Nguyễn May
Well-known member
Cuốn sách "Heidi" được viết cách đây hơn 100 năm nhưng trẻ em ngày nay vẫn dễ dàng cảm nhận những ý nghĩa đong đầy trong đó.
Tháng 10, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành Heidi - cuốn sách nổi tiếng nhất của cây bút văn học thiếu nhi Thụy Sĩ Johanna Spyri (1827 - 1901).
Truyện kể về một cô bé mồ côi đến sống cùng ông nội trên dãy Alps khoáng đạt. Ai cũng ái ngại cho Heidi khi phải sống với ông già lập dị và cục cằn ấy. Nhưng bằng cái nhìn hồn nhiên và lòng tốt tràn đầy, cô bé đã thay đổi những điều đáng buồn trong cuộc đời biết bao người.
Trên nền khung cảnh thiên nhiên Thụy Sĩ được mô tả chân thực và tươi mát, Johanna Spyri đã thêu dệt từng câu chuyện nhỏ về tình yêu thương, sự san sẻ, tinh thần tự do, không định kiến.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã chuyển ngữ Heidi (riêng tiếng Anh đã có 13 bản khác nhau, từ năm 1882 đến năm 1959). Cuốn sách cũng đã được chuyển thể thành phim, kịch, trò chơi điện tử...
Dựa trên số bản bán ra, Heidi được xếp trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời.
Bìa sách "Heidi" (Ảnh: NXB Phụ nữ Việt Nam).
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh cô bé Heidi rất hiếu động, yêu tự do: "Thế rồi Heidi bỗng ngồi thụp xuống, cởi phăng đôi giày ống và tất khỏi chân. Nó tháo chiếc khăn choàng màu đỏ dày cộp ra, tiếp đến cởi cúc chiếc váy đẹp nhất của mình.
[…] Nó cởi cả hai chiếc váy, đứng đó với độc chiếc váy lót trên người, vẫy vẫy tay trong không khí đầy vui thích. Sau đó, nó xếp váy áo thành một đống gọn gàng rồi chạy nhảy tung tăng theo Peter và đàn dê".
Hành động này gợi lên mong muốn trút bỏ "gánh nặng" - có như vậy con người mới nhẹ nhõm theo đuổi niềm vui, niềm hạnh phúc.
Độc giả sẽ cảm thấy ấn tượng với cảnh dì Detie mắng Heidi: "Heidi, mày làm cái quái gì thế hả? Trông bộ dạng của mày kìa! Mày đã làm gì với những cái váy? Khăn đâu? Và còn đôi giày ống dì mới mua cho mày để đi tới đây, với đôi tất dì đã đan cho mày nữa?".
Song, cô bé vẫn bình thản trả lời: "Cháu không cần chúng".
Dì Detie đã trả Heidi cho ông nội - là bác Alp bí ẩn và khó tính. Khi trí óc lẫn tâm hồn không bị đóng khung, Heidi thoải mái làm quen với người ông sau nhiều năm xa cách, nhanh nhẹn khám phá môi trường sống mới, thậm chí hăng hái giúp ông sửa soạn bàn ăn tối.
Ngay trong đêm đầu tiên Heidi ngủ trên núi, hình ảnh cô bé đáng yêu, bình an như thiên thần đã khiến tâm trí tưởng chừng khô cằn của bác Alp bỗng chốc được tưới mát.
Đời sống trên núi cao khó khăn đủ bề, nhưng Heidi chưa bao giờ coi đó là sự thiếu thốn, khắc nghiệt. Cô bé luôn hướng đến những điều sẵn có, tự nhiên mà theo cô thì thật đủ đầy, tươi mới.
Heidi không chỉ trải nghiệm mà còn hòa nhập, kết thân, tạo nên bao nhiêu mối dây gắn bó - với cảnh vật, với con vật và con người.
Khi trao gửi tình yêu thương trong sáng, không bị giới hạn, Heidi khiến mọi vật, mọi người ở miền núi cao quấn quýt lấy cô bé, từ đó mọi người cũng có sự kết nối lẫn nhau đầy ấm áp.
"Heidi" được chuyển thể thành phim vào năm 1937 (Ảnh: Moutain History Museum).
Khi quyết định chuyển ngữ Heidi, dịch giả Nguyễn Bích Lan mong muốn đi tìm những món quà ở trẻ thơ.
Cuốn sách không chỉ "dành cho trẻ em", mà ngược lại, chính cô bé Heidi đã trao tặng chúng ta biết bao món quà đáng giá: cái nhìn sáng trong, chẳng vướng định kiến; niềm nhiệt huyết, quyết tâm khi bắt tay làm mọi việc; tính trung thực và đặc biệt là lòng tin - lòng tốt.
"Từng lời nói, từng hành động của cô bé đều ẩn chứa năng lượng vui vẻ, khả năng xoa dịu, có thể chữa lành đâu chỉ cho bạn bè đồng trang lứa, mà còn cho người lớn, người già, cho cả người thành đạt lẫn người từng thất bại", dịch giả Nguyễn Bích Lan nói.
"Nhờ Heidi mà ta nhận ra rằng, muốn kết bạn thì trước tiên chúng ta phải là một người bạn. Cuốn sách được viết cách đây hơn 100 năm nhưng trẻ em ngày nay vẫn dễ dàng cảm nhận những ý nghĩa đong đầy trong đó", The Guardian nhận xét.
