Nguyễn Mai
Well-known member
Dù nhiệt độ phòng đã chỉnh ở mức ấm nhưng con gái liên tục kêu lạnh khi đi ngủ.
Gia đình chúng tôi chỉ có 3 người gồm 2 vợ chồng và 1 cô con gái năm nay lên 5 tuổi. Bình thường sinh hoạt trong gia đình diễn ra rất đơn giản, ban ngày vợ chồng chúng tôi đều đi làm, con gái đi học cả ngày cứ chiều tối là bắt đầu về nhà cùng cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Sau đó khoảng 21h tối tôi giục con gái vào phòng đọc sách còn mẹ làm công việc cá nhân. Khoảng 21h30 tôi sẽ vào qua phòng con gái một chút để hai mẹ con trò chuyện, giục bé sinh hoạt cá nhân, tôi kiểm tra nhiệt độ phòng cho con rồi con lên giường đi ngủ, tôi cũng về phòng ngủ cùng ông xã.
Chuyện không có gì đáng bàn khi khoảng thời gian gần đây trời bắt đầu chuyển sang thu rồi đông, trời trở lạnh. Tôi nhớ trước mỗi buổi tối đều để nhiệt độ phòng rất ấm cho con gái, thậm chí còn cẩn thận nán lại một lúc rồi mới rời đi. Thế nhưng kiểu gì cũng chỉ được khoảng 1 tiếng đồng hồ là con gái sẽ tự động vác gối sang phòng bố mẹ xin ngủ nhờ:
- Mẹ ơi phòng lạnh lắm con không ngủ được, con muốn ngủ cùng bố mẹ.
Nghĩ rằng có thể phòng ấm nhưng tiết trời chuyển lạnh nên bé ngủ một mình hơi lạnh lẽo nên muốn sang ngủ cùng bố mẹ nên tôi cũng cho con ngủ cùng 1 đêm. Thế nhưng không chỉ một đêm mà liên tục nhiều đêm khác con gái lặp đi lặp lại hành động như thế, không sang ngủ cùng với bố mẹ ngay từ đầu mà đều khoảng 1 tiếng sau đó mới vác gối sang xin ngủ cùng và đều nói "Mẹ ơi phòng lạnh lắm, con không ngủ được".
Vợ chồng chúng tôi muốn rèn cho con ngủ riêng để sắp tới còn đón thêm thành viên mới, vì thế nếu cứ như thế này thì không thể cho bé ngủ riêng được. Vì vậy tôi đã quyết tìm hiểu xem có chuyện gì xảy ra.
Vào một hôm, sau khi vào phòng con gái để kiểm tra nhiệt độ phòng tôi đã chủ động đề nghị:
- Tối nay mẹ ngủ lại đây cùng với con nhé, cho ấm.
Con bé ngập ngừng một lúc sau đó cũng đồng ý. Suốt buổi tối hôm đó con ngủ rất ngon, ngủ một mạch đến sáng mà không hề kêu lạnh. Bản thân tôi cũng để ý nhiệt độ phòng vẫn rất ổn trong suốt đêm và không hề có chuyện gì xảy ra. Chính vì thế vào ngày hôm sau tôi đã nói với con:
- Hôm qua mẹ ngủ lại phòng con thấy nhiệt độ rất bình thường, không hề lạnh chút nào. Chắc giờ đã ổn hơn rồi đó con hôm nay tự ngủ một mình nha.
Mặt cô bé hơi buồn nhưng cũng gật đầu.
Thế nhưng y như rằng sau giờ đi ngủ chỉ khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ, con bé lại lò dò từ phòng nó sang phòng bố mẹ, gõ cửa:
- Bố mẹ ơi cho con vào với, con ngủ chung với, phòng con lạnh lắm con không ngủ được.
