Nguyễn Mai
Well-known member
Không phải vốn từ vựng ảnh hưởng tới sự phát triển trí não mà là cách giao tiếp của bố mẹ với con cái.
Hai nhà khoa học người Mỹ Betty Hart và Todd Resley năm 1995 đã công bố nghiên cứu mang tên "The Thirty Million Word Gap" (Khoảng cách 30 triệu từ). Nghiên cứu kéo dài 2,5 năm, theo dõi 42 gia đình và ghi lại các cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái.
Kết luận cuối cùng là những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình nghèo, ở độ tuổi lên 4, sẽ nghe ít hơn 30 triệu từ tiếng Anh so với những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình giàu có hơn. "The Thirty Million Word Gap" cũng chỉ ra chỉ số thông minh của những đứa trẻ trong gia đình nghèo chỉ là 79, trong khi chỉ số này ở trẻ con nhà giàu là 117.
Khi trẻ được 10 tuổi, Betty và Todd ghé lại kiểm tra một lần nữa và phát hiện những đứa trẻ có vốn từ vựng lớn có thành tích học tập tốt hơn.
Từ đó "The Thirty Million Word Gap" trở thành nguyên nhân tạo ra khoảng cách giàu nghèo khi nói về tương lai của một đứa trẻ.
Theo hai nhà khoa học, để rút ngắn khoảng cách này, trẻ cần phải đọc sách nhiều hơn.
Não bộ của trẻ hoạt động tốt hơn nhiều nếu bố mẹ thường xuyên nói chuyện, tương tác với con mình.
Tuy nhiên gần đây, Viện công nghệ MIT, Đại học Harvard, Đại học Pennsylvania cùng thực hiện một nghiên cứu, khám phá ra bí mật đằng sau khoảng cách này: Không phải vốn từ vựng ảnh hưởng tới sự phát triển trí não mà là cách giao tiếp của bố mẹ với con cái.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát và dõi theo 30 đứa trẻ từ 4-6 tuổi sống tại Boston. Họ quét não của trẻ sau khi chúng trò chuyện với bố mẹ và xem lại các đoạn ghi âm khi trẻ ở nhà. Kết quả là, con cái càng nói chuyện thường xuyên với bố mẹ thì các khu vực liên quan tới ngôn ngữ trong não bộ của trẻ hoạt động càng mạnh mẽ.
Điều này không hề liên quan tới độ giàu nghèo hay học vấn của cha mẹ. Hơn nữa, hoạt động của não bộ cũng không liên quan đến việc trẻ nghe được bao nhiêu từ mà đó là tương quan chặt chẽ với số lượng các cuộc nói chuyện với bố mẹ. Những đứa trẻ được thường xuyên trò chuyện với bố mẹ cũng có xu hướng đạt điểm học tập cao hơn.
Vậy làm thế nào để cha mẹ nói chuyện với trẻ có hiệu quả?
Có 3 quy tắc như sau:Thể hiện sự quan tâm khi nói chuyện với trẻ
Cách tốt nhất là trò chuyện với con về các đồ vật và sự kiện chúng quan tâm. Việc bạn nói với con về các loại đá hay xe hơi không quan trọng, mà quan trọng là cả bạn lẫn con đều có tâm trạng tốt và đứa trẻ rất quan tâm tới những gì bạn đang nói đến.
Nhiều phụ huynh không biết con mình đang nghĩ gì. Trẻ còn nhỏ, khả năng hiểu biết về thế giới còn hạn chế và khả năng ngôn ngữ còn yếu. Biểu hiện của trẻ thường chưa rõ ràng, lúc này cha mẹ cần chú ý hơn. Nhiều bậc cha mẹ đã phải phán đoán rất nhiều trong giai đoạn nuôi dạy con cái, chẳng hạn như khi trẻ quấy khóc, đói hoặc cần thay tã,... Đây đều là một phần ngôn ngữ riêng của trẻ.
Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn và vốn từ vựng tăng lên, nhiều bậc cha mẹ bỏ qua nhu cầu của trẻ. Người ta nói rằng khi đứa trẻ lớn lên và có khả năng tự chăm sóc bản thân cơ bản thì đó là lúc bạn nên buông bỏ. Tuy nhiên, suy nghĩ này là sai lầm.
Giai đoạn này cũng là giai đoạn quan trọng để trẻ lớn lên, cũng giống như người lớn, trẻ sẽ có những cảm xúc và nhu cầu riêng nhưng chưa trưởng thành như người lớn.