Tháng 10, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành Heidi - cuốn sách nổi tiếng nhất của cây bút văn học thiếu nhi Thụy Sĩ Johanna Spyri (1827 - 1901).
Truyện kể về một cô bé mồ côi đến sống cùng ông nội trên dãy Alps khoáng đạt. Ai cũng ái ngại cho Heidi khi phải sống với ông già lập dị và cục cằn ấy. Nhưng bằng cái nhìn hồn nhiên và lòng tốt tràn đầy, cô bé đã thay đổi những điều đáng buồn trong cuộc đời biết bao người.
Trên nền khung cảnh thiên nhiên Thụy Sĩ được mô tả chân thực và tươi mát, Johanna Spyri đã thêu dệt từng câu chuyện nhỏ về tình yêu thương, sự san sẻ, tinh thần tự do, không định kiến.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã chuyển ngữ Heidi (riêng tiếng Anh đã có 13 bản khác nhau, từ năm 1882 đến năm 1959). Cuốn sách cũng đã được chuyển thể thành phim, kịch, trò chơi điện tử...
Dựa trên số bản bán ra, Heidi được xếp trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời.
Bìa sách "Heidi" (Ảnh: NXB Phụ nữ Việt Nam).
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh cô bé Heidi rất hiếu động, yêu tự do: "Thế rồi Heidi bỗng ngồi thụp xuống, cởi phăng đôi giày ống và tất khỏi chân. Nó tháo chiếc khăn choàng màu đỏ dày cộp ra, tiếp đến cởi cúc chiếc váy đẹp nhất của mình.
[…] Nó cởi cả hai chiếc váy, đứng đó với độc chiếc váy lót trên người, vẫy vẫy tay trong không khí đầy vui thích. Sau đó, nó xếp váy áo thành một đống gọn gàng rồi chạy nhảy tung tăng theo Peter và đàn dê".
Hành động này gợi lên mong muốn trút bỏ "gánh nặng" - có như vậy con người mới nhẹ nhõm theo đuổi niềm vui, niềm hạnh phúc.
Độc giả sẽ cảm thấy ấn tượng với cảnh dì Detie mắng Heidi: "Heidi, mày làm cái quái gì thế hả? Trông bộ dạng của mày kìa! Mày đã làm gì với những cái váy? Khăn đâu? Và còn đôi giày ống dì mới mua cho mày để đi tới đây, với đôi tất dì đã đan cho mày nữa?".
Song, cô bé vẫn bình thản trả lời: "Cháu không cần chúng".
Dì Detie đã trả Heidi cho ông nội - là bác Alp bí ẩn và khó tính. Khi trí óc lẫn tâm hồn không bị đóng khung, Heidi thoải mái làm quen với người ông sau nhiều năm xa cách, nhanh nhẹn khám phá môi trường sống mới, thậm chí hăng hái giúp ông sửa soạn bàn ăn tối.
Ngay trong đêm đầu tiên Heidi ngủ trên núi, hình ảnh cô bé đáng yêu, bình an như thiên thần đã khiến tâm trí tưởng chừng khô cằn của bác Alp bỗng chốc được tưới mát.
Đời sống trên núi cao khó khăn đủ bề, nhưng Heidi chưa bao giờ coi đó là sự thiếu thốn, khắc nghiệt. Cô bé luôn hướng đến những điều sẵn có, tự nhiên mà theo cô thì thật đủ đầy, tươi mới.
Heidi không chỉ trải nghiệm mà còn hòa nhập, kết thân, tạo nên bao nhiêu mối dây gắn bó - với cảnh vật, với con vật và con người.
Khi trao gửi tình yêu thương trong sáng, không bị giới hạn, Heidi khiến mọi vật, mọi người ở miền núi cao quấn quýt lấy cô bé, từ đó mọi người cũng có sự kết nối lẫn nhau đầy ấm áp.
"Heidi" được chuyển thể thành phim vào năm 1937 (Ảnh: Moutain History Museum).
Khi quyết định chuyển ngữ Heidi, dịch giả Nguyễn Bích Lan mong muốn đi tìm những món quà ở trẻ thơ.
Cuốn sách không chỉ "dành cho trẻ em", mà ngược lại, chính cô bé Heidi đã trao tặng chúng ta biết bao món quà đáng giá: cái nhìn sáng trong, chẳng vướng định kiến; niềm nhiệt huyết, quyết tâm khi bắt tay làm mọi việc; tính trung thực và đặc biệt là lòng tin - lòng tốt.
"Từng lời nói, từng hành động của cô bé đều ẩn chứa năng lượng vui vẻ, khả năng xoa dịu, có thể chữa lành đâu chỉ cho bạn bè đồng trang lứa, mà còn cho người lớn, người già, cho cả người thành đạt lẫn người từng thất bại", dịch giả Nguyễn Bích Lan nói.
"Nhờ Heidi mà ta nhận ra rằng, muốn kết bạn thì trước tiên chúng ta phải là một người bạn. Cuốn sách được viết cách đây hơn 100 năm nhưng trẻ em ngày nay vẫn dễ dàng cảm nhận những ý nghĩa đong đầy trong đó", The Guardian nhận xét.