Ảnh minh họa
Hai vợ chồng nhìn nhau đều không thể hiểu rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra. Nguyên nhân vấn đề là từ đâu và phải làm sao với con gái. Cuối cùng sau một hồi bàn bạc, tôi quyết định sẽ là người nói chuyện thẳng thắn với con:
- Con gái yêu, con hãy nói cho mẹ biết phòng con lạnh như thế nào? Mỗi buổi tối mẹ đều để nhiệt độ phòng rất ổn nhưng sáng con đều kêu lạnh và bảng nhiệt độ cũng bị giảm. Thế nhưng hôm mẹ ngủ lại thì không hề có chuyện đó.
- Phòng con lạnh thật mà mẹ, lạnh tới nỗi con không thể ngủ được.
- Nào, mẹ đang nói chuyện nghiêm túc với con đó, có chuyện gì con có thể trao đổi với mẹ rồi hai mẹ con mình cùng giải quyết.
Con bé cúi gằm mặt không nói gì một lúc. Tôi tiếp lời:
- Mẹ biết con đang có vấn đề gì đó giấu mẹ phải không? Con cứ nói đi mẹ sẽ đáp ứng cho con nếu mẹ thấy hợp lý.
- Con thích ngủ với bố mẹ, con không muốn ngủ một mình.
- Ủa, lâu nay con vẫn ngủ một mình đó sao, sao bây giờ lại thích ngủ cùng với bố mẹ? Con giờ lớn rồi không thể ngủ cùng với bố mẹ nữa, con phải tự lập chứ.
- Nhưng con không thích ngủ một mình, lạnh mà buồn lắm, ngủ với bố mẹ con yên tâm hơn. Con muốn ngủ với bố mẹ mãi mãi.
- Ngủ một mình thì có gì buồn và không yên tâm. Trong nhà mình có bố mẹ mà con lo sợ điều gì, lớn rồi là phải ngủ một mình. Giống như bố mẹ đây, bố mẹ đã lớn và có được ngủ với ông bà nữa đâu.
- Nhưng bố mẹ được ngủ với nhau sao con không được ngủ với bố mẹ?
- Vì bố mẹ là vợ chồng, bố mẹ sẽ ngủ với nhau. Bố mẹ cũng có khoảng thời gian phải ngủ một mình trước khi lấy nhau và ngủ chung với nhau. Còn con sau này khi lớn con cũng sẽ ngủ với người mà con yêu thương.
Ảnh minh họa
Qua cuộc trò chuyện đó tôi mới hiểu ra rằng con không thích chuyện phải ngủ một mình nên đã nghĩ ra các cách nói dối khác nhau để được ngủ cùng giường với bố mẹ. Tôi cũng có chút cảm thấy ân hận vì đã không làm công tác tư tưởng từ đầu cho con tốt hơn, luôn ép bé phải vào khuôn mẫu mà không có bé hiểu được lý do. Có lẽ để con bé dần thích nghi lại với chuyện ngủ một mình, tôi cần phải đồng hành với con thêm nữa.
Tâm sự từ độc giả tuvi.....
Tại sao trẻ phải ngủ riêng giường?
Cải thiện chất lượng và an toàn giấc ngủ
Khi ngủ cùng con, cha mẹ luôn lo lắng con sẽ dễ bị đè hoặc bị đánh thức khi mình trở mình tới lui, cha mẹ cũng dễ bị con đánh thức khi con ngủ ngon. Ngủ giường riêng có không gian ngủ rộng hơn, ngủ thoải mái hơn, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được cải thiện, đồng thời tương đối an toàn cho trẻ.
Rèn luyện tính độc lập của trẻ
Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, không phân biệt tuổi tác. Khi đứa trẻ lớn lên, suy nghĩ của nó cũng chín chắn hơn, và nó cần không gian độc lập của riêng mình. Trẻ bắt đầu có nhận thức về tính tự lập, từ đồ chơi đến những vật dụng cần thiết hàng ngày, trẻ sẽ tự ghi dấu ấn của mình, vì vậy, cha mẹ cũng nên tạo cho trẻ không gian riêng để trẻ học cách tự lập.
