Nguyễn May
Well-known member
Hà Tú Anh xin bảo lưu sau vài tháng nhập học ở Hà Nội để làm hồ sơ du học, nhưng phải ba năm sau em mới chạm đến ước mơ tới Mỹ.
Tú Anh, 21 tuổi, người dân tộc Tày ở tỉnh Cao Bằng, sẽ theo học ngành Quan hệ quốc tế và Tâm lý học ở Rollins College, bang Florida, vào tháng 8 tới. Đây là ngôi trường tốt nhất trong hơn 130 đại học ở miền Nam nước Mỹ, theo US News. Nữ sinh giành học bổng gần 300.000 USD (7 tỷ đồng) cho bốn năm học.
Trước đó, Tú Anh trúng học bổng từ 4 trường khác, trong đó có suất học bổng toàn phần của Berea College ở bang Kentucky, top 30 đại học khai phóng Mỹ.
"Dù phải đợi đến ba năm mới biến ước mơ thành sự thực, em không nuối tiếc vì đã quyết định dừng việc học để đi làm, thi các chứng chỉ và làm hồ sơ", Tú Anh nói.
Hà Tú Anh chụp ảnh kỷ yếu, năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ước mơ đến Mỹ của Tú Anh nhen nhóm cách đây 4 năm, khi nữ sinh học lớp 12 ở trường THPT chuyên Cao Bằng. Được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi môn tiếng Anh, Tú Anh có cơ hội học môn này nhiều hơn, gặp gỡ các bạn ở tỉnh, thành khác và xuống Hà Nội ôn thi. Em được truyền cảm hứng từ các thầy cô giáo từng du học nước ngoài.
Đạt giải khuyến khích quốc gia, Tú Anh được tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2020.
"Em nhập học vì muốn bố mẹ yên tâm, còn ước mơ của em là du học", Tú Anh nói. Sau học kỳ I, nữ sinh bảo lưu để ôn SAT (bài thi chuẩn hóa dùng xét tuyển đại học ở Mỹ) và chuẩn bị hồ sơ.
Một thời gian sau, ông Hà Tiến Sỹ, bố Tú Anh, mới biết việc này. Người cha nói rất "tâm trạng" khi nhận được ảnh chụp giấy xin bảo lưu mà con gái gửi về. Vợ chồng ông đều làm trong ngành giáo dục, luôn khuyên con hoàn thành việc học tại trường, sau đó mới tính tới chuyện du học. Nhưng cuối cùng, ông và vợ đành tôn trọng ý muốn của con.
"Con rất cá tính, làm rồi mới báo. Đã quyết gì là làm đến cùng", ông Sỹ chia sẻ.
Gia đình không dư dả nên Tú Anh chỉ có cách duy nhất là giành học bổng. Em chọn tìm hiểu những trường có học bổng toàn phần và đông sinh viên quốc tế.
Sau khi đạt IELTS 8.0 ở lần thi đầu tiên, Tú Anh nghỉ hẳn ở trường Đại học Ngoại ngữ để chuẩn bị hồ sơ. Không muốn xin tiền bố mẹ, em đi làm gia sư, dạy tiếng Anh để trang trải chi phí ở Hà Nội và học SAT online.
Do dịch Covid-19 nên mãi tới năm 2022, Tú Anh mới thi SAT và đạt 1460/1600 điểm. Xác định xin học bổng ở Mỹ không dễ, em đến tìm các trung tâm tư vấn du học. Tuy nhiên, tất cả đều lắc đầu do điểm trung bình (GPA) cấp ba của Tú Anh dưới 9.0. Nhận thấy hồ sơ chưa đủ mạnh ở điểm số, Tú Anh xác định khắc phục bằng cách tập trung vào bài luận, hoạt động ngoại khóa.
Tú Anh mất hơn một năm để tìm ý tưởng và lên dàn ý cho bài luận. Ngày nhỏ, em được bà ngoại chăm sóc vì bố mẹ đi dạy học ở xa, cuối tuần mới về. Món cơm lam của bà khiến nữ sinh nhớ mãi. Đây lại là món ăn truyền thống của Cao Bằng. Vì thế, nữ sinh chọn viết về món ăn này.
