linh_449
Linh Linhh
"Hôm trước mẹ tớ còn hết lời khen ngợi con gái của cô khách quen rồi so sánh tớ với người kia, làm tớ cáu điên lên được. Tớ cũng không hiểu sao mình lại như vậy nữa…”
“Thi thoảng tụi mình cũng so sánh như vậy mà. Cậu còn nhớ hồi trước tụi mình từng chơi với mấy đứa hay khoe khoang bố mẹ mua cho nó cái này, làm cho nó cái kia không? Lúc đó hai đứa mình chẳng ghen tỵ chết đi được còn gì.”
Thực ra bản thân những người làm con cũng không ít lần so sánh cha mẹ mình với cha mẹ người khác. Nhưng chúng ta đều là những cá thể khác biệt và cách nhìn của mỗi cá nhân cũng có giới hạn nhất định. Có lẽ cả tôi và người bạn ấy đều là những cô con gái khá ổn trong mắt người ngoài. Vậy vấn đề ở đây là gì? Nút thắt đã bị “thắt” nhầm ở đâu rồi? Chẳng lẽ chúng tôi buộc phải coi những cảm xúc khó chịu khi bị so sánh như một lẽ hiển nhiên hay sao?
Đã có lần tôi hỏi mẹ rằng vì sao các bà mẹ cứ phải phiền muộn khi không thể khoe khoang về con mình với người khác như vậy. Mẹ liền trả lời tôi với vẻ mặt không vừa ý: “Bao giờ đến tuổi mẹ thì tự khắc con sẽ hiểu!”
Ngày nay, trong thời đại công nghệ phát triển, các bà mẹ đã có thêm nhiều việc để làm, nhiều thứ để xem và nhiều nơi để đi hơn, nên họ cũng dành nhiều thời gian để tô điểm cho cuộc sống của chính mình chứ không còn chăm chăm lo cho con cái nữa. Nhưng những người mẹ ở thời của tôi thì không giống như vậy. Vì cuộc đời họ vốn dĩ chẳng có mấy điều để tự hào nên nếu không thể mang con cái đi khoe với người khác, họ sẽ chẳng biết kiếm đâu ra niềm vui để gắng gượng sống qua những tháng ngày vô vị dài đằng đẵng.
Xã hội hiện tại đã thay đổi rất nhiều, cả mẹ và tôi thì đều là những người lớn cố chấp, cách sống của chúng tôi lại khác nhau, nhưng dẫu bất đồng ý kiến, tôi cũng sẽ không phủ nhận những gì mẹ cho là đúng. Tôi muốn trở thành một cô con gái có thể khiến mẹ tự hào, để dù có nhìn sang ai đi chăng nữa, mẹ cũng chẳng cần phải ghen tỵ với họ. Tôi luôn ao ước được một lần nghe mẹ đường hoàng nói rằng mẹ yêu tôi vì tôi là con gái của mẹ, rằng chỉ riêng sự tồn tại của tôi thôi cũng đã tỏa sáng lấp lánh rồi.
- Trích sách "Hôm nay con lại nổi giận với mẹ"
“Thi thoảng tụi mình cũng so sánh như vậy mà. Cậu còn nhớ hồi trước tụi mình từng chơi với mấy đứa hay khoe khoang bố mẹ mua cho nó cái này, làm cho nó cái kia không? Lúc đó hai đứa mình chẳng ghen tỵ chết đi được còn gì.”
Thực ra bản thân những người làm con cũng không ít lần so sánh cha mẹ mình với cha mẹ người khác. Nhưng chúng ta đều là những cá thể khác biệt và cách nhìn của mỗi cá nhân cũng có giới hạn nhất định. Có lẽ cả tôi và người bạn ấy đều là những cô con gái khá ổn trong mắt người ngoài. Vậy vấn đề ở đây là gì? Nút thắt đã bị “thắt” nhầm ở đâu rồi? Chẳng lẽ chúng tôi buộc phải coi những cảm xúc khó chịu khi bị so sánh như một lẽ hiển nhiên hay sao?
Đã có lần tôi hỏi mẹ rằng vì sao các bà mẹ cứ phải phiền muộn khi không thể khoe khoang về con mình với người khác như vậy. Mẹ liền trả lời tôi với vẻ mặt không vừa ý: “Bao giờ đến tuổi mẹ thì tự khắc con sẽ hiểu!”
Ngày nay, trong thời đại công nghệ phát triển, các bà mẹ đã có thêm nhiều việc để làm, nhiều thứ để xem và nhiều nơi để đi hơn, nên họ cũng dành nhiều thời gian để tô điểm cho cuộc sống của chính mình chứ không còn chăm chăm lo cho con cái nữa. Nhưng những người mẹ ở thời của tôi thì không giống như vậy. Vì cuộc đời họ vốn dĩ chẳng có mấy điều để tự hào nên nếu không thể mang con cái đi khoe với người khác, họ sẽ chẳng biết kiếm đâu ra niềm vui để gắng gượng sống qua những tháng ngày vô vị dài đằng đẵng.
Xã hội hiện tại đã thay đổi rất nhiều, cả mẹ và tôi thì đều là những người lớn cố chấp, cách sống của chúng tôi lại khác nhau, nhưng dẫu bất đồng ý kiến, tôi cũng sẽ không phủ nhận những gì mẹ cho là đúng. Tôi muốn trở thành một cô con gái có thể khiến mẹ tự hào, để dù có nhìn sang ai đi chăng nữa, mẹ cũng chẳng cần phải ghen tỵ với họ. Tôi luôn ao ước được một lần nghe mẹ đường hoàng nói rằng mẹ yêu tôi vì tôi là con gái của mẹ, rằng chỉ riêng sự tồn tại của tôi thôi cũng đã tỏa sáng lấp lánh rồi.
- Trích sách "Hôm nay con lại nổi giận với mẹ"
Đính kèm
-
167.1 KB Xem: 63