Tích cực nuôi dưỡng tính tự chủ của trẻ
Thông qua quá trình ngủ tách riêng, đứa trẻ có thể nhận ra rằng mình là một cá thể độc lập và không phụ thuộc vào sự tồn tại của cha mẹ. Với tính tự chủ, bạn có thể tự mình đưa ra quyết định, dần dần trẻ cũng có thể trải nghiệm niềm vui khi trưởng thành, điều này giúp hình thành tính cách độc lập và tự tin của trẻ.
Nhưng khi nào thì nên cho trẻ ngủ riêng giường?
Nên ngủ chung với bố mẹ trong vòng 1-2 tuổi
Trẻ từ 1 - 2 tuổi còn nhỏ và vẫn chưa thể biểu hiện được việc trẻ không khỏe hay khó chịu, lúc này trẻ cần được cha mẹ chăm sóc nhiều hơn. Cha mẹ có thể kê một chiếc giường nhỏ trong phòng, cho trẻ ngủ giường một mình nhưng không chia phòng để tiện cho việc chăm sóc trẻ.
Hướng dẫn trẻ ngủ một mình thích hợp cho trẻ 2-3 tuổi
Trẻ dần học cách diễn đạt ở độ tuổi 2-3, giai đoạn này cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tách giường và ngủ phòng riêng một cách đúng đắn, tuy nhiên cũng tùy vào tình trạng thực tế của từng trẻ mà cố gắng hướng dẫn trẻ chứ không nên ép trẻ ngủ phòng riêng.
4-5 tuổi là thời điểm tốt nhất để ngủ phòng riêng
4-5 tuổi là độ tuổi trẻ đi mẫu giáo, trẻ bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với những người khác ngoài bố mẹ, đây là giai đoạn trẻ cần học cách tự lập. Cha mẹ cũng nên hạ quyết tâm cho trẻ ngủ một mình, thông qua việc hướng dẫn và khuyến khích dần dần sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn và và hình thành thói quen trẻ ngủ một mình.
Làm thế nào để tập cho trẻ ngủ một mình?
Chọn một thời điểm đặc biệt
Bố mẹ có thể lựa một thời điểm phù hợp để làm điều này, cho trẻ cơ hội thích nghi dần dần. Ban đầu có thể là tách ra nằm giường riêng nhưng vẫn chung phòng với bố mẹ. Sau đó từ từ tách phòng. Có thể lựa chọn thời điểm vào ngày sinh nhật của trẻ hoặc ngày đầu tiên đi học mẫu giáo. Lý do là bạn có thể nói với con việc hôm nay con đã là một người lớn rồi, con cần phải đi ngủ riêng một mình như người lớn. Điều đó khích lệ sự tò mò và cảm thấy hãnh diện khi mình giống như người lớn ở trẻ.
Cùng con trang trí phòng riêng
Khi trang trí phòng trẻ em, cha mẹ có thể cho con quyền tự quyết thích trang trí những gì mà mình muốn, không ép buộc hay quyết định thay con. Toàn bộ vật dụng, cách trang trí như đèn, bàn ghế, giấy dán tường,… bé có thể tự quyết định, mang đến cho bé nhiều sự lựa chọn. Đứa trẻ chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú hơn trong một không gian, môi trường mà bé thích và cảm thấy đây là thế giới riêng của mình.
Tạo một vài thói quen dễ chịu trước khi ngủ cho trẻ
Khi không ngủ cùng bố mẹ, trẻ sẽ khó tránh khỏi tâm lý hồi hộp, sợ hãi. Cha mẹ có thể tạo một số thói quen như để ánh đèn mờ mờ trước khi ngủ, kể chuyện, đọc truyện cho con nghe, chúc con ngủ ngon… Những điều này sẽ khiến bé thiếp vào giấc ngủ một cách dễ chịu và an toàn hơn. Sau khi trẻ ngủ say rồi bố mẹ mới rời khỏi phòng thay vì bắt con ở một mình trong phòng từ lúc chưa ngủ được, trẻ sẽ vô cùng sợ hãi.
