Nguyễn Tấn Sang
Bán xe 🚗
Công ty tư nhân Orienspace cho biết, tên lửa đẩy Gravity-1 được phóng thành công từ một bệ phóng trên biển ngoài khơi tỉnh Sơn Đông hôm 11/1.
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), doanh nghiệp hàng không vũ trụ tư nhân lớn nhất Trung Quốc - Orienspace ngày 11/1 đã phóng thành công tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu rắn mạnh nhất thế giới từ một bệ phóng nổi gần bờ biển Hải Dương, tỉnh Sơn Đông đưa ba vệ tinh thời tiết vào quỹ đạo.
Lĩnh vực hàng không vũ trụ tư nhân được xem là ngành có tốc độ phát triển nhanh ở Trung Quốc thời gian qua nhưng ít có công ty nào có thể phóng tên lửa đẩy hạng nặng như Orienspace.
Tên lửa Gravity-1 mang theo 3 vệ tinh viễn thám rời bệ phóng ở ngoài khơi bờ biển tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 11/1. (Ảnh: China Daily)
Công ty Orienspace được thành lập từ năm 2020. Tên lửa Gravity-1 do công ty này chế tạo có thể mang theo khối lượng hàng hóa lên tới 6.500kg vào quỹ đạo thấp của Trái Đất, theo đó đây được xem là loại tên lửa mạnh nhất do một công ty tư nhân của Trung Quốc phát triển.
Khoang chở hàng của tên lửa Orienspace có đường kính 4,2m và cao 9m đủ rộng rãi để chứa hàng hóa cho trạm vũ trụ của Trung Quốc nếu cần thiết.
Tên lửa Gravity-1 nặng gần gấp đôi mẫu tên lửa Vega-C của Cơ quan vũ trụ Châu Âu - từng là mẫu tên lửa đẩy nhiên liệu rắn mạnh nhất thế giới trước đó.
Theo tờ Aerospace China, trong thị trường internet vệ tinh có quỹ đạo thấp và trung bình, tên lửa Gravity-1 có thể hỗ trợ phóng tới 30 vệ tinh nặng 100kg mỗi vệ tinh. Đối với những khách hàng đặc biệt như quân đội Trung Quốc, họ thậm chí có thể phóng vệ tinh trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.
Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ truyền thống của Trung Quốc, vốn do quân đội và các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ chốt. Tuy nhiên trước sự phát triển của các công ty không gian tư nhân SpaceX của Mỹ đang tạo nên sức ép không hề nhỏ lên ngành hàng không vũ trụ của Bắc Kinh.
Chỉ riêng SpaceX, công ty này đã có thể phóng gần 100 tên lửa đẩy tái sử dụng mỗi năm mang theo hàng trăm vệ tinh các loại
Với xu thế đó các công ty hàng không vũ trụ tư nhân ở Trung Quốc mọc lên như nấm trong những năm gần đây mang theo hy vọng giành chiến thắng trong cuộc đua không gian mới của Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô của các công ty này vẫn còn nhỏ so với SpaceX và có sự không chắc chắn đáng kể về việc liệu họ có thể phát triển năng lực kỹ thuật và hiệu quả thương mại để cạnh tranh với Mỹ hay không.
Tên lửa Gravity-1 được OrienSpace thiết kế để sản xuất hàng loạt nhanh chóng.
OrienSpace chưa tiết lộ chi phí cho lần phóng đầu tiên nhưng Giám đốc điều hành Wei Kai cho biết công ty đã áp dụng một loạt biện pháp để thiết lập mô hình dịch vụ phóng tên lửa quy mô lớn, thuận tiện và chi phí thấp.
Ông Wei Kai cho biết nhà máy ở Hải Dương sẽ đạt công suất sản xuất hàng năm là 20 tên lửa.
Việc sử dụng nhiên liệu rắn thuận tiện và an toàn cho phép hoàn thành quá trình lắp ráp, thử nghiệm và phóng tên lửa trong bán kính 5km, giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí sản xuất.
Theo OrienSpace, các vụ phóng ngoài khơi mang lại những lợi thế bổ sung về mặt an toàn và tần suất phóng, với khả năng thực hiện các nhiệm vụ phóng hàng tuần bằng cách sử dụng một tàu duy nhất.
Wei Kai nói với Aerospace China rằng cấu trúc tên lửa Gravity-1 được thiết kế để sản xuất hàng loạt nhanh chóng. Phần thân và hệ thống đẩy của nó có cùng đường kính, giúp đơn giản hóa quy trình sản xuất và cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất đồng thời cắt giảm chi phí sản xuất.
