Nguyễn Mai
Well-known member
Đối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một điều vô cùng khó khăn. Nếu không được rèn luyện kĩ năng này từ nhỏ, lớn lên con sẽ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống.
Kiên nhẫn được xem là một trong đức tính quan trọng và giúp con người thành công. Chính vì vậy, việc dạy dỗ trẻ em đức tính kiên nhẫn ngay từ khi còn nhỏ rất nên được các bậc phụ huynh quan tâm.
Tuy nhiên, để dạy trẻ có được đức tính này không phải là điều dễ dàng và phải đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ cũng như mất khá nhiều gian để đạt kết quả tốt. Nhưng chỉ với 8 gợi ý sau, bạn sẽ nhận thấy những sự thay đổi tích cực trong tính cách cũng như hành vi của con.
1. Dạy trẻ hình dung về thời gian
Trẻ em bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng vào khoảng 9 tuổi. Trước độ tuổi này, trẻ hình dung cụ thể về các hoạt động.
Đây là lý do trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhận ra sự khác biệt giữa 15 phút và 45 phút.
Để vượt qua khó khăn này, cách đơn giản nhất là cha mẹ nên dạy con sớm về việc hình dung thời gian bất cứ khi nào có thể.
Cha mẹ nên dạy con sớm về việc hình dung thời gian bất cứ khi nào có thể.
2. Trò chuyện
Khi trẻ còn nhỏ tuổi thường rất dễ nổi nóng hay cáu gắt mỗi khi phải làm việc gì đó không theo ý mình.
Để rèn luyện tính kiên nhẫn của trẻ, cha mẹ hãy chủ động trò chuyện, dạy dỗ để trẻ hiểu cũng như điều chỉnh thái độ.
Từ đó, trẻ sẽ trở nên ôn hòa và tập tính nhẫn nại đối với bất cứ điều gì xảy ra.
3. Hãy chờ đợi
Bạn có thể dạy bé cách chờ đợi thông qua những hoạt động đơn giản hàng ngày.
Ví dụ như khi làm đồ ăn cho con, hãy hỏi con nhận xét về đồ ăn như thế nào trước khi bé thưởng thức món ăn đó; hoặc khi tìm đồ chơi cho con, hãy nói là "Con đợi nhé, các đồ chơi sắp hiện ra rồi!"; hay khi đợi thang máy, xếp hàng mua đồ, chờ tới lượt mình chơi đu quay hay cầu trượt.
4. Hạn chế để trẻ xem video ngắn
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều video giải trí ngắn, chỉ từ 10 đến 60 giây.
Theo các chuyên gia tâm lý, nếu trẻ xem quá nhiều video ngắn sẽ hình thành thói quen hấp tấp, vội vàng và nhanh chán nản.
Đây cũng là lý do mà cha mẹ nên kiểm soát và hạn chế nhiều nhất có thể việc xem video dung lượng ngắn của trẻ mà hướng đến những video giải trí dài có nội dung tích cực, lành mạnh.
5. Dạy trẻ tự chơi một mình
Có rất nhiều lợi ích từ việc để trẻ chơi một mình. Một trong số đó là trẻ có thể tìm thấy niềm vui ở bất cứ nơi đâu và thời điểm nào.
Ngoài ra, trẻ có trí tưởng tượng rất phong phú, những trò chơi này sẽ không cần bất kỳ sự chuẩn bị hoặc đối tượng đặc biệt nào tham dự.
Có rất nhiều cách để dạy trẻ tự chơi độc lập, và kết quả sẽ vượt qua mọi mong đợi nếu bạn kiên trì.
Có rất nhiều lợi ích từ việc để trẻ chơi một mình. Ảnh minh họa
6. Dạy trẻ các hoạt động "kiên nhẫn"
Cha mẹ hãy cùng chơi và tập cho con những trò chơi khuyến khích tính kiên nhẫn, như ghép hình.
Bên cạnh đó, con có thể được thực hiện các hoạt động đòi hỏi phải có thời gian và sự kiên nhẫn như: trồng hoa, rau trong vườn; câu cá...
Tránh cho con sử dụng điện thoại thông minh, nó càng khiến trẻ mất tập trung và thiếu kiên nhẫn hơn.
7. Đưa ra những lựa chọn để khuyến khích con hoãn lại lợi ích trước mắt
Hãy thử thương lượng "Con có thể ăn một chiếc bánh lúc này, hoặc nếu đợi đến sau bữa tối, con sẽ được ăn hai chiếc".
Kiểu lựa chọn như vậy sẽ khuyến khích con làm chủ mong muốn và sự đòi hỏi của mình, đồng thời biết hoãn lại "lợi ích" trước mắt để chờ đợi và nhận được một "phần thưởng" lớn hơn.
Bài học quan trọng đầu đời này sẽ có tác động tích cực tới lúc bé trưởng thành.
8. Làm gương cho con
Cuối cùng, để giúp trẻ học được tính kiên nhẫn, cha mẹ cần trở thành tấm gương để các con noi theo.
Theo đó, hãy cho các bé thấy cha mẹ luôn cố gắng, nỗ lực để hoàn thành công việc, nhẫn nại với mục tiêu đề ra…
Cách thức này sẽ cho trẻ nhỏ hiểu và học hỏi nhiều hơn từ chính người thân trong gia đình chứ không phải ai khác.