Gia đình chúng tôi chỉ có 3 người gồm 2 vợ chồng và 1 cô con gái năm nay lên 5 tuổi. Bình thường sinh hoạt trong gia đình diễn ra rất đơn giản, ban ngày vợ chồng chúng tôi đều đi làm, con gái đi học cả ngày cứ chiều tối là bắt đầu về nhà cùng cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Sau đó khoảng 21h tối tôi giục con gái vào phòng đọc sách còn mẹ làm công việc cá nhân. Khoảng 21h30 tôi sẽ vào qua phòng con gái một chút để hai mẹ con trò chuyện, giục bé sinh hoạt cá nhân, tôi kiểm tra nhiệt độ phòng cho con rồi con lên giường đi ngủ, tôi cũng về phòng ngủ cùng ông xã.
Chuyện không có gì đáng bàn khi khoảng thời gian gần đây trời bắt đầu chuyển sang thu rồi đông, trời trở lạnh. Tôi nhớ trước mỗi buổi tối đều để nhiệt độ phòng rất ấm cho con gái, thậm chí còn cẩn thận nán lại một lúc rồi mới rời đi. Thế nhưng kiểu gì cũng chỉ được khoảng 1 tiếng đồng hồ là con gái sẽ tự động vác gối sang phòng bố mẹ xin ngủ nhờ:
- Mẹ ơi phòng lạnh lắm con không ngủ được, con muốn ngủ cùng bố mẹ.
Ảnh minh họa
Nghĩ rằng có thể phòng ấm nhưng tiết trời chuyển lạnh nên bé ngủ một mình hơi lạnh lẽo nên muốn sang ngủ cùng bố mẹ nên tôi cũng cho con ngủ cùng 1 đêm. Thế nhưng không chỉ một đêm mà liên tục nhiều đêm khác con gái lặp đi lặp lại hành động như thế, không sang ngủ cùng với bố mẹ ngay từ đầu mà đều khoảng 1 tiếng sau đó mới vác gối sang xin ngủ cùng và đều nói "Mẹ ơi phòng lạnh lắm, con không ngủ được".
Vợ chồng chúng tôi muốn rèn cho con ngủ riêng để sắp tới còn đón thêm thành viên mới, vì thế nếu cứ như thế này thì không thể cho bé ngủ riêng được. Vì vậy tôi đã quyết tìm hiểu xem có chuyện gì xảy ra.
Vào một hôm, sau khi vào phòng con gái để kiểm tra nhiệt độ phòng tôi đã chủ động đề nghị:
- Tối nay mẹ ngủ lại đây cùng với con nhé, cho ấm.
Con bé ngập ngừng một lúc sau đó cũng đồng ý. Suốt buổi tối hôm đó con ngủ rất ngon, ngủ một mạch đến sáng mà không hề kêu lạnh. Bản thân tôi cũng để ý nhiệt độ phòng vẫn rất ổn trong suốt đêm và không hề có chuyện gì xảy ra. Chính vì thế vào ngày hôm sau tôi đã nói với con:
- Hôm qua mẹ ngủ lại phòng con thấy nhiệt độ rất bình thường, không hề lạnh chút nào. Chắc giờ đã ổn hơn rồi đó con hôm nay tự ngủ một mình nha.
Mặt cô bé hơi buồn nhưng cũng gật đầu.
Thế nhưng y như rằng sau giờ đi ngủ chỉ khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ, con bé lại lò dò từ phòng nó sang phòng bố mẹ, gõ cửa:
- Bố mẹ ơi cho con vào với, con ngủ chung với, phòng con lạnh lắm con không ngủ được.