Bài viết khoảng 650 từ miêu tả cách bà làm cơm lam và ý nghĩa của món ăn. Nhìn bà ra vườn chặt những ống tre nhỏ, sau đó đổ gạo vào và nướng trên bếp lửa, Tú Anh nghĩ đơn giản nhưng khi thử em nhận thấy công việc này qua nhiều công đoạn. Điều này cũng giống như muốn đạt được thành công, em phải nỗ lực, kiên trì.
Thời kháng chiến, bà của Tú Anh làm trong bếp ăn quân đội. Ở với bà, em còn học được cách chăm sóc bản thân và nấu những món ăn đơn giản. "Bà là hình tượng người phụ nữ em rất ngưỡng mộ", Tú Anh nói, cho hay đã viết về những ảnh hưởng tích cực của bà tới bản thân.
Ngoài ra, nữ sinh tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa về giáo dục và trẻ em. Thích trẻ con, lại thạo tiếng Anh, Tú Anh từng đứng lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em khó khăn ở miền núi. Em cũng lập dự án The Wings Project để giúp đỡ trẻ em tự kỷ và khiếm thính ở Cao Bằng; quảng bá nét đẹp văn hóa của người dân tộc thiểu số trong các dự án.
Tú Anh trong một hoạt động tình nguyện ở Yên Bái, tháng 8/2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Là mentor (cố vấn) của Tú Anh, anh Nguyễn Ngọc Khương, chuyên viên tư vấn độc lập ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, ngạc nhiên khi đọc bản nháp bài luận đầu tiên của nữ sinh.
"Việc này khá hiếm vì thường tôi phải làm việc với học sinh để chỉnh sửa 5-10 phiên bản mới hoàn thành bài luận 650 từ", anh Khương cho biết. Tú Anh kiệm lời nhưng thể hiện suy nghĩ sâu sắc và trưởng thành qua bài luận về bà và bản sắc dân tộc Tày của em. Bài luận còn tốt ngay từ đầu một phần do cách dùng tiếng Anh rất chắc chắn.
Hồi tháng 2, sau khi vượt qua vòng hồ sơ, Tú Anh được Rollins College mời sang phỏng vấn. Vé máy bay, chi phí ăn, ở trong bốn ngày được trường đài thọ. Trong 40 ứng viên được chọn chỉ có 4 học sinh quốc tế.
Tú Anh một mình sang Mỹ, trải qua ba vòng phỏng vấn, mỗi vòng khoảng nửa tiếng với các giáo sư, thành viên hội đồng học bổng. Em cho biết vòng thứ ba - phỏng vấn nhóm khó nhất. Ở vòng này, ba người từng giành học bổng đặt câu hỏi, Tú Anh và một bạn khác thay phiên trả lời.
"Câu hỏi đặt ra liên tục khiến em phải suy nghĩ nhanh và thể hiện cả tốc độ lẫn sự trôi chảy khi trả lời. Em rất căng thẳng khi phải cạnh tranh với một bạn người Mỹ", Tú Anh nhớ lại.
Theo Tú Anh, các câu hỏi xoay quanh thông tin cá nhân, lý do chọn trường và việc đọc sách. Ngoài ra, em được hỏi sẽ đóng góp gì cho trường nếu nhận học bổng này.
"Em sẽ đóng góp nền văn hóa khác biệt từ Việt Nam đến với các bạn Mỹ", Tú Anh nói.
Ngoài ra, trường cũng quan sát Tú Anh qua cách em tham gia hoạt động và tiệc làm quen ở trường. Anh Khương lúc đầu lo vì học sinh Mỹ thường phát biểu nhiều và sôi động, có thể áp đảo ý kiến của Tú Anh. Trước khi đến Mỹ, anh tập trung hướng dẫn Tú Anh cách trả lời phỏng vấn và nhấn mạnh cần trao đổi nhiều hơn với các giáo sư, bạn bè cùng dự thi để không bị lạc lõng.