Cha mẹ nói chuyện với con cái nhiều hơn thực sự là một cách tuyệt vời để cải thiện chỉ số IQ của chúng.
Nói chuyện khi cùng con làm một điều gì đó
Khi đi dạo trong công viên hay đến thăm viện bảo tàng bạn hãy trò chuyện cùng con. Nhớ là không dùng điện thoại di động, thậm chí là thiết bị thu âm của viện bảo tàng. Thay vào đó hãy để ý những gì con nhìn và nói về đồ vật đó. Hãy hỏi chúng những câu hỏi về đồ vật ấy.
Tranh thủ thời gian chờ xe buýt, hẹn bác sĩ... để trò chuyện với con. Bạn có thể chơi trò tạo ra những cặp từ đồng âm cùng con, hoặc kể một câu chuyện mà bạn "sáng tạo" ra từ một sinh vật tuyệt vời hay một chú vịt thô lỗ.
Thời gian sẽ trôi qua rất nhanh, và con bạn sẽ có nhiều niềm vui đến nỗi chúng quên luôn cằn nhằn vì phải chờ lâu, đã vậy bé còn cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.
Cùng con trò chuyện về một cuốn sách hoặc câu chuyện
Đừng chỉ đọc cho trẻ một cuốn sách từ đầu tới cuối và yêu cầu chúng ngồi nghe trong yên lặng. Thay vào đó, hãy giúp con tham gia "đọc" cùng bằng cách hỏi trẻ vài câu về cảm giác của một nhân vật trong truyện, hỏi con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trước khi chuyển sang trang mới.
Kể cho con nghe những gì đã xảy ra với bạn khi bạn còn thơ ấu: kể cho con nghe về tuần đầu tiên của bạn ở trường, về giáo viên lớp 1 (hoặc 2, 3...), kể cho con nghe bạn từng quên mang theo bút hay làm mất vở bài tập ở nhà ra sao.
Những cuộc đối thoại và tương tác trực tiếp hàng ngày giữa cha mẹ và con cái có vẻ tầm thường, nhưng giống như một câu đố nhỏ, nó dần ảnh hưởng đến toàn bộ tương lai của đứa trẻ.
Nói chuyện với trẻ cần chi tiết, cụ thể
Đừng hỏi con "Hôm nay ở trường có gì vui không" mà nên hỏi bé một cách cụ thể "Hôm nay con học những môn gì vậy nhỉ", "Ở lớp nhạc hôm nay cô dạy con bài gì?"…
Cha mẹ có thể mất nhiều câu hỏi hơn với con nhưng đó là những câu hỏi đơn giản, cụ thể, bắt đầu từ những vấn đề dễ hiểu nên trẻ sẽ trả lời ngay lập tức mà không cảm thấy áp lực.
Để trẻ thoải mái bộc lộ cảm xúc khi nói chuyện
Kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất của cha mẹ nếu muốn con thoải mái bộc lộ cảm xúc thật, đó là cần phải biết lắng nghe. Trẻ gặp chuyện buồn ở lớp, bị cô giáo mắng, điểm kém hay cãi nhau với bạn bè…và muốn tâm sự với mẹ, kết quả câu nghe được lại là "Mẹ đã bảo con rồi. Con như vậy thì bảo sao…".
Những câu chê trách, châm biếm như vậy thường không mang lại tác dụng. Trẻ cũng không vì những câu nói ấy mà rút ra được bất cứ kinh nghiệm gì ngoài việc tự hiểu rằng "lần sau không nói với mẹ nữa".
Chính vì vậy, khi thấy con có tâm sự, có điều cần sẻ chia, nhiệm vụ của mẹ là lắng nghe, không phải là thuyết giáo.
Thay phiên nói với con
"Đôi giày nào to hơn? Của bố hay của con?", sau đó đợi trẻ trả lời rồi nói tiếp.
"Chân của bố lớn hơn của con rất nhiều nhưng chân của con cũng sẽ to dần ra. Đó là lý do vì sao bố mẹ đã mua cho con một đôi giày mới vào tuần trước. Đôi giày cũ của con đã chật rồi".
Trong cuộc trò chuyện này, người bố đã nói gần 140 từ với con mình, so với nhắm mắt làm ngơ. Đồng thời cũng truyền cho con kiến thức về sự tương phản giữa lớn và nhỏ. Cuộc trò chuyện kiểu này, trong một vài năm, sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn về lượng kiến thức và sự hiểu biết giữa những đứa trẻ.
