công nghệ thông tin hiện nay như thế nào ?

Liễu Văn Tấn

Well-known member
Công nghệ thông tin là gì?
Thứ tư - 29/07/2020 11:07

I.Công nghệ thông tin là gì?


Công nghệ thông tin trong thời đại 4.0
Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993:
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".
Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính.


II. Vai trò của ngành công nghệ thông tin đối với cuộc sống

Vai trò của công nghệ trong cuộc sống
1. Giúp con người kết nối với nhau dễ dàng hơn
Khi công nghệ thông tin chưa phát triển, khi Internet chưa hình thành thì việc trao đổi, trò chuyện giữa con người ở các khu vực khác nhau là cực kì khó khăn. Có những lá thư, những bưu kiện cả tháng mới được nhận, nên việc nắm bắt thông tin kịp thời là không thể. Giờ đây khi công nghệ thông tin phát triển, Internet phủ sóng hầu khắp các khu vực trên Thế giới thì việc liên lạc, nắm bắt thông tin một cách dễ dàng hơn. Những cuộc gọi video, những email nhanh chóng được hồi âm, các không gian mạng xã hội chúng ta đang sử dụng là những thành quả, bước tiến lớn trong sự phát triển chung của nhân loại.
2. Giúp việc sử dụng tiền trở nên thuận lợi
Khi bạn đói mà lại không muốn nấu ăn, cũng ngại ra đường mua đồ thì giờ đây đã có các ứng dụng như Now, Grabfood, Gofood… sẽ giao hàng tận nhà bạn. Các giao dịch ngân hàng chỉ cần qua điện thoại mà bạn không cần ra tận nơi thanh toán, cũng không cần ngồi chờ cả hàng dài mới đến lượt. Bạn có thể đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay mà không cần qua bất cứ một ai hay một quầy thanh toán nào, chỉ cần app điện thoại và ngồi nhà đặt. Tất cả những tiện ích trên đều là sự phát triển của công nghệ thông tin mà ra.
3. Giúp việc học trở nên hào hứng hơn
Những bài học cũ mèm khiến bạn chán chường, những lời giảng của thầy cô khiến bạn không thể hình dung, liên tưởng được thì máy chiếu, màn hình led, các phòng thí nghiệm chính là nơi cho bạn những hình ảnh sinh động nhất, những ví dụ trực quan nhất khiến bạn có thể thỏa sức khám phá, sáng tạo. Chưa kể đến những khóa học thêm online tại nhà, bạn có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào bạn muốn nữa.
4. Giúp sản sinh nhiều công việc mới
Lập trình viên, thiết kế website, chuyên viên phát triển phần mềm,… là một số những công việc chỉ có thể tồn tại nhờ sự có mặt của công nghệ thông tin.
Ngoài ra, công nghệ thông tin còn trợ giúp rất nhiều trong lĩnh vực y tế sức khỏe, nông nghiệp, pháp y,… Nếu bạn chọn ngành này để theo đuổi thì hãy yên tâm đây là một lĩnh vực lúc nào cũng cần thiết và có nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống loài người.
III. Ngành công nghệ thông tin
1. Ngành công nghệ thông tin học là gì? Gồm những chuyên ngành nào?
Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Nói nôm na, đây là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.
Ví dụ bạn đang đọc bài viết này của 123job cũng chính là sản phẩm của ngành công nghệ thông tin đó. Để đưa bài viết này tiếp cận được với bạn đọc thì chúng tôi phải xây dựng một hệ thống dữ liệu (công nghệ) để biên tập viên có thể nhập bài viết. Sau đó, để độc giả cảm thấy thoải mái khi đọc các bài viết này, chúng tôi tiếp tục xây dựng và thiết kế giao diện website (công nghệ) để sản phẩm cuối cùng là những bài viết (thông tin) có thể tiếp cận đến bạn đọc một cách tối ưu nhất. Trong trường hợp này, người học Công nghệ thông tin sẽ có nhiệm vụ xây dựng hệ thống dữ liệu và website nhằm đem đến những bài viết trực quan sinh động phục vụ người dùng.
Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến, gồm: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Trong đó, hai ngành đang "hot" nhất hiện nay và trong tương lai đó là Kỹ thuật phần mềm và an toàn thông tin.
2. Học công nghệ thông tin ra trường làm gì? Ở đâu?
Có rất nhiều lựa chọn cho sinh viên theo học Công nghệ thông tin trong việc ra trường xin việc và làm việc như thế nào:
  • Đối với ngành kỹ thuật phần mềm, sinh viên ra trường có thể làm các công việc như lập trình viên, Kĩ sư cầu nối, kiểm thử phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm, Quản trị dự án, Giám đốc kỹ thuật.
  • Đối với ngành Thiết kế đồ họa sinh viên ra trường sẽ có thể làm việc trong các công ty chuyên về thiết kế đồ họa, các công ty về game, các studio ảnh, hoặc các công ty về xây dựng front-end cho website...
  • Đối với ngành Mạng máy tính sinh viên ra trường sẽ làm việc trong các công ty, các doanh nghiệp có thể triển khai hệ thống mạng nội bộ, mạng không dây tại nơi làm việc hoặc trở thành các kỹ sư cầu nối về mạng tại các tập đoàn lớn hay các công ty nước ngoài tại Nhật Bản hoặc Mỹ...
  • Đối với ngành An toàn thông tin, sinh viên ra trường có thể lựa chọn các công việc như Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng, Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống, Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin, Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin, Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính...
  • Ngoài ra, công nghệ thông tin có mặt trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống xã hội hiện nay và vì vậy sinh viên công nghệ thông tin ra trường sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề việc làm như đối với các ngành học khác.
3. Học ngành CNTT làm việc ở đâu?
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn có thể làm việc tại:
  • Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin;
  • Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng;
  • Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp;
  • Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;
  • Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí...
  • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.
  • Website khoa: https://123job.vn/bai-viet/cong-ngh...mang-trong-nganh-cong-nghe-thong-tin-340.html
 
Bên trên