Từ Minh Quân
Well-known member
Từng là biểu tượng khởi nghiệp công nghệ và được định giá 22 tỷ USD, Byju's hiện đối mặt hàng loạt vụ kiện và vấn đề quản lý tài chính.
Byju's do vợ chồng Byju Raveendran (1980) và Divya Gokulnath (1987) sáng lập. Raveendran được coi là một trong những người truyền cảm hứng khi bỏ học từ thời trung học, tự học tiếng Anh ở nhà qua TV, hai lần thi đỗ Indian Institutes of Management - trường kinh doanh danh giá tại Ấn Độ - nhưng không học. Ông sau đó làm cho một công ty vận tải đa quốc gia trước khi khởi nghiệp với Byju's năm 2011.
Startup ra đời với mục đích giúp sinh viên vượt qua các kỳ thi tuyển sinh, đặc biệt là thi đại học khắc nghiệt tại Ấn Độ. Byju's nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Byju Raveendran, người sáng lập Byju's - công ty khởi nghiệp về công nghệ giáo dục. Ảnh: Reuters
Năm 2012, Byju's nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ Aarin Capital có trụ sở tại Bangalore. Năm 2015, ứng dụng học tập Byju's ra mắt. Ngay khi chào hàng cho Sequoia Capital India tại văn phòng ở Mumbai, quỹ này lập tức bị thuyết phục và đầu tư 25 triệu USD.
"Buổi thuyết trình cho thấy Byju's đang thực hiện sứ mệnh dân chủ hóa khả năng tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao", GV Ravishankar, thuộc hội đồng quản trị của Byju's cho đến khi từ chức vào tháng 6, cho biết.
Sau khi Sequoia, hiện đổi tên thành Peak XV, rót vốn, Byju's tiếp tục huy động được 140 triệu USD một năm sau đó. Công ty còn nhận được sự quan tâm của quỹ Chan Zuckerberg Initiative do vợ chồng Mark Zuckerberg đứng sau, nhưng không rõ số tiền đầu tư là bao nhiêu.
Khi Covid-19 xảy ra khiến hàng triệu học sinh Ấn Độ phải học online, Byju's phát triển như vũ bão. Công ty huy động được hơn một tỷ USD từ Silver Lake, BlackRock và một số quỹ lớn khác. Năm 2020, nền tảng có 7 triệu lượt đăng ký trả phí và khoảng 150 triệu người dùng.
Startup này cũng được các tổ chức, doanh nghiệp về giáo dục mua bản quyền để luyện thi, đào tạo... với tổng giá trị hợp đồng đạt hơn hai tỷ USD. Đầu 2021, Byju's mua lại một đơn vị chuyên về dạy học truyền thống, vay hơn một tỷ USD để đầu tư mở rộng toàn cầu.
Nhưng khi ở trên đỉnh cao, Byju's bắt đầu bộc lộ nhiều vấn đề. Trong quá trình nhận đầu tư cũng như trong các quyết định mua bán và tài trợ, công ty không hề có giám đốc tài chính hoặc quy trình quản lý tương xứng. Đến mùa thu 2021, họ liên tục đối mặt với tình trạng cắt hợp đồng khi trường học mở cửa trở lại. Tuy nhiên, công ty lại vớt vát bằng cách làm cho quy trình hủy bỏ trở nên phức tạp, đồng thời đưa ra mức phí hủy hợp đồng đắt đỏ. Theo các nhân viên cũ, một số gia đình còn đối mặt "chiến thuật bán hàng hung hãn và xúc phạm".
Raveendran trả lời trước truyền thông rằng vấn đề đang được khắc phục, hứa sẽ sớm cung cấp thông tin hay thậm chí đổ lỗi cho các đối thủ đã phát tán thông tin sai lệch. Trong một số cuộc họp, ông nói với các cổ đông rằng họ đã kiếm được nhiều tiền từ công ty và ông không cần phải nghe lời khuyên của ai cả.
Tuy nhiên, mọi thứ được phơi bày vào tháng 9/2022, khi Byju's chuẩn bị công bố cuộc kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021, tức muộn một năm. Kiểm toán viên của công ty đã yêu cầu ngừng ghi nhận doanh thu trả trước từ các hợp đồng dạy kèm dài hạn, thường được thanh toán bằng các khoản vay. Điều này khiến doanh thu hàng năm không đổi với 300 triệu USD nhưng các khoản lỗ ngày một tăng.
