Có nên lắp chống đổ cho xe mô tô và công dụng của nó là gì?
Cái thuở mình mới bắt đầu tìm hiểu về mô tô, tự nhiên lòi ra khái niệm “chống đổ”. Mình mới nghĩ: “Giờ loài người phát triển tới mức làm ra thiết bị giúp cho xe không bị ngã hay sao?”. Hoá ra không phải vậy. Chống đổ hay crash bar theo tiếng Anh, là phụ kiện lắp thêm vào các vị trí khác nhau trên xe để trong tình huống xe bị ngã, chúng sẽ là những vị trí đầu tiên tiếp xúc với bề mặt thay vì lốc máy hay các thành phần quan trọng khác của xe.
Có 2 loại chống đổ là đơn điểm và đa điểm, với mô tả và ưu/nhược điểm cụ thể như sau:
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, nhẹ nhàng, không quá cồng kềnh.
- Nhược điểm: Không có khả năng bảo vệ toàn diện, chịu lực kém hơn và có thể phản tác dụng nếu lắp sai vị trí hoặc sử dụng đồ dỏm.
- Ưu điểm: Phân bổ lực tốt hơn khi có va chạm, khả năng bảo vệ toàn điện hơn.
- Nhược điểm: Trông cồng kềnh hơn, gia tăng khối lượng của xe, tốn nhiều chi phí lắp đặt hơn.
Nhìn chung ở quan điểm của mình, mình sẽ lắp chống đổ khung cho xe từ đầu, chịu tốn nhiều chi phí hơn một chút nhưng đảm bảo hơn. Tất nhiên, cũng nên lựa chọn thương hiệu có tiếng hoặc phù hợp với loại xe của anh em, đồng thời mang đến những shop uy tín, có chuyên môn để lắp cho đúng cách thì mới đảm bảo được khả năng bảo vệ của khung chống đổ.
Mình thấy chống đổ là phụ kiện nên lắp sau khi mua xe xong, bởi xui trong tình huống chẳng may ngã xe thì còn đảm bảo được phần lốc máy, là thứ quan trọng nhất không bị ảnh hưởng quá nhiều. Như chiếc xe mà anh em nhìn thấy, mình vừa lắp chống đổ cho nó, tốn hết gần 3 triệu. Nhìn nó cũng nhỏ gọn và liền lạc chứ không đến mức quá to và thô.
Cái thuở mình mới bắt đầu tìm hiểu về mô tô, tự nhiên lòi ra khái niệm “chống đổ”. Mình mới nghĩ: “Giờ loài người phát triển tới mức làm ra thiết bị giúp cho xe không bị ngã hay sao?”. Hoá ra không phải vậy. Chống đổ hay crash bar theo tiếng Anh, là phụ kiện lắp thêm vào các vị trí khác nhau trên xe để trong tình huống xe bị ngã, chúng sẽ là những vị trí đầu tiên tiếp xúc với bề mặt thay vì lốc máy hay các thành phần quan trọng khác của xe.
Có 2 loại chống đổ là đơn điểm và đa điểm, với mô tả và ưu/nhược điểm cụ thể như sau:
- Chống đổ đơn điểm: hay còn gọi là chống đổ gù, là cục nhựa hình trụ được lắp vào các vị trí nhất định trên xe, thường là khung sườn ngay khu vực lốc máy.
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, nhẹ nhàng, không quá cồng kềnh.
- Nhược điểm: Không có khả năng bảo vệ toàn diện, chịu lực kém hơn và có thể phản tác dụng nếu lắp sai vị trí hoặc sử dụng đồ dỏm.
- Chống đổ đa điểm: là các thanh kim loại được ghép lại với nhau, cố định vào khung sườn của xe và tạo thành một khung để đỡ cho thân xe, lốc máy khi ngã xuống đường.
- Ưu điểm: Phân bổ lực tốt hơn khi có va chạm, khả năng bảo vệ toàn điện hơn.
- Nhược điểm: Trông cồng kềnh hơn, gia tăng khối lượng của xe, tốn nhiều chi phí lắp đặt hơn.
Nhìn chung ở quan điểm của mình, mình sẽ lắp chống đổ khung cho xe từ đầu, chịu tốn nhiều chi phí hơn một chút nhưng đảm bảo hơn. Tất nhiên, cũng nên lựa chọn thương hiệu có tiếng hoặc phù hợp với loại xe của anh em, đồng thời mang đến những shop uy tín, có chuyên môn để lắp cho đúng cách thì mới đảm bảo được khả năng bảo vệ của khung chống đổ.
Mình thấy chống đổ là phụ kiện nên lắp sau khi mua xe xong, bởi xui trong tình huống chẳng may ngã xe thì còn đảm bảo được phần lốc máy, là thứ quan trọng nhất không bị ảnh hưởng quá nhiều. Như chiếc xe mà anh em nhìn thấy, mình vừa lắp chống đổ cho nó, tốn hết gần 3 triệu. Nhìn nó cũng nhỏ gọn và liền lạc chứ không đến mức quá to và thô.