Ảnh minh họa
Hai vợ chồng nhìn nhau đều không thể hiểu rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra. Nguyên nhân vấn đề là từ đâu và phải làm sao với con gái. Cuối cùng sau một hồi bàn bạc, tôi quyết định sẽ là người nói chuyện thẳng thắn với con:
- Con gái yêu, con hãy nói cho mẹ biết phòng con lạnh như thế nào? Mỗi buổi tối mẹ đều để nhiệt độ phòng rất ổn nhưng sáng con đều kêu lạnh và bảng nhiệt độ cũng bị giảm. Thế nhưng hôm mẹ ngủ lại thì không hề có chuyện đó.
- Phòng con lạnh thật mà mẹ, lạnh tới nỗi con không thể ngủ được.
- Nào, mẹ đang nói chuyện nghiêm túc với con đó, có chuyện gì con có thể trao đổi với mẹ rồi hai mẹ con mình cùng giải quyết.
Con bé cúi gằm mặt không nói gì một lúc. Tôi tiếp lời:
- Mẹ biết con đang có vấn đề gì đó giấu mẹ phải không? Con cứ nói đi mẹ sẽ đáp ứng cho con nếu mẹ thấy hợp lý.
- Con thích ngủ với bố mẹ, con không muốn ngủ một mình.
- Ủa, lâu nay con vẫn ngủ một mình đó sao, sao bây giờ lại thích ngủ cùng với bố mẹ? Con giờ lớn rồi không thể ngủ cùng với bố mẹ nữa, con phải tự lập chứ.
- Nhưng con không thích ngủ một mình, lạnh mà buồn lắm, ngủ với bố mẹ con yên tâm hơn. Con muốn ngủ với bố mẹ mãi mãi.
- Ngủ một mình thì có gì buồn và không yên tâm. Trong nhà mình có bố mẹ mà con lo sợ điều gì, lớn rồi là phải ngủ một mình. Giống như bố mẹ đây, bố mẹ đã lớn và có được ngủ với ông bà nữa đâu.
- Nhưng bố mẹ được ngủ với nhau sao con không được ngủ với bố mẹ?
- Vì bố mẹ là vợ chồng, bố mẹ sẽ ngủ với nhau. Bố mẹ cũng có khoảng thời gian phải ngủ một mình trước khi lấy nhau và ngủ chung với nhau. Còn con sau này khi lớn con cũng sẽ ngủ với người mà con yêu thương.
Ảnh minh họa
Qua cuộc trò chuyện đó tôi mới hiểu ra rằng con không thích chuyện phải ngủ một mình nên đã nghĩ ra các cách nói dối khác nhau để được ngủ cùng giường với bố mẹ. Tôi cũng có chút cảm thấy ân hận vì đã không làm công tác tư tưởng từ đầu cho con tốt hơn, luôn ép bé phải vào khuôn mẫu mà không có bé hiểu được lý do. Có lẽ để con bé dần thích nghi lại với chuyện ngủ một mình, tôi cần phải đồng hành với con thêm nữa.
Tâm sự từ độc giả tuvi.....
Tại sao trẻ phải ngủ riêng giường?
Cải thiện chất lượng và an toàn giấc ngủ
Khi ngủ cùng con, cha mẹ luôn lo lắng con sẽ dễ bị đè hoặc bị đánh thức khi mình trở mình tới lui, cha mẹ cũng dễ bị con đánh thức khi con ngủ ngon. Ngủ giường riêng có không gian ngủ rộng hơn, ngủ thoải mái hơn, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được cải thiện, đồng thời tương đối an toàn cho trẻ.
Rèn luyện tính độc lập của trẻ
Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, không phân biệt tuổi tác. Khi đứa trẻ lớn lên, suy nghĩ của nó cũng chín chắn hơn, và nó cần không gian độc lập của riêng mình. Trẻ bắt đầu có nhận thức về tính tự lập, từ đồ chơi đến những vật dụng cần thiết hàng ngày, trẻ sẽ tự ghi dấu ấn của mình, vì vậy, cha mẹ cũng nên tạo cho trẻ không gian riêng để trẻ học cách tự lập.