Ban đầu, Tú Anh không kỳ vọng nhiều. Nhưng ngắm nhìn khung cảnh mùa xuân ở trường, không khí chăm chỉ ở các phòng học, thư viện, nữ sinh ấn tượng mạnh. Vì thế, nhận được thư chúc mừng của trường, em hạnh phúc và thở phào nhẹ nhõm.
Cô Hoàng Ngọc Linh, giáo viên tiếng Anh, trường THPT chuyên Cao Bằng, nói xúc động khi nghe tin về học trò. Ngày đi học, Tú Anh tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi các cấp và giành giải cao. Cô Linh đánh giá em có lòng say mê với môn tiếng Anh đáng ngưỡng mộ.
"Em ấy là người chịu khó theo đuổi mục tiêu của mình", cô Linh nhận xét.
Tú Anh (váy kẻ) cùng các thí sinh tại Rollins College, Mỹ, tháng 2/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tú Anh nói hồ sơ của em không quá xuất sắc nhưng vẫn giành học bổng toàn phần là nhờ chiến thuật phù hợp. Theo nữ sinh, ngoài bài luận, hoạt động ngoại khóa, em xin tới 5 thư giới thiệu, gấp đôi yêu cầu của các trường. Trong đó, 4 thư từ thầy cô ở trường và một từ người quản lý ở nơi làm việc cũ. Tú Anh nhận định điều này giúp trường có thêm thông tin và góc nhìn về ứng viên.
"Nếu thực sự muốn du học, đừng ngần ngại. Bây giờ không thử, sau này bạn có thể phải hối hận cả đời", nữ sinh nói. Tú Anh đang học thêm tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hàn trước khi bay sang Mỹ. Em về Cao Bằng để chuẩn bị thủ tục nhưng vẫn bận rộn với việc dạy thêm tiếng Anh cho trẻ em.
Còn ông Sỹ giờ rất phấn khởi khi nói về con gái. Ông mừng vì Tú Anh đã trưởng thành, bản lĩnh và có hoài bão.
"Tôi nhắc con kết quả đạt được không phải là oai hay đã thành công. Sang đó môi trường còn khó khăn hơn, đòi hỏi phải cố gắng nhiều", ông Sỹ nói.
Tú Anh, 21 tuổi, người dân tộc Tày ở tỉnh Cao Bằng, sẽ theo học ngành Quan hệ quốc tế và Tâm lý học ở Rollins College, bang Florida, vào tháng 8 tới. Đây là ngôi trường tốt nhất trong hơn 130 đại học ở miền Nam nước Mỹ, theo US News. Nữ sinh giành học bổng gần 300.000 USD (7 tỷ đồng) cho bốn năm học.
Trước đó, Tú Anh trúng học bổng từ 4 trường khác, trong đó có suất học bổng toàn phần của Berea College ở bang Kentucky, top 30 đại học khai phóng Mỹ.
"Dù phải đợi đến ba năm mới biến ước mơ thành sự thực, em không nuối tiếc vì đã quyết định dừng việc học để đi làm, thi các chứng chỉ và làm hồ sơ", Tú Anh nói.
Hà Tú Anh chụp ảnh kỷ yếu, năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ước mơ đến Mỹ của Tú Anh nhen nhóm cách đây 4 năm, khi nữ sinh học lớp 12 ở trường THPT chuyên Cao Bằng. Được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi môn tiếng Anh, Tú Anh có cơ hội học môn này nhiều hơn, gặp gỡ các bạn ở tỉnh, thành khác và xuống Hà Nội ôn thi. Em được truyền cảm hứng từ các thầy cô giáo từng du học nước ngoài.
Đạt giải khuyến khích quốc gia, Tú Anh được tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2020.
"Em nhập học vì muốn bố mẹ yên tâm, còn ước mơ của em là du học", Tú Anh nói. Sau học kỳ I, nữ sinh bảo lưu để ôn SAT (bài thi chuẩn hóa dùng xét tuyển đại học ở Mỹ) và chuẩn bị hồ sơ.