Kiên nhẫn được xem là một trong đức tính quan trọng và giúp con người thành công. Chính vì vậy, việc dạy dỗ trẻ em đức tính kiên nhẫn ngay từ khi còn nhỏ rất nên được các bậc phụ huynh quan tâm.
Tuy nhiên, để dạy trẻ có được đức tính này không phải là điều dễ dàng và phải đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ cũng như mất khá nhiều gian để đạt kết quả tốt. Nhưng chỉ với 8 gợi ý sau, bạn sẽ nhận thấy những sự thay đổi tích cực trong tính cách cũng như hành vi của con.
1. Dạy trẻ hình dung về thời gian
Trẻ em bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng vào khoảng 9 tuổi. Trước độ tuổi này, trẻ hình dung cụ thể về các hoạt động.
Đây là lý do trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhận ra sự khác biệt giữa 15 phút và 45 phút.
Để vượt qua khó khăn này, cách đơn giản nhất là cha mẹ nên dạy con sớm về việc hình dung thời gian bất cứ khi nào có thể.
Cha mẹ nên dạy con sớm về việc hình dung thời gian bất cứ khi nào có thể.
2. Trò chuyện
Khi trẻ còn nhỏ tuổi thường rất dễ nổi nóng hay cáu gắt mỗi khi phải làm việc gì đó không theo ý mình.
Để rèn luyện tính kiên nhẫn của trẻ, cha mẹ hãy chủ động trò chuyện, dạy dỗ để trẻ hiểu cũng như điều chỉnh thái độ.
Từ đó, trẻ sẽ trở nên ôn hòa và tập tính nhẫn nại đối với bất cứ điều gì xảy ra.
3. Hãy chờ đợi
Bạn có thể dạy bé cách chờ đợi thông qua những hoạt động đơn giản hàng ngày.
Ví dụ như khi làm đồ ăn cho con, hãy hỏi con nhận xét về đồ ăn như thế nào trước khi bé thưởng thức món ăn đó; hoặc khi tìm đồ chơi cho con, hãy nói là "Con đợi nhé, các đồ chơi sắp hiện ra rồi!"; hay khi đợi thang máy, xếp hàng mua đồ, chờ tới lượt mình chơi đu quay hay cầu trượt.
4. Hạn chế để trẻ xem video ngắn
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều video giải trí ngắn, chỉ từ 10 đến 60 giây.
Theo các chuyên gia tâm lý, nếu trẻ xem quá nhiều video ngắn sẽ hình thành thói quen hấp tấp, vội vàng và nhanh chán nản.
Đây cũng là lý do mà cha mẹ nên kiểm soát và hạn chế nhiều nhất có thể việc xem video dung lượng ngắn của trẻ mà hướng đến những video giải trí dài có nội dung tích cực, lành mạnh.
5. Dạy trẻ tự chơi một mình
Có rất nhiều lợi ích từ việc để trẻ chơi một mình. Một trong số đó là trẻ có thể tìm thấy niềm vui ở bất cứ nơi đâu và thời điểm nào.
Ngoài ra, trẻ có trí tưởng tượng rất phong phú, những trò chơi này sẽ không cần bất kỳ sự chuẩn bị hoặc đối tượng đặc biệt nào tham dự.
Có rất nhiều cách để dạy trẻ tự chơi độc lập, và kết quả sẽ vượt qua mọi mong đợi nếu bạn kiên trì.
Có rất nhiều lợi ích từ việc để trẻ chơi một mình. Ảnh minh họa
6. Dạy trẻ các hoạt động "kiên nhẫn"
Cha mẹ hãy cùng chơi và tập cho con những trò chơi khuyến khích tính kiên nhẫn, như ghép hình.
Bên cạnh đó, con có thể được thực hiện các hoạt động đòi hỏi phải có thời gian và sự kiên nhẫn như: trồng hoa, rau trong vườn; câu cá...
Tránh cho con sử dụng điện thoại thông minh, nó càng khiến trẻ mất tập trung và thiếu kiên nhẫn hơn.
7. Đưa ra những lựa chọn để khuyến khích con hoãn lại lợi ích trước mắt
Hãy thử thương lượng "Con có thể ăn một chiếc bánh lúc này, hoặc nếu đợi đến sau bữa tối, con sẽ được ăn hai chiếc".
Kiểu lựa chọn như vậy sẽ khuyến khích con làm chủ mong muốn và sự đòi hỏi của mình, đồng thời biết hoãn lại "lợi ích" trước mắt để chờ đợi và nhận được một "phần thưởng" lớn hơn.
Bài học quan trọng đầu đời này sẽ có tác động tích cực tới lúc bé trưởng thành.
8. Làm gương cho con
Cuối cùng, để giúp trẻ học được tính kiên nhẫn, cha mẹ cần trở thành tấm gương để các con noi theo.
Theo đó, hãy cho các bé thấy cha mẹ luôn cố gắng, nỗ lực để hoàn thành công việc, nhẫn nại với mục tiêu đề ra…
Cách thức này sẽ cho trẻ nhỏ hiểu và học hỏi nhiều hơn từ chính người thân trong gia đình chứ không phải ai khác.