Có thật Facebook và các mạng xã hội đang nghe lén bạn?

Hải Vy

Well-known member
Quảng cáo xuất hiện sau mỗi cuộc nói chuyện và liên quan đến nội dung trao đổi khiến mọi người nghi ngờ mạng xã hội như Facebook, X hay Google nghe lén họ.
"Đó là câu hỏi tôi thường xuyên được nghe, và câu trả lời là 'mạng xã hội không nghe lén bạn', chuyên gia an ninh mạng Jake Moore khẳng định khi được hỏi về những nghi ngờ xung quanh hoạt động quảng cáo nhắm mục tiêu của các nền tảng trực tuyến.
Jake hiện là Cố vấn An ninh mạng toàn cầu cho công ty bảo mật ESET với hơn một thập kỷ hoạt động chống lại các mối nguy trực tuyến. Bằng kinh nghiệm của mình, ông khẳng định Facebook, Meta, Instagram hay các mạng xã hội khác không hề nghe lén cuộc hội thoại.
"Họ không đủ khả năng để nghe lén. Tôi chưa từng thấy bằng chắng khoa học xác thực nào có thể chứng minh mối nghi ngờ là có cơ sở, trong khi tôi phải nghe hàng ngàn giai thoại được thêu dệt", ông nói.
Vậy nếu Facebook không nghe lén thì làm sao mạng xã hội này có thể hiển thị quảng cáo chính xác với nhu cầu của người dùng không lâu sau khi họ đề cập đến chủ đề liên quan trong những cuộc hội thoại? Các thông tin đó có thể là quảng cáo vật dụng cá nhân, đồ đạc trong gia đình, cho đến cả ý định mua gối ôm hình gì cũng "bị phát hiện".
Trước hết, người dùng cần hiểu rằng điện thoại có khả năng "nghe" âm thanh từ môi trường, trong đó gồm nội dung hội thoại của người dùng. Tính năng này cho phép các trợ lý ảo hiểu và hoạt động khi được cho phép. Ví dụ người dùng nói "Siri" hay "OK Google", smartphone sẽ phải hồi và bắt đầu chờ nghe lệnh.
Người dùng luôn hoài nghi về khả năng nghe lén của mạng xã hội và thiết bị thông minh quanh mình.

Người dùng luôn hoài nghi về khả năng nghe lén của mạng xã hội và thiết bị thông minh quanh mình.
Điều smartphone không được phép làm là nghe liên tục mọi điều chủ nhân nói mà họ không hề hay biết. Điện thoại không thể trích xuất hội thoại rồi cung cấp quảng cáo từ các ứng dụng tới người dùng dựa trên thông tin có được nhờ ghi âm qua microphone.
Hạn chế này lại không thể ngăn công ty như Meta hay Google nắm được thông tin về chủ sở hữu máy, đôi khi còn nhiều hơn cả những gì họ nhận ra.

Cụ thể, các doanh nghiệp này biết rõ độ tuổi, giới tính, tình trạng gia đình của mỗi người, biết nơi họ sinh sống, ghé qua hay làm việc. Bạn bè, sở thích, thông tin mà người dùng tìm kiếm, những nội dung họ thường tiêu thụ, thương hiệu đồ dùng nào được yêu thích, các chủ đề quan tâm.
Tất cả đều đã có trong cơ sở dữ liệu của Meta, Google. Các BigTech (doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ) còn "thuần thục" kỹ năng kết nối từng dữ liệu như vừa nêu trên với nhau. Sự kết nối này tạo thành mạng lưới thông tin được sử dụng để "khoanh vùng" loại hình quảng cáo mà hệ thống xác định là phù hợp nhất với người dùng, chính là các quảng cáo mà họ có xu hướng nhấn vào xem nhất.
Một yếu tố ảnh hưởng khác chính là sự quan tâm do não bộ tạo ra mà người ta ít nhận thấy. Ví dụ, bạn mua một chiếc xe mới để sử dụng và không lâu sau đó bắt đầu nhận thấy rất nhiều xe tương tự từ cùng nhà sản xuất, cùng mẫu, hay màu sắc đang chạy trên đường (cùng lúc với mình).
Tất nhiên số phương tiện đó không tự nhiên xuất hiện trước mắt bạn sau hành động mua cái xe mới, mà do não bộ bắt đầu để ý đến đặc điểm của chiếc xe vừa sở hữu.
Điều tương tự xảy ra với nội dung trên Internet khi não bộ có xu hướng tập trung vào một (hoặc vài) dữ kiện quan trọng, mang tính hiện tại và có thể tác dụng ngay lập tức để tránh làm con người bị ngợp thông tin.
Nhiều nghiên cứu khẳng định con người nói hàng nghìn từ khác nhau mỗi ngày, chắc chắn trong đó có một số từ khóa nhận định có thể liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay quảng cáo trực tuyến. Cùng lúc, lượng quảng cáo mà chúng ta được "mời tiêu thụ" lên đến hàng trăm mỗi ngày.
Nếu điện thoại nghe lén để cung cấp quảng cáo đúng mục tiêu thì số lượng hiển thị chính xác sẽ rất nhiều, không chỉ vài lần. Nhưng con người không chú ý đến hàng trăm tình huống mà quảng cáo "trượt" các thông tin họ từng đề cập đến. Thay vào đó, người dùng chỉ chú ý đến các lần trùng khớp bởi thứ hiển thị trong quảng cáo vốn đã tồn tại trong suy nghĩ của họ, xuất hiện trong đoạn hội thoại với ai đó.
Như đã đề cập, Meta hay Google đều rất giỏi trong việc kết nối dữ liệu mà họ có được, thậm chí còn liên kết với nhau để có thể hiểu người dùng và thói quen hơn cả chính bản thân họ.
Nếu bỗng thấy quảng cáo về nhà hàng yêu thích xuất hiện sau khi bạn nhắc đến, nhiều khả năng lý do xuất phát từ việc BigTech đã biết bạn từng đến đó nhiều lần vào khung giờ nhất định trong ngày. Do đó, dù nhắc đến hay không thì quảng cáo cũng sẽ xuất hiện vào thời gian ấy.
KHÁNH LINH
 
Bên trên