Có hay không nhà khoa học Việt tự nhận là 'tổng biên tập tạp chí quốc tế'?

Nguyệt Phan

Well-known member
Một thành viên của nhóm Liêm chính khoa học trên Facebook đang gây xôn xao dư luận khi cho rằng một nhà khoa học Việt Nam đã gian dối khi tự nhận mình là tổng biên tập trong danh sách ban biên tập tạp chí Fuel (tạp chí về nhiên liệu của nhà xuất bản Elsevier).


Thông tin này được cho là đang nhắm đến nhà khoa học, PGS-TS Hoàng Anh Tuấn, giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Tài khoản này đặt câu hỏi liệu rằng PGS-TS Tuấn gian dối hay không khi tự nhận mình là tổng biên tập tạp chí Fuel để có bài viết đăng trên Báo Thanh Niên, vì hiện không tìm thấy tên ông Tuấn trong danh sách ban biên tập của tạp chí Fuel.
Không chỉ vậy, tài khoản này còn đưa ra một số đường dẫn (link) bài viết (không phải của NXB Elsevier) cho rằng NXB Elsevier đang điều tra cáo buộc "gian dối lớn" đối với ông Hoàng Anh Tuấn.
Có hay không một nhà khoa học tự nhận là "tổng biên tập tạp chí quốc tế"? - Ảnh 1.
PGS-TS Hoàng Anh Tuấn
NVCC
Trước đó, Báo Thanh Niên hôm 23.1 đăng tải thông tin PGS-TS Hoàng Anh Tuấn (43 tuổi), giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, chính thức trở thành Tổng biên tập Tạp chí Fuel - một tạp chí nằm trong danh mục ISI, Q1 với IF = 8.035, thuộc NXB hàng đầu thế giới Elsevier, từ tháng 1. Ông Tuấn là Tổng biên tập phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cùng vị trí với ông Tuấn có 2 đồng Tổng biên tập phụ trách khu vực châu Âu-Anh quốc và châu Mỹ.
Để trở thành tổng biên tập tạp chí Fuel, PGS-TS Tuấn cho biết đại diện NXB Elsevier và quản lý nhóm tạp chí thuộc lĩnh vực năng lượng-nhiên liệu sẽ đánh giá và sàng lọc ứng viên dựa trên dữ liệu mà họ có trên cơ sở chất lượng của công trình, những đóng góp và vai trò của nhà khoa học trong hoạt động học thuật. Sau đó, đại diện NXB Elsevier và quản lý nhóm tạp chí sẽ phỏng vấn trực tiếp các ứng viên để lựa chọn ra một người phù hợp nhất.
Có hay không một nhà khoa học tự nhận là "tổng biên tập tạp chí quốc tế"? - Ảnh 2.

Có hay không một nhà khoa học tự nhận là "tổng biên tập tạp chí quốc tế"? - Ảnh 3.
Hợp đồng giữa PGS-TS Hoàng Anh Tuấn với NXB Elsevier
NVCC
Trước nghi vấn trên diễn đàn Liêm chính khoa học, trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên ngay trong sáng nay (6.4), PGS-TS Hoàng Anh Tuấn khẳng định: "Thông tin tôi cung cấp cho Báo Thanh Niên hoàn toàn là sự thật. Tôi đã nhận lời mời từ quản lý nhóm tạp chí năng lượng và nhiên liệu Fuel từ tháng 9.2022. Sau khi suy xét, tôi đã nhận lời tham gia phỏng vấn trực tuyến để trình bày kế hoạch phát triển tạp chí, những điểm chưa được và cần khắc phục của tạp chí vào cuối tháng 10.2022".
"Đến tháng 11.2022, tôi nhận thông báo được bổ nhiệm làm đồng Tổng biên tập tạp chí Fuel phụ trách mảng châu Á-Thái Bình Dương. Cuối tháng 12.2022, tôi nhận hợp đồng và nghiên cứu hợp đồng với Elsevier, ký kết vào ngày 16.12 và bắt đầu công việc nhưng thực tế là tôi đã bắt đầu công việc từ tháng 12.2022", ông Tuấn nói.
Có hay không một nhà khoa học tự nhận là "tổng biên tập tạp chí quốc tế"? - Ảnh 4.

Có hay không một nhà khoa học tự nhận là "tổng biên tập tạp chí quốc tế"? - Ảnh 5.
Số lượng bài báo khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà PGS-TS Tuấn hoàn thành và giao cho NXB khi còn làm tổng biên tập
NVCC
Sau khi ký kết, ông Tuấn cũng đã chuyển toàn bộ hợp đồng cho phóng viên Báo Thanh Niên và ảnh chụp màn hình thể hiện công việc của tổng biên tập để có căn cứ viết bài. Bên cạnh đó, theo ông Tuấn, ông đã mời rất nhiều nhà khoa học của Việt Nam phản biện các bài báo được gửi đến tạp chí Fuel trong thời gian này.
"Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc, do áp lực công việc quá nhiều, với mức độ hơn 500 bài phải giao trong một tháng khiến tôi không thể làm việc gì khác ngoài việc đánh giá sơ bộ. Như các bạn biết, thông thường sẽ phải mời ít nhất 10 phản biện vì đa phần phản biện từ chối lời mời vì nhiều lý do khác nhau, khiến công việc rất áp lực", PGS-TS Tuấn chia sẻ.
Theo ông Tuấn, có nhiều bài với chủ đề rất mới khiến ông phải tìm kiếm và mời đến gần 30 phản biện mà không đủ tối thiểu 2 phản biện nhận lời.


"Trong thời gian này, tôi đã cố gắng rất nhiều, chỉ ngủ 3 giờ/ngày và cũng chỉ giao được khoảng 15 bài/ngày. Trong khi đó, số lượng bài mới nộp đến tạp chí và số lượng bài tồn đọng quá nhiều. Mặc dù đã có sự hỗ trợ rất nhiều từ một số phó tổng biên tập, nhưng cũng không thể giao hết các bài trong thời gian ngắn như mong đợi. Kết quả là, sau một thời gian làm việc với vai trò tổng biên tập, tôi đã bị stress nặng và phải điều trị bằng thuốc", ông Tuấn bày tỏ.
"Trước áp lực công việc cũng như vai trò của tổng biên tập, tôi nhận thấy mình không thể tiếp tục đảm nhận vị trí này của một tạp chí lớn như Fuel, nên tôi đã xin rút khỏi vị trí đó. Tôi xin chân thành cảm ơn những thành viên có thiện ý và tôi rất mong nhận được sự cảm thông của cộng đồng", ông Tuấn cho hay.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (Hutech) nói gì?
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (Hutech), cho biết: "Hiện PGS-TS Hoàng Anh Tuấn đang là giảng viên của trường. Trước đây ông Tuấn có đảm trách một vị trí quản lý của trường, tuy nhiên sau vì lý do cá nhân nên PGS Tuấn xin chuyển sang ngạch giảng viên. Việc ông Tuấn làm Tổng biên tập tạp chí Fuel, ông Tuấn có trao đổi với tôi".
Tiến sĩ Quốc Anh chia sẻ thêm: "Về các hoạt động nghiên cứu khoa học, viết bài trên các tạp chí cũng như phụ trách các công việc liên quan là mang tính chất cá nhân của các thầy cô. Tuy nhiên nhà trường luôn động viên, khuyến khích các giảng viên tham gia các hoạt động đó".
 
Bên trên