tran hương
Well-known member
Con người, phong cảnh Đà Lạt thập niên 1950-1960
Ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời trẻ hội ngộ bạn bè ở Đà Lạt, đám rước dâu thập niên 1950-1960 gợi ký ức về "thành phố sương".
62
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (thứ hai từ trái qua) cùng bạn bè trên đồi Cù vào khoảng năm 1965. Bức hình được giới thiệu trong ấn phẩm Đà Lạt, thành phố trong album (tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên) - phát hành cuối tháng 12/2024. Nhạc sĩ thường cùng mọi người ôm đàn hát nghêu ngao mỗi lần lên Đà Lạt. Thành phố cũng là nơi ông lần đầu gặp Khánh Ly tại phòng trà năm 1964, đánh dấu một trong những sự hợp tác nghệ thuật nổi tiếng nhất lịch sử nhạc Việt.
Sách tái hiện ký ức một thời về vùng đất, xoay quanh hành trình tìm về văn hóa đô thị, di sản tinh thần nơi đây. Nguyễn Vĩnh Nguyên chọn lọc nhiều bức hình hiếm trong kho ảnh của giới sưu tập hoặc album gia đình người dân.
Một du khách dừng chân bên hồ Dankia năm 1957. Hồ cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 12 km, thu hút du khách nhờ cảnh thiên nhiên thơ mộng với đồi thông trải dài, không khí trong lành.
Người dân tham quan thác Prenn giữa thập niên 1950. Thác ở chân đèo Prenn, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km. Địa điểm thu hút nhiều người tham quan, ngắm dòng nước như một dải lụa đổ xuống từ trên ghềnh đá với độ cao hơn 20 m.
Một gia đình vui chơi tại thác Pongour giữa thập niên 1950. Địa danh còn được gọi là thác Bảy Tầng, chảy qua bảy tầng đá, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 50 km về hướng Nam. Nhờ vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, thác từng được vua Bảo Đại phong là Nam thiên đệ nhất thác.
Những chiếc lều dựng tạm bên đập nước Suối Bạc. Nơi đây là quần thể thắng cảnh nổi tiếng với hồ Dankia, hồ Suối Vàng, đập thủy điện Ankroet, thác Suối Vàng.
Một đám rước dâu. Theo sách, nhiều ngành thủ công nơi đây phát triển như nghề đan len, từ đó đáp ứng nhu cầu thời trang, gu mặc của người dân. Áo dài khoác áo len trở thành phong cách đặc trưng của nữ sinh Đà Lạt, còn nam giới hay mặc suit.
Tiệm sửa radio của ông Nguyễn Anh (phải), vào khoảng năm 1960, ở dốc Minh Mạng. Theo tác giả, giai đoạn này, phương tiện giải trí của người dân chủ yếu là radio, sau đó là máy hát đĩa than, cassette, băng cối Akai. Chủ tiệm thường có dịch vụ thu băng nhạc cho khách theo yêu cầu. Những tài năng âm nhạc của Đà Lạt như Tuấn Ngọc, Từ Công Phụng, Lê Uyên - Phương được nuôi dưỡng, lan tỏa từ chương trình ca nhạc trên đài phát thanh.
Trung tâm Đà Lạt vào mùa hoa đào.
Một số hình ảnh đầu thế kỷ 20 cũng được công bố, như cảnh người dân tụ tập trước cửa hiệu của người Hoa cạnh chợ Cây - một trong những ngôi chợ sơ khai nơi đây.
Những đầu bếp Việt trong gian bếp khách sạn Langbiang Palace thập niên 1920.
Toàn cảnh thành phố đầu thế kỷ 20 nhìn từ trên cao.
Tuấn Ngọc hát Phố mùa đông (nhạc ngoại, lời: Bảo Chấn) tại Đà Lạt năm 2021. Video: YouTube Mây Lang Thang
Ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời trẻ hội ngộ bạn bè ở Đà Lạt, đám rước dâu thập niên 1950-1960 gợi ký ức về "thành phố sương".
62
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (thứ hai từ trái qua) cùng bạn bè trên đồi Cù vào khoảng năm 1965. Bức hình được giới thiệu trong ấn phẩm Đà Lạt, thành phố trong album (tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên) - phát hành cuối tháng 12/2024. Nhạc sĩ thường cùng mọi người ôm đàn hát nghêu ngao mỗi lần lên Đà Lạt. Thành phố cũng là nơi ông lần đầu gặp Khánh Ly tại phòng trà năm 1964, đánh dấu một trong những sự hợp tác nghệ thuật nổi tiếng nhất lịch sử nhạc Việt.
Sách tái hiện ký ức một thời về vùng đất, xoay quanh hành trình tìm về văn hóa đô thị, di sản tinh thần nơi đây. Nguyễn Vĩnh Nguyên chọn lọc nhiều bức hình hiếm trong kho ảnh của giới sưu tập hoặc album gia đình người dân.
Một du khách dừng chân bên hồ Dankia năm 1957. Hồ cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 12 km, thu hút du khách nhờ cảnh thiên nhiên thơ mộng với đồi thông trải dài, không khí trong lành.
Người dân tham quan thác Prenn giữa thập niên 1950. Thác ở chân đèo Prenn, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km. Địa điểm thu hút nhiều người tham quan, ngắm dòng nước như một dải lụa đổ xuống từ trên ghềnh đá với độ cao hơn 20 m.
Một gia đình vui chơi tại thác Pongour giữa thập niên 1950. Địa danh còn được gọi là thác Bảy Tầng, chảy qua bảy tầng đá, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 50 km về hướng Nam. Nhờ vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, thác từng được vua Bảo Đại phong là Nam thiên đệ nhất thác.
Những chiếc lều dựng tạm bên đập nước Suối Bạc. Nơi đây là quần thể thắng cảnh nổi tiếng với hồ Dankia, hồ Suối Vàng, đập thủy điện Ankroet, thác Suối Vàng.
Một đám rước dâu. Theo sách, nhiều ngành thủ công nơi đây phát triển như nghề đan len, từ đó đáp ứng nhu cầu thời trang, gu mặc của người dân. Áo dài khoác áo len trở thành phong cách đặc trưng của nữ sinh Đà Lạt, còn nam giới hay mặc suit.
Tiệm sửa radio của ông Nguyễn Anh (phải), vào khoảng năm 1960, ở dốc Minh Mạng. Theo tác giả, giai đoạn này, phương tiện giải trí của người dân chủ yếu là radio, sau đó là máy hát đĩa than, cassette, băng cối Akai. Chủ tiệm thường có dịch vụ thu băng nhạc cho khách theo yêu cầu. Những tài năng âm nhạc của Đà Lạt như Tuấn Ngọc, Từ Công Phụng, Lê Uyên - Phương được nuôi dưỡng, lan tỏa từ chương trình ca nhạc trên đài phát thanh.
Trung tâm Đà Lạt vào mùa hoa đào.
Một số hình ảnh đầu thế kỷ 20 cũng được công bố, như cảnh người dân tụ tập trước cửa hiệu của người Hoa cạnh chợ Cây - một trong những ngôi chợ sơ khai nơi đây.
Những đầu bếp Việt trong gian bếp khách sạn Langbiang Palace thập niên 1920.
Toàn cảnh thành phố đầu thế kỷ 20 nhìn từ trên cao.
Tuấn Ngọc hát Phố mùa đông (nhạc ngoại, lời: Bảo Chấn) tại Đà Lạt năm 2021. Video: YouTube Mây Lang Thang