Một thời gian sau, ông Hà Tiến Sỹ, bố Tú Anh, mới biết việc này. Người cha nói rất "tâm trạng" khi nhận được ảnh chụp giấy xin bảo lưu mà con gái gửi về. Vợ chồng ông đều làm trong ngành giáo dục, luôn khuyên con hoàn thành việc học tại trường, sau đó mới tính tới chuyện du học. Nhưng cuối cùng, ông và vợ đành tôn trọng ý muốn của con.
"Con rất cá tính, làm rồi mới báo. Đã quyết gì là làm đến cùng", ông Sỹ chia sẻ.
Gia đình không dư dả nên Tú Anh chỉ có cách duy nhất là giành học bổng. Em chọn tìm hiểu những trường có học bổng toàn phần và đông sinh viên quốc tế.
Sau khi đạt IELTS 8.0 ở lần thi đầu tiên, Tú Anh nghỉ hẳn ở trường Đại học Ngoại ngữ để chuẩn bị hồ sơ. Không muốn xin tiền bố mẹ, em đi làm gia sư, dạy tiếng Anh để trang trải chi phí ở Hà Nội và học SAT online.
Do dịch Covid-19 nên mãi tới năm 2022, Tú Anh mới thi SAT và đạt 1460/1600 điểm. Xác định xin học bổng ở Mỹ không dễ, em đến tìm các trung tâm tư vấn du học. Tuy nhiên, tất cả đều lắc đầu do điểm trung bình (GPA) cấp ba của Tú Anh dưới 9.0. Nhận thấy hồ sơ chưa đủ mạnh ở điểm số, Tú Anh xác định khắc phục bằng cách tập trung vào bài luận, hoạt động ngoại khóa.
Tú Anh mất hơn một năm để tìm ý tưởng và lên dàn ý cho bài luận. Ngày nhỏ, em được bà ngoại chăm sóc vì bố mẹ đi dạy học ở xa, cuối tuần mới về. Món cơm lam của bà khiến nữ sinh nhớ mãi. Đây lại là món ăn truyền thống của Cao Bằng. Vì thế, nữ sinh chọn viết về món ăn này.
Bài viết khoảng 650 từ miêu tả cách bà làm cơm lam và ý nghĩa của món ăn. Nhìn bà ra vườn chặt những ống tre nhỏ, sau đó đổ gạo vào và nướng trên bếp lửa, Tú Anh nghĩ đơn giản nhưng khi thử em nhận thấy công việc này qua nhiều công đoạn. Điều này cũng giống như muốn đạt được thành công, em phải nỗ lực, kiên trì.
Thời kháng chiến, bà của Tú Anh làm trong bếp ăn quân đội. Ở với bà, em còn học được cách chăm sóc bản thân và nấu những món ăn đơn giản. "Bà là hình tượng người phụ nữ em rất ngưỡng mộ", Tú Anh nói, cho hay đã viết về những ảnh hưởng tích cực của bà tới bản thân.
Ngoài ra, nữ sinh tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa về giáo dục và trẻ em. Thích trẻ con, lại thạo tiếng Anh, Tú Anh từng đứng lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em khó khăn ở miền núi. Em cũng lập dự án The Wings Project để giúp đỡ trẻ em tự kỷ và khiếm thính ở Cao Bằng; quảng bá nét đẹp văn hóa của người dân tộc thiểu số trong các dự án.
Tú Anh trong một hoạt động tình nguyện ở Yên Bái, tháng 8/2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Là mentor (cố vấn) của Tú Anh, anh Nguyễn Ngọc Khương, chuyên viên tư vấn độc lập ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, ngạc nhiên khi đọc bản nháp bài luận đầu tiên của nữ sinh.
"Việc này khá hiếm vì thường tôi phải làm việc với học sinh để chỉnh sửa 5-10 phiên bản mới hoàn thành bài luận 650 từ", anh Khương cho biết. Tú Anh kiệm lời nhưng thể hiện suy nghĩ sâu sắc và trưởng thành qua bài luận về bà và bản sắc dân tộc Tày của em. Bài luận còn tốt ngay từ đầu một phần do cách dùng tiếng Anh rất chắc chắn.