Hãng kiểm toán độc lập Deloitte nhận thấy cách xử lý của Byju's có vấn đề và startup này sau đó đổ lỗi cho việc thiếu một quản lý tài chính cao cấp. Sau thông tin đó, hàng loạt đơn vị đang cho Byju's vay liên tục gửi câu hỏi chất vấn tới công ty. Các đơn kiện tại Mỹ, Ấn Độ nhắm đến doanh nghiệp của Raveendran ngày một nhiều. Mới nhất là tháng này, một đơn kiện tập thể cáo buộc Byju's cất giấu nửa tỷ USD bằng cách âm thầm chuyển sang cho một quỹ phòng hộ thành lập năm 2020 có tên Camshaft Capital. Byju's thừa nhận đã chuyển khoản tiền trên, nhưng cho biết đây là số tiền đầu tư được phép.
Hiện Byju's mất hơn 75% giá trị sau khi được định giá 22 tỷ USD năm 2021. Công ty sa thải hàng nghìn nhân viên, cũng như gặp khó khăn trong việc thanh toán khoản lãi theo kỳ hạn. Hồi tháng 6, tất cả giám đốc trong hội đồng quản trị Byju's đều từ chức, trừ Raveendran và các thành viên gia đình ông.
Trong khi đó, đại diện quỹ Chan Zuckerberg Initiative thông báo đã rút lui vì công ty "không đạt được tiến bộ trong việc cải thiện tính minh bạch, kiểm soát nội bộ và quy trình kinh doanh". Prosus, đơn vị sở hữu hơn 10% cổ phần Byju's, cũng cho rằng "cơ cấu báo cáo và quản trị không phát triển đủ mức" và cân nhắc rút hết cổ phần.
Byju's phủ nhận mọi nội dung tiêu cực về công ty, đồng thời cho biết sẽ báo cáo tình hình tài chính của mình cuối tháng này. "Chúng tôi vẫn tiếp tục tin vào sự phát triển tiềm năng của Byju's, về vai trò của nó trong việc cách mạng hóa khi tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao ở Ấn Độ và trên toàn thế giới", đại diện công ty cho hay.
Byju's do vợ chồng Byju Raveendran (1980) và Divya Gokulnath (1987) sáng lập. Raveendran được coi là một trong những người truyền cảm hứng khi bỏ học từ thời trung học, tự học tiếng Anh ở nhà qua TV, hai lần thi đỗ Indian Institutes of Management - trường kinh doanh danh giá tại Ấn Độ - nhưng không học. Ông sau đó làm cho một công ty vận tải đa quốc gia trước khi khởi nghiệp với Byju's năm 2011.
Startup ra đời với mục đích giúp sinh viên vượt qua các kỳ thi tuyển sinh, đặc biệt là thi đại học khắc nghiệt tại Ấn Độ. Byju's nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Byju Raveendran, người sáng lập Byju's - công ty khởi nghiệp về công nghệ giáo dục. Ảnh: Reuters
Năm 2012, Byju's nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ Aarin Capital có trụ sở tại Bangalore. Năm 2015, ứng dụng học tập Byju's ra mắt. Ngay khi chào hàng cho Sequoia Capital India tại văn phòng ở Mumbai, quỹ này lập tức bị thuyết phục và đầu tư 25 triệu USD.
"Buổi thuyết trình cho thấy Byju's đang thực hiện sứ mệnh dân chủ hóa khả năng tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao", GV Ravishankar, thuộc hội đồng quản trị của Byju's cho đến khi từ chức vào tháng 6, cho biết.
Sau khi Sequoia, hiện đổi tên thành Peak XV, rót vốn, Byju's tiếp tục huy động được 140 triệu USD một năm sau đó. Công ty còn nhận được sự quan tâm của quỹ Chan Zuckerberg Initiative do vợ chồng Mark Zuckerberg đứng sau, nhưng không rõ số tiền đầu tư là bao nhiêu.
Khi Covid-19 xảy ra khiến hàng triệu học sinh Ấn Độ phải học online, Byju's phát triển như vũ bão. Công ty huy động được hơn một tỷ USD từ Silver Lake, BlackRock và một số quỹ lớn khác. Năm 2020, nền tảng có 7 triệu lượt đăng ký trả phí và khoảng 150 triệu người dùng.