Tích cực nuôi dưỡng tính tự chủ của trẻ
Thông qua quá trình ngủ tách riêng, đứa trẻ có thể nhận ra rằng mình là một cá thể độc lập và không phụ thuộc vào sự tồn tại của cha mẹ. Với tính tự chủ, bạn có thể tự mình đưa ra quyết định, dần dần trẻ cũng có thể trải nghiệm niềm vui khi trưởng thành, điều này giúp hình thành tính cách độc lập và tự tin của trẻ.
Nhưng khi nào thì nên cho trẻ ngủ riêng giường?
Nên ngủ chung với bố mẹ trong vòng 1-2 tuổi
Trẻ từ 1 - 2 tuổi còn nhỏ và vẫn chưa thể biểu hiện được việc trẻ không khỏe hay khó chịu, lúc này trẻ cần được cha mẹ chăm sóc nhiều hơn. Cha mẹ có thể kê một chiếc giường nhỏ trong phòng, cho trẻ ngủ giường một mình nhưng không chia phòng để tiện cho việc chăm sóc trẻ.
Hướng dẫn trẻ ngủ một mình thích hợp cho trẻ 2-3 tuổi
Trẻ dần học cách diễn đạt ở độ tuổi 2-3, giai đoạn này cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tách giường và ngủ phòng riêng một cách đúng đắn, tuy nhiên cũng tùy vào tình trạng thực tế của từng trẻ mà cố gắng hướng dẫn trẻ chứ không nên ép trẻ ngủ phòng riêng.
4-5 tuổi là thời điểm tốt nhất để ngủ phòng riêng
4-5 tuổi là độ tuổi trẻ đi mẫu giáo, trẻ bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với những người khác ngoài bố mẹ, đây là giai đoạn trẻ cần học cách tự lập. Cha mẹ cũng nên hạ quyết tâm cho trẻ ngủ một mình, thông qua việc hướng dẫn và khuyến khích dần dần sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn và và hình thành thói quen trẻ ngủ một mình.
Làm thế nào để tập cho trẻ ngủ một mình?
Chọn một thời điểm đặc biệt
Bố mẹ có thể lựa một thời điểm phù hợp để làm điều này, cho trẻ cơ hội thích nghi dần dần. Ban đầu có thể là tách ra nằm giường riêng nhưng vẫn chung phòng với bố mẹ. Sau đó từ từ tách phòng. Có thể lựa chọn thời điểm vào ngày sinh nhật của trẻ hoặc ngày đầu tiên đi học mẫu giáo. Lý do là bạn có thể nói với con việc hôm nay con đã là một người lớn rồi, con cần phải đi ngủ riêng một mình như người lớn. Điều đó khích lệ sự tò mò và cảm thấy hãnh diện khi mình giống như người lớn ở trẻ.
Cùng con trang trí phòng riêng
Khi trang trí phòng trẻ em, cha mẹ có thể cho con quyền tự quyết thích trang trí những gì mà mình muốn, không ép buộc hay quyết định thay con. Toàn bộ vật dụng, cách trang trí như đèn, bàn ghế, giấy dán tường,… bé có thể tự quyết định, mang đến cho bé nhiều sự lựa chọn. Đứa trẻ chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú hơn trong một không gian, môi trường mà bé thích và cảm thấy đây là thế giới riêng của mình.
Tạo một vài thói quen dễ chịu trước khi ngủ cho trẻ
Khi không ngủ cùng bố mẹ, trẻ sẽ khó tránh khỏi tâm lý hồi hộp, sợ hãi. Cha mẹ có thể tạo một số thói quen như để ánh đèn mờ mờ trước khi ngủ, kể chuyện, đọc truyện cho con nghe, chúc con ngủ ngon… Những điều này sẽ khiến bé thiếp vào giấc ngủ một cách dễ chịu và an toàn hơn. Sau khi trẻ ngủ say rồi bố mẹ mới rời khỏi phòng thay vì bắt con ở một mình trong phòng từ lúc chưa ngủ được, trẻ sẽ vô cùng sợ hãi.