Thiết kế sư trưởng của OrienSpace Bu Xiangwei cho biết những cải tiến của công ty chẳng hạn như bọc tên lửa trong lớp vỏ bảo vệ màu trắng trước khi vận chuyển và phóng đã tiết kiệm đáng kể chi phí.
Lớp vỏ bên ngoài giữ nhiệt độ của tên lửa ở khoảng 15 độ C vào mùa đông và cách ly mưa và tuyết bên ngoài.
Theo OrienSpace, các vụ phóng ngoài khơi mang lại những lợi thế bổ sung về mặt an toàn và tần suất phóng liên tục.
“Thông qua lớp vỏ bảo vệ như vậy chúng tôi có thể đạt được một hệ thống hỗ trợ môi trường đơn giản và chi phí thấp cho tên lửa đẩy", ông Bu Xiangwei nói.
Tên lửa Gravity-1 bao gồm bảy động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Việc kết hợp cùng lúc nhiều động cơ đẩy nhiên liệu rắn vào cùng một thân tên lửa luôn là một thiết kế khó ngay cả ở các nước có công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến.
“Sức mạnh của nó cũng phải tương xứng với sự đơn giản của nó, đảm bảo sự đột phá rõ ràng khi thời cơ đến. Điều này thực sự thể hiện chiều sâu chuyên môn công nghệ của chúng tôi”, đại diện của OrienSpace cho biết
Đằng sau thành công của OrienSpace là một đội gồm khoảng 100 nhà khoa học và kỹ sư đã dành khoảng ba năm để thực hiện 23 cuộc thử nghiệm mặt đất quy mô lớn đối với hệ thống tên lửa, 489 cuộc thử nghiệm từng bộ phận riêng lẻ và 1.452 cuộc thử nghiệm lặp lại để cải thiện hiệu suất tổng thể của tên lửa.
Khi Trung Quốc bắt tay vào kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng một hệ thống vệ tinh internet gồm 13.000 vệ tinh để cạnh tranh với Starlink của SpaceX, nhu cầu về các phương tiện phóng đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí là điều tối quan trọng. Nhiều công ty hàng không vũ trụ tư nhân đang để mắt đến cơ hội kinh doanh này.
OrienSpace cho biết họ đặt mục tiêu đạt được khả năng tái chế và tái sử dụng tên lửa đẩy nhiên liệu lỏng trong vòng hai năm tới, tăng khả năng chuyên chở của tên lửa lên 15-20 tấn với chi phí ở mức thấp nhất.
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), doanh nghiệp hàng không vũ trụ tư nhân lớn nhất Trung Quốc - Orienspace ngày 11/1 đã phóng thành công tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu rắn mạnh nhất thế giới từ một bệ phóng nổi gần bờ biển Hải Dương, tỉnh Sơn Đông đưa ba vệ tinh thời tiết vào quỹ đạo.
Lĩnh vực hàng không vũ trụ tư nhân được xem là ngành có tốc độ phát triển nhanh ở Trung Quốc thời gian qua nhưng ít có công ty nào có thể phóng tên lửa đẩy hạng nặng như Orienspace.
Tên lửa Gravity-1 mang theo 3 vệ tinh viễn thám rời bệ phóng ở ngoài khơi bờ biển tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 11/1. (Ảnh: China Daily)
Công ty Orienspace được thành lập từ năm 2020. Tên lửa Gravity-1 do công ty này chế tạo có thể mang theo khối lượng hàng hóa lên tới 6.500kg vào quỹ đạo thấp của Trái Đất, theo đó đây được xem là loại tên lửa mạnh nhất do một công ty tư nhân của Trung Quốc phát triển.
Khoang chở hàng của tên lửa Orienspace có đường kính 4,2m và cao 9m đủ rộng rãi để chứa hàng hóa cho trạm vũ trụ của Trung Quốc nếu cần thiết.
Tên lửa Gravity-1 nặng gần gấp đôi mẫu tên lửa Vega-C của Cơ quan vũ trụ Châu Âu - từng là mẫu tên lửa đẩy nhiên liệu rắn mạnh nhất thế giới trước đó.
Theo tờ Aerospace China, trong thị trường internet vệ tinh có quỹ đạo thấp và trung bình, tên lửa Gravity-1 có thể hỗ trợ phóng tới 30 vệ tinh nặng 100kg mỗi vệ tinh. Đối với những khách hàng đặc biệt như quân đội Trung Quốc, họ thậm chí có thể phóng vệ tinh trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.
Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ truyền thống của Trung Quốc, vốn do quân đội và các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ chốt. Tuy nhiên trước sự phát triển của các công ty không gian tư nhân SpaceX của Mỹ đang tạo nên sức ép không hề nhỏ lên ngành hàng không vũ trụ của Bắc Kinh.
