang đến các nước Đông Nam Á từ nhiều thế kỷ trước.
"Còn Nam Vang trong tiếng Việt nghĩa là Phnom Penh", anh Đoàn Hồng Tuyến nói.
Anh là con út của bà Đặng Thị Nguyệt - người lập ra nhà hàng Hồng Phát.
Tiệm hủ tiếu Hồng Phát năm 1975 - Ảnh: Michelin Guide
Cuộc tháo chạy của số phận
Bà Nguyệt, một phụ nữ gốc Việt, được sinh ra ở Phnom Penh năm 1948 và bắt đầu làm việc trong một nhà hàng khi mới 13 tuổi.
Vào những năm 1960, Phnom Penh là nơi giao thoa của nhiều cộng đồng văn hóa khác nhau gồm người Khmer, người Việt và cả nhóm người từ miền Nam Trung Quốc sang.
TIN LIÊN QUAN
Lúc đó, bà Nguyệt chỉ là chân chạy vặt của nhà hàng, song đã mơ ước một ngày sẽ có một tiệm ăn của riêng mình.
Bà "học lỏm" bí quyết nấu ăn từ việc nghe những đầu bếp Trung Quốc giàu kinh nghiệm ở đây chia sẻ.
Anh Tuyến kể, khi ấy mẹ anh đã "lờ mờ nhận ra khả năng của bản thân khi có thể tạo ra phiên bản của một món ăn mà bà từng nếm thử trước đó".
Sau này, bà Nguyệt gặp chồng bà - cũng là một người Việt - và kết hôn cùng ông ấy.
Năm 1970, cuộc đảo chính nổ ra ở Campuchia, hai vợ chồng bà quyết định rời Phnom Penh đến Sài Gòn bất chấp cuộc chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra căng thẳng.
Năm 1975, bà Nguyệt mở tiệm hủ tiếu Nam Vang khiêm tốn tại nhà bố mẹ chồng. Hồng Phát ra đời từ đó.
Bà Nguyệt, người lập ra Hủ tiếu Hồng Phát - Ảnh: Michelin Guide
Tô hủ tiếu ly hương
Lúc đó, ở Sài Gòn đã có hủ tiếu bò viên, hủ tiếu trứng.
Bà Nguyệt đã nghĩ ra một phiên bản khác bằng cách giữ một số nét đặc trưng mà bà học lỏm được từ Campuchia, dùng sợi hủ tiếu khô để tạo ra kết cấu dai hơn, đồng thời thêm vào những sáng tạo của mình.
Hủ tiếu Hồng Phát có tuổi đời nửa thế kỷ - Ảnh: Michelin Guide
Ở Việt Nam, hủ tiếu không phải là món ăn quốc dân như phở, bún nhưng nó vẫn là một trong những món phổ biến ở miền Nam.
Theo Michelin Guide, "ở TP.HCM và các địa phương lân cận, sẽ khó tìm một chỗ nào không bán hủ tiếu".
Trong nhà hàng hủ tiếu Hồng Phát, các đầu bếp đang nấu nốt nồi nước dùng từ xương tủy heo, các loại hải sản khô và thịt heo.
Sau đó, họ rưới nước dùng này vào tô thủy tinh có sẵn sợi hủ tiếu, tôm bóc vỏ, gan heo, huyết chín, giá đỗ và rau thơm, đưa ra cho khách.
Đằng sau tô hủ tiếu?
Michelin Guide tiết lộ câu trả lời nằm ở cái tên của món ăn: "Hủ tiếu Nam Vang".
Những người sành ăn có thể nhận thấy món này khá giống một số món ăn trong khu vực: kuyteav ở Campuchia, kuai tiao ở Thái Lan, kyay oh ở Myanmar, cả char kway teow ở Malaysia và Singapore.
Theo Michelin Guide, tất cả những món trên, kể cả hủ tiếu, đều có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, sau đó được các thương gia mang đến các nước Đông Nam Á từ nhiều thế kỷ trước.
"Còn Nam Vang trong tiếng Việt nghĩa là Phnom Penh", anh Đoàn Hồng Tuyến nói.
Anh là con út của bà Đặng Thị Nguyệt - người lập ra nhà hàng Hồng Phát.
Tiệm hủ tiếu Hồng Phát năm 1975 - Ảnh: Michelin Guide
Cuộc tháo chạy của số phận
Bà Nguyệt, một phụ nữ gốc Việt, được sinh ra ở Phnom Penh năm 1948 và bắt đầu làm việc trong một nhà hàng khi mới 13 tuổi.
Vào những năm 1960, Phnom Penh là nơi giao thoa của nhiều cộng đồng văn hóa khác nhau gồm người Khmer, người Việt và cả nhóm người từ miền Nam Trung Quốc sang.
TIN LIÊN QUAN
Lúc đó, bà Nguyệt chỉ là chân chạy vặt của nhà hàng, song đã mơ ước một ngày sẽ có một tiệm ăn của riêng mình.
Bà "học lỏm" bí quyết nấu ăn từ việc nghe những đầu bếp Trung Quốc giàu kinh nghiệm ở đây chia sẻ.
Anh Tuyến kể, khi ấy mẹ anh đã "lờ mờ nhận ra khả năng của bản thân khi có thể tạo ra phiên bản của một món ăn mà bà từng nếm thử trước đó".
Sau này, bà Nguyệt gặp chồng bà - cũng là một người Việt - và kết hôn cùng ông ấy.
Năm 1970, cuộc đảo chính nổ ra ở Campuchia, hai vợ chồng bà quyết định rời Phnom Penh đến Sài Gòn bất chấp cuộc chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra căng thẳng.
Năm 1975, bà Nguyệt mở tiệm hủ tiếu Nam Vang khiêm tốn tại nhà bố mẹ chồng. Hồng Phát ra đời từ đó.
Bà Nguyệt, người lập ra Hủ tiếu Hồng Phát - Ảnh: Michelin Guide
Tô hủ tiếu ly hương
Lúc đó, ở Sài Gòn đã có hủ tiếu bò viên, hủ tiếu trứng.
Bà Nguyệt đã nghĩ ra một phiên bản khác bằng cách giữ một số nét đặc trưng mà bà học lỏm được từ Campuchia, dùng sợi hủ tiếu khô để tạo ra kết cấu dai hơn, đồng thời thêm vào những sáng tạo của mình.