Cloud Hosting là gì? Những thông tin cần biết khi mua Cloud Hosting

Hải Vy

Well-known member
Cloud Hosting dần dần trở nên ngày càng phổ biến cùng với những lợi ích mà nó đem lại cho người sử dụng. Vậy Cloud Hosting là gì?
Cloud Hosting là gì?

Cloud Hosting là dịch vụ lưu trữ trang web ở trên máy chủ Windows hoặc ở Linux với việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây Cloud hiện đại. Trên thực tế, Cloud Hosting không chỉ có tác dụng lưu trữ thông tin lớn mà chúng còn có độ bảo mật cao không tưởng.

Cloud Hosting là gì?

Cloud Hosting là gì?

Cách thức hoạt động của Cloud Hosting
Cloud Hosting hoạt động dựa trên hệ thống máy chủ Cloud trên nền tảng công nghệ đám mây, hay còn có tên gọi là Coud Computing từ các hãng máy chủ lớn trên thế giới như Cisc… kết hợp cùng hệ thống lưu trữ Cloud Storage hiện đại.

Cloud Hosting có khả năng lưu trữ khổng lồ


Cloud Hosting có khả năng lưu trữ khổng lồ

Bên cạnh đó, chúng còn hoạt động dựa trên nguyên tắc phân tán lưu trữ dữ liệu trên hệ điều hành Cloudlinux và cân bằng tải Load Balancing, điều này giúp tối ưu hóa tốc độ truy cập vào server. Đồng thời cũng tăng cường khả năng lưu trữ, độ bảo mật và giảm khả năng downtime cho website. Cloud Hosting không giới hạn số, lượng máy chủ truy cập nhờ sử dụng công nghệ điện toán đám mây hiện đại. Đây là giải pháp lưu trữ thông minh được đông đảo người dùng ưa chuộng hiện nay.

Các thông số cần biết về Cloud Hosting
Khi tìm hiểu và mua Cloud Hosting, người dùng không thể bỏ qua một số thông số quan trọng của nhà cung cấp dịch vụ đưa ra.

Các thông số cần lưu ý


Các thông số cần lưu ý

Disk Space (Dung lượng ổ đĩa)
Disk Space là thuật ngữ dùng để chỉ sức chứa dung lượng của hosting. Mỗi gói dung lượng sẽ có những sức chứa khác nhau. Dung lượng càng lớn, khả năng lưu trữ càng nhiều.

Bandwidth (Băng thông)
Băng thông là tổng lưu lượng upload và download file của hosting trong mỗi một tháng. Số lượng băng thông có giới hạn trong mỗi tháng, vì vậy bạn cần tính toán sao cho phù hợp để tránh lỗi vì quá tải.

Parked Domain (Tên miền song song)
Đây là thuật ngữ chỉ số tên miền chạy song hành cùng lúc với tên miền chính. Do đó, bạn dùng tên miền nào thì cũng sẽ trở về một địa chỉ máy chủ duy nhất.

Addon Domain (Tên miền bổ trợ)
Đúng như cái tên gọi của nó, đây là tên miền bổ trợ, sẽ được chia nhỏ ra thành nhiều hosting để đáp ứng được Addon Domain.

Subdomain (Tên miền phụ)
Tên miền phụ, hay còn có thể gọi là tên miền con không giới hạn, bạn có thể tên miền này không giới hạn.

Email
Khi bạn mua gói dịch vụ Cloud Hosting, bạn sẽ được nhà dịch vụ cung cấp tên miền email khả dụng. Số lượng tên miền này còn tùy thuộc vào gói dịch vụ mà bạn đã đăng ký sử dụng.

Các loại Cloud Hosting
Hiện nay, có 4 mô hình Cloud Hosting phổ biến được nhiều người biết đến và sử dụng.

Các loại Cloud Hosting


1. Public Cloud
Public Cloud còn gọi là đám mây công cộng do bên thứ ba cung cấp. Đây là dịch vụ có thể nói là phổ biến nhất trong hầu hết các gói dịch vụ.

  • Ưu điểm: Không giới hạn số lượng máy chủ truy cập, tiết kiệm chi phí. Phù hợp sử dụng trong doanh nghiệp.
  • Nhược điểm: Phụ thuộc hoàn toàn vào bên thứ ba cung cấp dịch vụ, gây trở ngại trong việc ứng dụng lưu trữ dữ liệu nội bộ.
2. Private Cloud
Private Cloud còn được gọi là “đám mây doanh nghiệp” thường được sử dụng trong nội bộ của công ty, do công ty quản lý nhằm đảm bảo an ninh thông tin lưu trữ.

  • Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý, tối ưu hóa về cơ sở dữ liệu, khả năng bảo mật tốt…
  • Nhược điểm: Tốn kém chi phí, yêu cầu đội ngũ chuyên môn quản lý cao.
3. Hybrid Cloud
Hybrid Cloud là đứa “con lai” giữa Public Cloud và Private Cloud, có tác dụng đồng bộ hóa việc quản lý giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ.

  • Ưu điểm: Doanh nghiệp sẽ không bị giới hạn và thoải mái sử dụng thêm nhiều dịch vụ.
  • Nhược điểm: Tốn kém chi phí và quá trình quản lý khá phức tạp, khó kiểm soát.
Hybrid Cloud


4. Community Cloud
Community Cloud hay còn được gọi là đám mây cộng đồng, đây là dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp cho cộng đồng.

Ưu điểm: Cloud Hosting là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Chúng có một số ưu điểm phải kể đến như sau:
  • Sẵn sàng 24/7: Dễ dàng xử lý và kiểm soát dữ liệu mọi lúc mọi nơi. Đồng thời, hệ thống còn nâng cấp và cập nhật liên tục.
  • Tính bảo mật: Đây là dịch vụ giúp tối ưu hóa an ninh cao cho toàn bộ hệ thống dữ liệu nội bộ.
  • Có nhiều lựa chọn về hiệu năng: Cloud Hosting có hệ thống lưu trữ “quyền năng”. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn mà chọn hiệu năng sao cho phù hợp.
Nhược điểm của Cloud Hosting: Cloud Hosting có chi phí cao hơn so với đại đa số hosting khác. Tuy nhiên, tính về lâu dài Cloud Hosting vẫn có lợi hơn rất nhiều.
Lời kết
Như vậy, trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Cloud Hosting cùng với những thông tin có liên quan. Mong rằng những thông tin trên hữu ích cho bạn.
Trích theo: Thu Hằng
 
Bên trên