Chỉ riêng SpaceX, công ty này đã có thể phóng gần 100 tên lửa đẩy tái sử dụng mỗi năm mang theo hàng trăm vệ tinh các loại
Với xu thế đó các công ty hàng không vũ trụ tư nhân ở Trung Quốc mọc lên như nấm trong những năm gần đây mang theo hy vọng giành chiến thắng trong cuộc đua không gian mới của Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô của các công ty này vẫn còn nhỏ so với SpaceX và có sự không chắc chắn đáng kể về việc liệu họ có thể phát triển năng lực kỹ thuật và hiệu quả thương mại để cạnh tranh với Mỹ hay không.
Tên lửa Gravity-1 được OrienSpace thiết kế để sản xuất hàng loạt nhanh chóng.
OrienSpace chưa tiết lộ chi phí cho lần phóng đầu tiên nhưng Giám đốc điều hành Wei Kai cho biết công ty đã áp dụng một loạt biện pháp để thiết lập mô hình dịch vụ phóng tên lửa quy mô lớn, thuận tiện và chi phí thấp.
Ông Wei Kai cho biết nhà máy ở Hải Dương sẽ đạt công suất sản xuất hàng năm là 20 tên lửa.
Việc sử dụng nhiên liệu rắn thuận tiện và an toàn cho phép hoàn thành quá trình lắp ráp, thử nghiệm và phóng tên lửa trong bán kính 5km, giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí sản xuất.
Theo OrienSpace, các vụ phóng ngoài khơi mang lại những lợi thế bổ sung về mặt an toàn và tần suất phóng, với khả năng thực hiện các nhiệm vụ phóng hàng tuần bằng cách sử dụng một tàu duy nhất.
Wei Kai nói với Aerospace China rằng cấu trúc tên lửa Gravity-1 được thiết kế để sản xuất hàng loạt nhanh chóng. Phần thân và hệ thống đẩy của nó có cùng đường kính, giúp đơn giản hóa quy trình sản xuất và cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất đồng thời cắt giảm chi phí sản xuất.
Thiết kế sư trưởng của OrienSpace Bu Xiangwei cho biết những cải tiến của công ty chẳng hạn như bọc tên lửa trong lớp vỏ bảo vệ màu trắng trước khi vận chuyển và phóng đã tiết kiệm đáng kể chi phí.
Lớp vỏ bên ngoài giữ nhiệt độ của tên lửa ở khoảng 15 độ C vào mùa đông và cách ly mưa và tuyết bên ngoài.
Theo OrienSpace, các vụ phóng ngoài khơi mang lại những lợi thế bổ sung về mặt an toàn và tần suất phóng liên tục.
“Thông qua lớp vỏ bảo vệ như vậy chúng tôi có thể đạt được một hệ thống hỗ trợ môi trường đơn giản và chi phí thấp cho tên lửa đẩy", ông Bu Xiangwei nói.
Tên lửa Gravity-1 bao gồm bảy động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Việc kết hợp cùng lúc nhiều động cơ đẩy nhiên liệu rắn vào cùng một thân tên lửa luôn là một thiết kế khó ngay cả ở các nước có công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến.
“Sức mạnh của nó cũng phải tương xứng với sự đơn giản của nó, đảm bảo sự đột phá rõ ràng khi thời cơ đến. Điều này thực sự thể hiện chiều sâu chuyên môn công nghệ của chúng tôi”, đại diện của OrienSpace cho biết
Đằng sau thành công của OrienSpace là một đội gồm khoảng 100 nhà khoa học và kỹ sư đã dành khoảng ba năm để thực hiện 23 cuộc thử nghiệm mặt đất quy mô lớn đối với hệ thống tên lửa, 489 cuộc thử nghiệm từng bộ phận riêng lẻ và 1.452 cuộc thử nghiệm lặp lại để cải thiện hiệu suất tổng thể của tên lửa.
Khi Trung Quốc bắt tay vào kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng một hệ thống vệ tinh internet gồm 13.000 vệ tinh để cạnh tranh với Starlink của SpaceX, nhu cầu về các phương tiện phóng đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí là điều tối quan trọng. Nhiều công ty hàng không vũ trụ tư nhân đang để mắt đến cơ hội kinh doanh này.
OrienSpace cho biết họ đặt mục tiêu đạt được khả năng tái chế và tái sử dụng tên lửa đẩy nhiên liệu lỏng trong vòng hai năm tới, tăng khả năng chuyên chở của tên lửa lên 15-20 tấn với chi phí ở mức thấp nhất.