tran hương
Well-known member
2.200 sinh viên, người lao động xa quê đã rời TP.HCM vào sáng 31-1 trên chuyến xe mùa xuân ấy, chờ giây phút sum vầy trọn vẹn cùng người thân đón Tết nơi quê nhà.
0
Hai mẹ con chị Nga và bé Hoàng Anh tươi cười, chuẩn bị khởi hành chuyến về quê Nghệ An đón Tết sau sáu năm chờ đợi - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Chuyến xe mùa xuân dịp Tết cả chục năm qua minh chứng rõ nét nghĩa tình của TP.HCM. Đó còn là khả năng dân vận khéo của người tổ chức khi không chỉ doanh nghiệp, đơn vị mà có nhiều người dân TP cùng chung tay tặng vé cho sinh viên và người lao động nghèo xa quê.
Mẹ ơi, con đang về!
Cầm tấm vé trên tay, bạn Phan Thị Thu Hà (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM) xúc động kể hôm hay tin được nhận vé đã hét lớn vì vui. Vì quá háo hức, khó ngủ nên bạn đã thức luôn đợi trời sáng để ra điểm tập trung.
"Mẹ ơi con đang về" - Hà gọi điện thoại cho mẹ khi ngồi trên xe. Cô bạn thật thà: "Chỉ mong quãng đường từ TP.HCM về Bình Định ngắn lại, nhanh kết thúc hành trình để có thể ôm lấy mẹ khi tới nhà". Gia đình chỉ có hai mẹ con nên được nghỉ Tết chỉ mong phi ngay về với mẹ.
Sinh ra, lớn lên trong một gia đình nghèo ở Quảng Trị, Hoàng Trọng Nguyên (Trường ĐH Y Dược TP.HCM) càng hiểu mình phải nỗ lực hơn bao giờ hết. Một năm qua, ba Nguyên ở quê thất nghiệp mấy tháng liền, mọi gánh nặng đổ lên vai mẹ.
Nguyên đã từng nghĩ mình sẽ không về Tết. Chỉ khi nghe tin đã được duyệt tặng vé đi Chuyến xe mùa xuân, bạn mới thở phào nhẹ nhõm. Với Nguyên, chuyến xe không chỉ giúp sinh viên giảm nỗi lo gánh nặng chi phí mà còn giúp mỗi bạn cảm nhận được hạnh phúc của sự chia sẻ yêu thương.
Mùa Tết đầu tiên em được về quê
Không chỉ có sinh viên, các chuyến xe này mỗi năm còn có rất đông người lao động. Họ là những lao động xa quê vào TP.HCM làm công nhân, mua ve chai, bán vé số... Bước lên xe, nghĩ về khoảnh khắc sum vầy cùng gia đình sau một năm mưu sinh vất vả, lòng ai cũng thấy thư thái, nở nụ cười hạnh phúc.
Ngót nghét sáu mùa xuân vợ chồng chị Hoàng Thị Nga (40 tuổi, ở trọ tại TP Thủ Đức) không về quê ăn Tết. Lương công nhân ít ỏi của chị cùng thu nhập bữa đực bữa cái từ công việc lao động tự do của anh chỉ đủ đắp đổi qua ngày. Từ khi sinh bé Trương Hoàng Anh rồi đón nhận tin không vui về bệnh tình của con, cuộc sống gia đình ngày một khó nên việc về Nghệ An đón Tết cũng trở nên xa vời.
Thoắt cái Hoàng Anh đã 6 tuổi, cả nhà tính chuyện về quê ăn Tết. Định vậy nhưng khi nhìn giá vé tàu, xe, hai vợ chồng bấm bụng bảo nhau chắc thôi dù sáu năm đón Tết ở phòng trọ và gắng lắm nhưng "không đâu bằng Tết quê nhà bên người thân", nhất là với bé Hoàng Anh.
"Khi biết chương trình tặng vé miễn phí, tụi tui mừng lắm. Vậy là mong ước cho con ăn cái Tết trọn vẹn với ông bà phải mất sáu năm nhờ chương trình mới làm được. Chứ nhìn giá vé tàu xe về Nghệ An ngày Tết, hai vợ chồng chỉ biết khóc" - chị Nga xúc động kể.