Hai nhà khoa học người Mỹ Betty Hart và Todd Resley năm 1995 đã công bố nghiên cứu mang tên "The Thirty Million Word Gap" (Khoảng cách 30 triệu từ). Nghiên cứu kéo dài 2,5 năm, theo dõi 42 gia đình và ghi lại các cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái.
Kết luận cuối cùng là những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình nghèo, ở độ tuổi lên 4, sẽ nghe ít hơn 30 triệu từ tiếng Anh so với những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình giàu có hơn. "The Thirty Million Word Gap" cũng chỉ ra chỉ số thông minh của những đứa trẻ trong gia đình nghèo chỉ là 79, trong khi chỉ số này ở trẻ con nhà giàu là 117.
Khi trẻ được 10 tuổi, Betty và Todd ghé lại kiểm tra một lần nữa và phát hiện những đứa trẻ có vốn từ vựng lớn có thành tích học tập tốt hơn.
Từ đó "The Thirty Million Word Gap" trở thành nguyên nhân tạo ra khoảng cách giàu nghèo khi nói về tương lai của một đứa trẻ.
Theo hai nhà khoa học, để rút ngắn khoảng cách này, trẻ cần phải đọc sách nhiều hơn.
Não bộ của trẻ hoạt động tốt hơn nhiều nếu bố mẹ thường xuyên nói chuyện, tương tác với con mình.
Tuy nhiên gần đây, Viện công nghệ MIT, Đại học Harvard, Đại học Pennsylvania cùng thực hiện một nghiên cứu, khám phá ra bí mật đằng sau khoảng cách này: Không phải vốn từ vựng ảnh hưởng tới sự phát triển trí não mà là cách giao tiếp của bố mẹ với con cái.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát và dõi theo 30 đứa trẻ từ 4-6 tuổi sống tại Boston. Họ quét não của trẻ sau khi chúng trò chuyện với bố mẹ và xem lại các đoạn ghi âm khi trẻ ở nhà. Kết quả là, con cái càng nói chuyện thường xuyên với bố mẹ thì các khu vực liên quan tới ngôn ngữ trong não bộ của trẻ hoạt động càng mạnh mẽ.
Điều này không hề liên quan tới độ giàu nghèo hay học vấn của cha mẹ. Hơn nữa, hoạt động của não bộ cũng không liên quan đến việc trẻ nghe được bao nhiêu từ mà đó là tương quan chặt chẽ với số lượng các cuộc nói chuyện với bố mẹ. Những đứa trẻ được thường xuyên trò chuyện với bố mẹ cũng có xu hướng đạt điểm học tập cao hơn.
Vậy làm thế nào để cha mẹ nói chuyện với trẻ có hiệu quả?
Có 3 quy tắc như sau:Thể hiện sự quan tâm khi nói chuyện với trẻ
Cách tốt nhất là trò chuyện với con về các đồ vật và sự kiện chúng quan tâm. Việc bạn nói với con về các loại đá hay xe hơi không quan trọng, mà quan trọng là cả bạn lẫn con đều có tâm trạng tốt và đứa trẻ rất quan tâm tới những gì bạn đang nói đến.
Nhiều phụ huynh không biết con mình đang nghĩ gì. Trẻ còn nhỏ, khả năng hiểu biết về thế giới còn hạn chế và khả năng ngôn ngữ còn yếu. Biểu hiện của trẻ thường chưa rõ ràng, lúc này cha mẹ cần chú ý hơn. Nhiều bậc cha mẹ đã phải phán đoán rất nhiều trong giai đoạn nuôi dạy con cái, chẳng hạn như khi trẻ quấy khóc, đói hoặc cần thay tã,... Đây đều là một phần ngôn ngữ riêng của trẻ.
Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn và vốn từ vựng tăng lên, nhiều bậc cha mẹ bỏ qua nhu cầu của trẻ. Người ta nói rằng khi đứa trẻ lớn lên và có khả năng tự chăm sóc bản thân cơ bản thì đó là lúc bạn nên buông bỏ. Tuy nhiên, suy nghĩ này là sai lầm.
Giai đoạn này cũng là giai đoạn quan trọng để trẻ lớn lên, cũng giống như người lớn, trẻ sẽ có những cảm xúc và nhu cầu riêng nhưng chưa trưởng thành như người lớn.