Hồi tháng 2, sau khi vượt qua vòng hồ sơ, Tú Anh được Rollins College mời sang phỏng vấn. Vé máy bay, chi phí ăn, ở trong bốn ngày được trường đài thọ. Trong 40 ứng viên được chọn chỉ có 4 học sinh quốc tế.
Tú Anh một mình sang Mỹ, trải qua ba vòng phỏng vấn, mỗi vòng khoảng nửa tiếng với các giáo sư, thành viên hội đồng học bổng. Em cho biết vòng thứ ba - phỏng vấn nhóm khó nhất. Ở vòng này, ba người từng giành học bổng đặt câu hỏi, Tú Anh và một bạn khác thay phiên trả lời.
"Câu hỏi đặt ra liên tục khiến em phải suy nghĩ nhanh và thể hiện cả tốc độ lẫn sự trôi chảy khi trả lời. Em rất căng thẳng khi phải cạnh tranh với một bạn người Mỹ", Tú Anh nhớ lại.
Theo Tú Anh, các câu hỏi xoay quanh thông tin cá nhân, lý do chọn trường và việc đọc sách. Ngoài ra, em được hỏi sẽ đóng góp gì cho trường nếu nhận học bổng này.
"Em sẽ đóng góp nền văn hóa khác biệt từ Việt Nam đến với các bạn Mỹ", Tú Anh nói.
Ngoài ra, trường cũng quan sát Tú Anh qua cách em tham gia hoạt động và tiệc làm quen ở trường. Anh Khương lúc đầu lo vì học sinh Mỹ thường phát biểu nhiều và sôi động, có thể áp đảo ý kiến của Tú Anh. Trước khi đến Mỹ, anh tập trung hướng dẫn Tú Anh cách trả lời phỏng vấn và nhấn mạnh cần trao đổi nhiều hơn với các giáo sư, bạn bè cùng dự thi để không bị lạc lõng.
Ban đầu, Tú Anh không kỳ vọng nhiều. Nhưng ngắm nhìn khung cảnh mùa xuân ở trường, không khí chăm chỉ ở các phòng học, thư viện, nữ sinh ấn tượng mạnh. Vì thế, nhận được thư chúc mừng của trường, em hạnh phúc và thở phào nhẹ nhõm.
Cô Hoàng Ngọc Linh, giáo viên tiếng Anh, trường THPT chuyên Cao Bằng, nói xúc động khi nghe tin về học trò. Ngày đi học, Tú Anh tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi các cấp và giành giải cao. Cô Linh đánh giá em có lòng say mê với môn tiếng Anh đáng ngưỡng mộ.
"Em ấy là người chịu khó theo đuổi mục tiêu của mình", cô Linh nhận xét.
Tú Anh (váy kẻ) cùng các thí sinh tại Rollins College, Mỹ, tháng 2/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tú Anh nói hồ sơ của em không quá xuất sắc nhưng vẫn giành học bổng toàn phần là nhờ chiến thuật phù hợp. Theo nữ sinh, ngoài bài luận, hoạt động ngoại khóa, em xin tới 5 thư giới thiệu, gấp đôi yêu cầu của các trường. Trong đó, 4 thư từ thầy cô ở trường và một từ người quản lý ở nơi làm việc cũ. Tú Anh nhận định điều này giúp trường có thêm thông tin và góc nhìn về ứng viên.
"Nếu thực sự muốn du học, đừng ngần ngại. Bây giờ không thử, sau này bạn có thể phải hối hận cả đời", nữ sinh nói. Tú Anh đang học thêm tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hàn trước khi bay sang Mỹ. Em về Cao Bằng để chuẩn bị thủ tục nhưng vẫn bận rộn với việc dạy thêm tiếng Anh cho trẻ em.
Còn ông Sỹ giờ rất phấn khởi khi nói về con gái. Ông mừng vì Tú Anh đã trưởng thành, bản lĩnh và có hoài bão.
"Tôi nhắc con kết quả đạt được không phải là oai hay đã thành công. Sang đó môi trường còn khó khăn hơn, đòi hỏi phải cố gắng nhiều", ông Sỹ nói.