Startup này cũng được các tổ chức, doanh nghiệp về giáo dục mua bản quyền để luyện thi, đào tạo... với tổng giá trị hợp đồng đạt hơn hai tỷ USD. Đầu 2021, Byju's mua lại một đơn vị chuyên về dạy học truyền thống, vay hơn một tỷ USD để đầu tư mở rộng toàn cầu.
Nhưng khi ở trên đỉnh cao, Byju's bắt đầu bộc lộ nhiều vấn đề. Trong quá trình nhận đầu tư cũng như trong các quyết định mua bán và tài trợ, công ty không hề có giám đốc tài chính hoặc quy trình quản lý tương xứng. Đến mùa thu 2021, họ liên tục đối mặt với tình trạng cắt hợp đồng khi trường học mở cửa trở lại. Tuy nhiên, công ty lại vớt vát bằng cách làm cho quy trình hủy bỏ trở nên phức tạp, đồng thời đưa ra mức phí hủy hợp đồng đắt đỏ. Theo các nhân viên cũ, một số gia đình còn đối mặt "chiến thuật bán hàng hung hãn và xúc phạm".
Raveendran trả lời trước truyền thông rằng vấn đề đang được khắc phục, hứa sẽ sớm cung cấp thông tin hay thậm chí đổ lỗi cho các đối thủ đã phát tán thông tin sai lệch. Trong một số cuộc họp, ông nói với các cổ đông rằng họ đã kiếm được nhiều tiền từ công ty và ông không cần phải nghe lời khuyên của ai cả.
Tuy nhiên, mọi thứ được phơi bày vào tháng 9/2022, khi Byju's chuẩn bị công bố cuộc kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021, tức muộn một năm. Kiểm toán viên của công ty đã yêu cầu ngừng ghi nhận doanh thu trả trước từ các hợp đồng dạy kèm dài hạn, thường được thanh toán bằng các khoản vay. Điều này khiến doanh thu hàng năm không đổi với 300 triệu USD nhưng các khoản lỗ ngày một tăng.
Hãng kiểm toán độc lập Deloitte nhận thấy cách xử lý của Byju's có vấn đề và startup này sau đó đổ lỗi cho việc thiếu một quản lý tài chính cao cấp. Sau thông tin đó, hàng loạt đơn vị đang cho Byju's vay liên tục gửi câu hỏi chất vấn tới công ty. Các đơn kiện tại Mỹ, Ấn Độ nhắm đến doanh nghiệp của Raveendran ngày một nhiều. Mới nhất là tháng này, một đơn kiện tập thể cáo buộc Byju's cất giấu nửa tỷ USD bằng cách âm thầm chuyển sang cho một quỹ phòng hộ thành lập năm 2020 có tên Camshaft Capital. Byju's thừa nhận đã chuyển khoản tiền trên, nhưng cho biết đây là số tiền đầu tư được phép.
Hiện Byju's mất hơn 75% giá trị sau khi được định giá 22 tỷ USD năm 2021. Công ty sa thải hàng nghìn nhân viên, cũng như gặp khó khăn trong việc thanh toán khoản lãi theo kỳ hạn. Hồi tháng 6, tất cả giám đốc trong hội đồng quản trị Byju's đều từ chức, trừ Raveendran và các thành viên gia đình ông.
Trong khi đó, đại diện quỹ Chan Zuckerberg Initiative thông báo đã rút lui vì công ty "không đạt được tiến bộ trong việc cải thiện tính minh bạch, kiểm soát nội bộ và quy trình kinh doanh". Prosus, đơn vị sở hữu hơn 10% cổ phần Byju's, cũng cho rằng "cơ cấu báo cáo và quản trị không phát triển đủ mức" và cân nhắc rút hết cổ phần.
Byju's phủ nhận mọi nội dung tiêu cực về công ty, đồng thời cho biết sẽ báo cáo tình hình tài chính của mình cuối tháng này. "Chúng tôi vẫn tiếp tục tin vào sự phát triển tiềm năng của Byju's, về vai trò của nó trong việc cách mạng hóa khi tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao ở Ấn Độ và trên toàn thế giới", đại diện công ty cho hay.