Cha mẹ nói chuyện với con cái nhiều hơn thực sự là một cách tuyệt vời để cải thiện chỉ số IQ của chúng.
Nói chuyện khi cùng con làm một điều gì đó
Khi đi dạo trong công viên hay đến thăm viện bảo tàng bạn hãy trò chuyện cùng con. Nhớ là không dùng điện thoại di động, thậm chí là thiết bị thu âm của viện bảo tàng. Thay vào đó hãy để ý những gì con nhìn và nói về đồ vật đó. Hãy hỏi chúng những câu hỏi về đồ vật ấy.
Tranh thủ thời gian chờ xe buýt, hẹn bác sĩ... để trò chuyện với con. Bạn có thể chơi trò tạo ra những cặp từ đồng âm cùng con, hoặc kể một câu chuyện mà bạn "sáng tạo" ra từ một sinh vật tuyệt vời hay một chú vịt thô lỗ.
Thời gian sẽ trôi qua rất nhanh, và con bạn sẽ có nhiều niềm vui đến nỗi chúng quên luôn cằn nhằn vì phải chờ lâu, đã vậy bé còn cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.
Cùng con trò chuyện về một cuốn sách hoặc câu chuyện
Đừng chỉ đọc cho trẻ một cuốn sách từ đầu tới cuối và yêu cầu chúng ngồi nghe trong yên lặng. Thay vào đó, hãy giúp con tham gia "đọc" cùng bằng cách hỏi trẻ vài câu về cảm giác của một nhân vật trong truyện, hỏi con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trước khi chuyển sang trang mới.
Kể cho con nghe những gì đã xảy ra với bạn khi bạn còn thơ ấu: kể cho con nghe về tuần đầu tiên của bạn ở trường, về giáo viên lớp 1 (hoặc 2, 3...), kể cho con nghe bạn từng quên mang theo bút hay làm mất vở bài tập ở nhà ra sao.
Những cuộc đối thoại và tương tác trực tiếp hàng ngày giữa cha mẹ và con cái có vẻ tầm thường, nhưng giống như một câu đố nhỏ, nó dần ảnh hưởng đến toàn bộ tương lai của đứa trẻ.
Nói chuyện với trẻ cần chi tiết, cụ thể
Đừng hỏi con "Hôm nay ở trường có gì vui không" mà nên hỏi bé một cách cụ thể "Hôm nay con học những môn gì vậy nhỉ", "Ở lớp nhạc hôm nay cô dạy con bài gì?"…
Cha mẹ có thể mất nhiều câu hỏi hơn với con nhưng đó là những câu hỏi đơn giản, cụ thể, bắt đầu từ những vấn đề dễ hiểu nên trẻ sẽ trả lời ngay lập tức mà không cảm thấy áp lực.
Để trẻ thoải mái bộc lộ cảm xúc khi nói chuyện
Kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất của cha mẹ nếu muốn con thoải mái bộc lộ cảm xúc thật, đó là cần phải biết lắng nghe. Trẻ gặp chuyện buồn ở lớp, bị cô giáo mắng, điểm kém hay cãi nhau với bạn bè…và muốn tâm sự với mẹ, kết quả câu nghe được lại là "Mẹ đã bảo con rồi. Con như vậy thì bảo sao…".
Những câu chê trách, châm biếm như vậy thường không mang lại tác dụng. Trẻ cũng không vì những câu nói ấy mà rút ra được bất cứ kinh nghiệm gì ngoài việc tự hiểu rằng "lần sau không nói với mẹ nữa".
Chính vì vậy, khi thấy con có tâm sự, có điều cần sẻ chia, nhiệm vụ của mẹ là lắng nghe, không phải là thuyết giáo.
Thay phiên nói với con
"Đôi giày nào to hơn? Của bố hay của con?", sau đó đợi trẻ trả lời rồi nói tiếp.
"Chân của bố lớn hơn của con rất nhiều nhưng chân của con cũng sẽ to dần ra. Đó là lý do vì sao bố mẹ đã mua cho con một đôi giày mới vào tuần trước. Đôi giày cũ của con đã chật rồi".
Trong cuộc trò chuyện này, người bố đã nói gần 140 từ với con mình, so với nhắm mắt làm ngơ. Đồng thời cũng truyền cho con kiến thức về sự tương phản giữa lớn và nhỏ. Cuộc trò chuyện kiểu này, trong một vài năm, sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn về lượng kiến thức và sự hiểu biết giữa những đứa trẻ.