đinhlinh11
Bé Tleoo
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người vẫn giữ nguyên hộp sản phẩm Apple của mình, mặc dù có thể sẵn sàng vứt bỏ phần còn lại.
Điều này bắt nguồn từ Steve Jobs khi ông hiểu tầm quan trọng thực sự của hộp đựng sản phẩm. Chính điều này đã khiến ông hình thành một nhóm chuyên trách việc mở hộp tại Apple. Nghe có vẻ lập dị nhưng Steve Jobs có lý do để dành thời gian và tiền lương dành cho những người chuyên đảm nhận việc mở hộp đựng sản phẩm của hãng.
Với Steve Jobs, trải nghiệm mở hộp sản phẩm Apple cũng phải thể hiện sự hoàn hảo.
Khi mua một chiếc iPhone 15, iPad Air hay MacBook Pro M3, việc mở hộp là công đoạn cần thiết. Hãy tưởng tượng, khi nhận một sản phẩm mới của Apple, mở hộp, chạm vào nó và cầm nó để cảm nhận trọng lượng thiết bị. Đó được xem như là một nghi lễ, mang đến cho người dùng ấn tượng đầu tiên về một thiết bị. Vì vậy, Steve Jobs thực sự xem trọng nó và hướng Apple chăm chút vấn đề này đến từng milimet.
Nhằm mang đến trải nghiệm mở hộp tốt nhất cho khách hàng, Steve Jobs đã thành lập một nhóm để nghiên cứu cách tốt nhất để giới thiệu sản phẩm của công ty. Chưa rõ tình trạng của nhóm này hiện tại ra sao, nhưng có thể họ đã được chuyển sang bộ phận tiếp thị kể từ khi Steve Jobs không còn lãnh đạo công ty nữa.
Công ty muốn người dùng có trải nghiệm tốt với sản phẩm Apple ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Quay trở lại với vấn đề chính. Các sản phẩm của Apple được đựng trong hộp, thường có màu trắng, đã thay đổi và phát triển rất nhiều theo thời gian. Tuy nhiên, để gây ấn tượng cho khách hàng với những chiếc hộp như vậy, Apple đã phải nghiên cứu rất nhiều về kiểu dáng hộp đựng cho đến cách đóng gói. Kết quả là, những chiếc hộp của iPhone, Mac Pro hay iMac đều được đánh giá là một kiệt tác.
Ví dụ với iMac M3, Apple đã quyết định chọn kiểu hộp mà sau khi mở ra, mọi người phải cầm iMac bằng cả hai tay để lấy nó ra. Lần tiếp xúc đầu tiên này sẽ kiến mọi người nhận thấy đó là một sản phẩm thiết kế mỏng và nhẹ như thế nào.
Khi mà mặt sau của iPhone hiện đại trở nên nổi bật, Apple cũng thay đổi cách đặt máy trong hộp.
Cung cấp nhiều tùy chọn màu sắc dành cho những chiếc iPhone cũng đã khiến công ty phải điều chỉnh lại cách đóng hộp. Trước đây, iPhone được đặt trong hộp với màn hình hướng lên trên. Tuy nhiên, khi mặt trước không thể phân biệt được một số mẫu máy và màu sắc nổi bật phía sau, những chiếc iPhone đã được đặt theo hướng úp xuống dưới để khía cạnh đặc biệt nhất của chúng là màu sắc được nhìn thấy trước tây.
Tất cả những quyết định này đều có nguồn gốc từ đội ngũ mà Steve Jobs đã thành lập và giao phó để cống hiến hết mình cho việc nâng cao trải nghiệm mở hộp thiết bị Apple. Nhóm này chịu trách nhiệm tạo ra các mẫu hộp đựng, các tùy chọn thử nghiệm và đánh giá phản ứng để xác định cách tốt nhất để giới thiệu một thiết bị mới cho khách hàng. Đó là nhóm đã biến việc tiếp nhận sản phẩm Apple mới của mọi người thành một nghi thức.