Khoảnh khắc cụ Huỳnh Thị Nưa (86 tuổi, quê Phú Yên) bước từng bước khó nhọc lên xe, vẫy tay "cảm ơn mọi người" khiến nhiều người chứng kiến cũng bịn rịn. Lâu rồi cụ chưa được về quê. Thu nhập từ việc bán vé số dạo chỉ đủ để cụ cùng con trai mắc bệnh tim xoay xở tạm qua ngày.
Nhận vé xe về quê đón Tết, cụ Nưa nói vui lắm. Nhiều người cùng xóm trọ hay tin cũng mừng cho hai mẹ con. Rồi người gom ít bánh trái, người cho túi gạo, dầu ăn để hai mẹ con mang về quê ăn Tết. "Không được tặng vé xe, tui cũng chẳng dám tính chuyện về quê đâu" - cụ Nưa cười.
Những cảm xúc, hương vị ấm áp của Chuyến xe mùa xuân là ký ức đẹp với mình trong kỳ nghỉ Tết năm nay. Dù còn nhiều khó khăn song mình tin mình không cô đơn, lẻ loi giữa mảnh đất đầy nhân hậu, tử tế này.
Sinh viên HOÀNG TRỌNG NGUYÊN (Trường ĐH Y Dược TP.HCM)
Nuôi dưỡng tinh thần nhân ái
Chuyến xe mùa xuân 2024 được Thành Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM, Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP.HCM, báo Thanh Niên và nhiều đơn vị cùng thực hiện. Chương trình này đã được Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP.HCM khởi xướng từ năm 2002 và tổ chức dịp Tết hằng năm. Tính đến nay, chương trình đã hỗ trợ cho 60.400 sinh viên khó khăn được về quê đón Tết.
Chị Trần Thu Hà - phó bí thư Thành Đoàn, chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM - nói bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, kinh tế TP.HCM cũng gặp khó không ít. Dẫu vậy, khi thực hiện chương trình này, ban tổ chức đã nhận được nhiều tấm lòng vàng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân sẵn sàng san sẻ hạnh phúc mùa xuân dù ai cũng có cái khó riêng.
Chị Hà mong mỗi bạn sinh viên, người lao động sẽ cảm nhận được giá trị nhân văn, ý nghĩa sẻ chia, tình nhân ái khi có mặt trên chuyến xe này. "Mong rằng giá trị về sự sẻ chia của người dân Việt Nam sẽ luôn được cùng nuôi dưỡng, phát triển trong tương lai. Mỗi sinh viên, người lao động sẽ là hạt nhân gắn kết, sẻ chia và cùng chúng tôi tạo nên những câu chuyện đẹp, mang ý nghĩa nhân văn khác" - chị Hà nói.
Tặng quà 2.000 học sinh, sinh viên khó khăn
Chiều 31-1, Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP.HCM tổ chức chương trình "Xuân từ triệu tấm lòng" chăm lo cho sinh viên khó khăn đón Tết xa nhà và học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Chương trình năm nay tặng quà cho 2.000 học sinh, sinh viên cùng một số hoạt động như gặp gỡ, giao lưu với văn nghệ sĩ, tham gia các trò chơi dân gian đặc trưng dịp Tết. Mỗi bạn được nhận phần quà Tết trị giá 1 triệu đồng.
"Xuân từ triệu tấm lòng" tiền thân là chương trình họp mặt sinh viên đón Tết xa nhà được tổ chức lần đầu tiên năm 1999 và duy trì đến nay, chăm lo thêm cho học sinh. Đến nay, chương trình đã hỗ trợ cho 30.000 lượt học sinh sinh viên.
Quà Tết, học bổng cho cán bộ Đoàn - Hội khó khăn
Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM Trần Thu Hà (trái) trao quà cho sinh viên làm cán bộ Hội Sinh viên - Ảnh: C.TRIỆU
Ngày 31-1, Hội Sinh viên Việt Nam, Thành Đoàn và Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM đã chăm lo, trao học bổng cho sinh viên là cán bộ Đoàn - Hội có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại các trường ở TP.HCM dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Trong đó, Hội Sinh viên Việt Nam trao 30 suất học bổng, quà Tết (2 triệu đồng/suất); Thành Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM và Ban chỉ huy chiến dịch Xuân tình nguyện TP.HCM 2024 tặng 50 phần quà (1 triệu đồng/phần).
0
Hai mẹ con chị Nga và bé Hoàng Anh tươi cười, chuẩn bị khởi hành chuyến về quê Nghệ An đón Tết sau sáu năm chờ đợi - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Chuyến xe mùa xuân dịp Tết cả chục năm qua minh chứng rõ nét nghĩa tình của TP.HCM. Đó còn là khả năng dân vận khéo của người tổ chức khi không chỉ doanh nghiệp, đơn vị mà có nhiều người dân TP cùng chung tay tặng vé cho sinh viên và người lao động nghèo xa quê.
Mẹ ơi, con đang về!
Cầm tấm vé trên tay, bạn Phan Thị Thu Hà (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM) xúc động kể hôm hay tin được nhận vé đã hét lớn vì vui. Vì quá háo hức, khó ngủ nên bạn đã thức luôn đợi trời sáng để ra điểm tập trung.
"Mẹ ơi con đang về" - Hà gọi điện thoại cho mẹ khi ngồi trên xe. Cô bạn thật thà: "Chỉ mong quãng đường từ TP.HCM về Bình Định ngắn lại, nhanh kết thúc hành trình để có thể ôm lấy mẹ khi tới nhà". Gia đình chỉ có hai mẹ con nên được nghỉ Tết chỉ mong phi ngay về với mẹ.
Sinh ra, lớn lên trong một gia đình nghèo ở Quảng Trị, Hoàng Trọng Nguyên (Trường ĐH Y Dược TP.HCM) càng hiểu mình phải nỗ lực hơn bao giờ hết. Một năm qua, ba Nguyên ở quê thất nghiệp mấy tháng liền, mọi gánh nặng đổ lên vai mẹ.
Nguyên đã từng nghĩ mình sẽ không về Tết. Chỉ khi nghe tin đã được duyệt tặng vé đi Chuyến xe mùa xuân, bạn mới thở phào nhẹ nhõm. Với Nguyên, chuyến xe không chỉ giúp sinh viên giảm nỗi lo gánh nặng chi phí mà còn giúp mỗi bạn cảm nhận được hạnh phúc của sự chia sẻ yêu thương.
Mùa Tết đầu tiên em được về quê
Không chỉ có sinh viên, các chuyến xe này mỗi năm còn có rất đông người lao động. Họ là những lao động xa quê vào TP.HCM làm công nhân, mua ve chai, bán vé số... Bước lên xe, nghĩ về khoảnh khắc sum vầy cùng gia đình sau một năm mưu sinh vất vả, lòng ai cũng thấy thư thái, nở nụ cười hạnh phúc.
Ngót nghét sáu mùa xuân vợ chồng chị Hoàng Thị Nga (40 tuổi, ở trọ tại TP Thủ Đức) không về quê ăn Tết. Lương công nhân ít ỏi của chị cùng thu nhập bữa đực bữa cái từ công việc lao động tự do của anh chỉ đủ đắp đổi qua ngày. Từ khi sinh bé Trương Hoàng Anh rồi đón nhận tin không vui về bệnh tình của con, cuộc sống gia đình ngày một khó nên việc về Nghệ An đón Tết cũng trở nên xa vời.
Thoắt cái Hoàng Anh đã 6 tuổi, cả nhà tính chuyện về quê ăn Tết. Định vậy nhưng khi nhìn giá vé tàu, xe, hai vợ chồng bấm bụng bảo nhau chắc thôi dù sáu năm đón Tết ở phòng trọ và gắng lắm nhưng "không đâu bằng Tết quê nhà bên người thân", nhất là với bé Hoàng Anh.
"Khi biết chương trình tặng vé miễn phí, tụi tui mừng lắm. Vậy là mong ước cho con ăn cái Tết trọn vẹn với ông bà phải mất sáu năm nhờ chương trình mới làm được. Chứ nhìn giá vé tàu xe về Nghệ An ngày Tết, hai vợ chồng chỉ biết khóc" - chị Nga xúc động kể.