Điều này bắt nguồn từ Steve Jobs khi ông hiểu tầm quan trọng thực sự của hộp đựng sản phẩm. Chính điều này đã khiến ông hình thành một nhóm chuyên trách việc mở hộp tại Apple. Nghe có vẻ lập dị nhưng Steve Jobs có lý do để dành thời gian và tiền lương dành cho những người chuyên đảm nhận việc mở hộp đựng sản phẩm của hãng.
Với Steve Jobs, trải nghiệm mở hộp sản phẩm Apple cũng phải thể hiện sự hoàn hảo.
Khi mua một chiếc iPhone 15, iPad Air hay MacBook Pro M3, việc mở hộp là công đoạn cần thiết. Hãy tưởng tượng, khi nhận một sản phẩm mới của Apple, mở hộp, chạm vào nó và cầm nó để cảm nhận trọng lượng thiết bị. Đó được xem như là một nghi lễ, mang đến cho người dùng ấn tượng đầu tiên về một thiết bị. Vì vậy, Steve Jobs thực sự xem trọng nó và hướng Apple chăm chút vấn đề này đến từng milimet.
Nhằm mang đến trải nghiệm mở hộp tốt nhất cho khách hàng, Steve Jobs đã thành lập một nhóm để nghiên cứu cách tốt nhất để giới thiệu sản phẩm của công ty. Chưa rõ tình trạng của nhóm này hiện tại ra sao, nhưng có thể họ đã được chuyển sang bộ phận tiếp thị kể từ khi Steve Jobs không còn lãnh đạo công ty nữa.
Công ty muốn người dùng có trải nghiệm tốt với sản phẩm Apple ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Quay trở lại với vấn đề chính. Các sản phẩm của Apple được đựng trong hộp, thường có màu trắng, đã thay đổi và phát triển rất nhiều theo thời gian. Tuy nhiên, để gây ấn tượng cho khách hàng với những chiếc hộp như vậy, Apple đã phải nghiên cứu rất nhiều về kiểu dáng hộp đựng cho đến cách đóng gói. Kết quả là, những chiếc hộp của iPhone, Mac Pro hay iMac đều được đánh giá là một kiệt tác.
Ví dụ với iMac M3, Apple đã quyết định chọn kiểu hộp mà sau khi mở ra, mọi người phải cầm iMac bằng cả hai tay để lấy nó ra. Lần tiếp xúc đầu tiên này sẽ kiến mọi người nhận thấy đó là một sản phẩm thiết kế mỏng và nhẹ như thế nào.
Khi mà mặt sau của iPhone hiện đại trở nên nổi bật, Apple cũng thay đổi cách đặt máy trong hộp.
Cung cấp nhiều tùy chọn màu sắc dành cho những chiếc iPhone cũng đã khiến công ty phải điều chỉnh lại cách đóng hộp. Trước đây, iPhone được đặt trong hộp với màn hình hướng lên trên. Tuy nhiên, khi mặt trước không thể phân biệt được một số mẫu máy và màu sắc nổi bật phía sau, những chiếc iPhone đã được đặt theo hướng úp xuống dưới để khía cạnh đặc biệt nhất của chúng là màu sắc được nhìn thấy trước tây.
Tất cả những quyết định này đều có nguồn gốc từ đội ngũ mà Steve Jobs đã thành lập và giao phó để cống hiến hết mình cho việc nâng cao trải nghiệm mở hộp thiết bị Apple. Nhóm này chịu trách nhiệm tạo ra các mẫu hộp đựng, các tùy chọn thử nghiệm và đánh giá phản ứng để xác định cách tốt nhất để giới thiệu một thiết bị mới cho khách hàng. Đó là nhóm đã biến việc tiếp nhận sản phẩm Apple mới của mọi người thành một nghi thức.