Khoảnh khắc cụ Huỳnh Thị Nưa (86 tuổi, quê Phú Yên) bước từng bước khó nhọc lên xe, vẫy tay "cảm ơn mọi người" khiến nhiều người chứng kiến cũng bịn rịn. Lâu rồi cụ chưa được về quê. Thu nhập từ việc bán vé số dạo chỉ đủ để cụ cùng con trai mắc bệnh tim xoay xở tạm qua ngày.
Nhận vé xe về quê đón Tết, cụ Nưa nói vui lắm. Nhiều người cùng xóm trọ hay tin cũng mừng cho hai mẹ con. Rồi người gom ít bánh trái, người cho túi gạo, dầu ăn để hai mẹ con mang về quê ăn Tết. "Không được tặng vé xe, tui cũng chẳng dám tính chuyện về quê đâu" - cụ Nưa cười.
Những cảm xúc, hương vị ấm áp của Chuyến xe mùa xuân là ký ức đẹp với mình trong kỳ nghỉ Tết năm nay. Dù còn nhiều khó khăn song mình tin mình không cô đơn, lẻ loi giữa mảnh đất đầy nhân hậu, tử tế này.
Sinh viên HOÀNG TRỌNG NGUYÊN (Trường ĐH Y Dược TP.HCM)
Nuôi dưỡng tinh thần nhân ái
Chuyến xe mùa xuân 2024 được Thành Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM, Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP.HCM, báo Thanh Niên và nhiều đơn vị cùng thực hiện. Chương trình này đã được Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP.HCM khởi xướng từ năm 2002 và tổ chức dịp Tết hằng năm. Tính đến nay, chương trình đã hỗ trợ cho 60.400 sinh viên khó khăn được về quê đón Tết.
Chị Trần Thu Hà - phó bí thư Thành Đoàn, chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM - nói bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, kinh tế TP.HCM cũng gặp khó không ít. Dẫu vậy, khi thực hiện chương trình này, ban tổ chức đã nhận được nhiều tấm lòng vàng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân sẵn sàng san sẻ hạnh phúc mùa xuân dù ai cũng có cái khó riêng.
Chị Hà mong mỗi bạn sinh viên, người lao động sẽ cảm nhận được giá trị nhân văn, ý nghĩa sẻ chia, tình nhân ái khi có mặt trên chuyến xe này. "Mong rằng giá trị về sự sẻ chia của người dân Việt Nam sẽ luôn được cùng nuôi dưỡng, phát triển trong tương lai. Mỗi sinh viên, người lao động sẽ là hạt nhân gắn kết, sẻ chia và cùng chúng tôi tạo nên những câu chuyện đẹp, mang ý nghĩa nhân văn khác" - chị Hà nói.
Tặng quà 2.000 học sinh, sinh viên khó khăn
Chiều 31-1, Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP.HCM tổ chức chương trình "Xuân từ triệu tấm lòng" chăm lo cho sinh viên khó khăn đón Tết xa nhà và học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Chương trình năm nay tặng quà cho 2.000 học sinh, sinh viên cùng một số hoạt động như gặp gỡ, giao lưu với văn nghệ sĩ, tham gia các trò chơi dân gian đặc trưng dịp Tết. Mỗi bạn được nhận phần quà Tết trị giá 1 triệu đồng.
"Xuân từ triệu tấm lòng" tiền thân là chương trình họp mặt sinh viên đón Tết xa nhà được tổ chức lần đầu tiên năm 1999 và duy trì đến nay, chăm lo thêm cho học sinh. Đến nay, chương trình đã hỗ trợ cho 30.000 lượt học sinh sinh viên.
Quà Tết, học bổng cho cán bộ Đoàn - Hội khó khăn
Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM Trần Thu Hà (trái) trao quà cho sinh viên làm cán bộ Hội Sinh viên - Ảnh: C.TRIỆU
Ngày 31-1, Hội Sinh viên Việt Nam, Thành Đoàn và Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM đã chăm lo, trao học bổng cho sinh viên là cán bộ Đoàn - Hội có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại các trường ở TP.HCM dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Trong đó, Hội Sinh viên Việt Nam trao 30 suất học bổng, quà Tết (2 triệu đồng/suất); Thành Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM và Ban chỉ huy chiến dịch Xuân tình nguyện TP.HCM 2024 tặng 50 phần quà (1 triệu đồng/phần).