Quang Minh
Well-known member
Cửa trượt có tính thực dụng cao thường xuyên xuất hiện trên dòng xe van hoặc minivan, nhưng trên SUV rất ít áp dụng do không thực tế.
Cửa trượt (Sliding door) là loại cửa được gắn trên thanh ray, thường gắn theo chiều ngang thân xe và đẩy ra bên ngoài. Theo Carbuzz, mẫu xe đầu tiên sử dụng cửa trượt là chiếc Citroën TUB, được sản xuất 1939-1941. Qua nhiều năm, cửa trượt thường được sử dụng trên các mẫu xe van hoặc minivan (MPV), tuy vậy cửa trượt vẫn không phổ biến bằng những chiếc xe có cửa bản lề truyền thống.
Về tính thực dụng, cửa trượt có lợi thế lớn khi đỗ xe trong không gian chật hẹp mà không gặp khó khăn khi mở cửa. Ngoài ra đối với xe ba hàng ghế, cửa trượt có độ mở lớn giúp ra/vào hàng ghế thứ hai và thứ ba dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, hiếm có hãng xe nào áp dụng cửa trượt trên các mẫu SUV bởi nhiều lý do khác nhau.
Cửa trượt trên mẫu SUV Toyota Century. Ảnh: Toyota
Đầu tiên, các mẫu xe SUV được sản xuất với cột B cứng cáp, chắc chắn khi đi địa hình và bảo vệ người ngồi từ các vụ va chạm bên hông, vì vậy không tương thích với cửa trượt. Muốn sản xuất, hãng phải thay đổi cấu trúc thân xe để gia cố đủ tốt nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách.
Với khoảng mở lớn hơn của cửa trượt sẽ gây bất lợi đối với những chiếc SUV khung gầm rời (body-on-frame), đặc biệt là những chiếc xe chuyên đi địa hình như Jeep Wrangler hay Ford Bronco. Bởi khoảng mở càng lớn thì càng ít kim loại ở khung xe, có nghĩa độ cứng giảm. Wrangler hay Bronco đều trang bị cửa có thể tháo rời nhưng cửa và độ mở không lớn bằng kích thước của cửa trượt. Và nếu như không có cột B, việc giữ nguyên độ cứng để chịu áp lực khi đi địa hình của kết cấu càng khó hơn.
Ford Bronco với phần cửa có thể tháo mở dễ dàng. Ảnh: Ford
Ngoại hình là vấn đề thứ hai của cửa trượt. Cùng với khó hoạt động trên SUV, hầu hết các hãng xe nhận ra người mua xe SUV không muốn một chiếc SUV giống một chiếc MPV. Ngoài những lợi ích thiết thực của bất kỳ chiếc nào mà khách hàng đang cân nhắc mua, hình thức cũng đóng vai trò quan trọng trong sự hấp dẫn của chính chiếc xe đó.
Với hầu hết các mẫu xe SUV, các hãng xe đều biết rằng dù họ có cố gắng che giấu cửa trượt đến mức nào thì chiếc xe vẫn khiến khách hàng nghĩ đến một chiếc MPV từ cái nhìn đầu tiên. Đồng thời các hãng xe cho rằng họ sẽ mất quá nhiều tiền nếu cố gắng thực hiện một sự thay đổi thiết kế thân xe.
Ngoài ra, những chiếc CUV sử dụng nền tảng unibody sẽ tương thích nhiều hơn với cửa trượt bởi xu hướng cho thấy những chiếc CUV chủ yếu sử dụng cho lái xe thông thường ở nội đô hơn là đi địa hình.
Một vấn đề khác là phải có cơ chế khóa để giữ cửa mở khi đỗ trên đường nghiêng hoặc dốc, vì trọng lực sẽ cản trở việc mở cửa. Nhưng chỉ là vấn đề nhỏ bởi các hãng xe hiện nay đều trang bị cửa trượt điện, tất cả vận hành bằng một nút bấm mà không lo cửa tự động mở quá rộng và va vào xe bên cạnh.
Trên thực tế, vẫn có một mẫu SUV sử dụng cửa trượt trên thị trường, đó là Toyota Century thế hệ mới. Tại buổi ra mắt, tổng giám đốc cấp cao về thiết kế Toyota Simon Humphries đã hé lộ khả năng tùy chọn trên chiếc Century GRMN với cửa trượt ở hàng ghế sau.
Aisin – nhà cung ứng linh kiện và sáng chế ra cửa trượt trên Century cho biết công ty sử dụng "liên kết cửa chỉnh điện" hoàn toàn mới, đóng/mở cửa với một tay quay để giữ. Cơ chế này không sử dụng đường ray mà một dạng bản lề gắn phía sau phức tạp, cho phép cửa mở về phía sau một cách kín đáo, không chiếm quá nhiều diện tích mà không ảnh hưởng tới thiết kế của xe.
Mặc dù cửa trượt rất thiết thực về nhiều mặt, nhưng những hạn chế về an toàn, chi phí và độ bền sẽ là thách thức đối với nhiều hãng xe, trong khi một chiếc SUV với phần cửa có bản lề truyền thống vẫn đáp ứng nhiều nhu cầu hàng ngày trong nội đô hoặc đi đường địa hình.
Cửa trượt (Sliding door) là loại cửa được gắn trên thanh ray, thường gắn theo chiều ngang thân xe và đẩy ra bên ngoài. Theo Carbuzz, mẫu xe đầu tiên sử dụng cửa trượt là chiếc Citroën TUB, được sản xuất 1939-1941. Qua nhiều năm, cửa trượt thường được sử dụng trên các mẫu xe van hoặc minivan (MPV), tuy vậy cửa trượt vẫn không phổ biến bằng những chiếc xe có cửa bản lề truyền thống.
Về tính thực dụng, cửa trượt có lợi thế lớn khi đỗ xe trong không gian chật hẹp mà không gặp khó khăn khi mở cửa. Ngoài ra đối với xe ba hàng ghế, cửa trượt có độ mở lớn giúp ra/vào hàng ghế thứ hai và thứ ba dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, hiếm có hãng xe nào áp dụng cửa trượt trên các mẫu SUV bởi nhiều lý do khác nhau.
Cửa trượt trên mẫu SUV Toyota Century. Ảnh: Toyota
Đầu tiên, các mẫu xe SUV được sản xuất với cột B cứng cáp, chắc chắn khi đi địa hình và bảo vệ người ngồi từ các vụ va chạm bên hông, vì vậy không tương thích với cửa trượt. Muốn sản xuất, hãng phải thay đổi cấu trúc thân xe để gia cố đủ tốt nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách.
Với khoảng mở lớn hơn của cửa trượt sẽ gây bất lợi đối với những chiếc SUV khung gầm rời (body-on-frame), đặc biệt là những chiếc xe chuyên đi địa hình như Jeep Wrangler hay Ford Bronco. Bởi khoảng mở càng lớn thì càng ít kim loại ở khung xe, có nghĩa độ cứng giảm. Wrangler hay Bronco đều trang bị cửa có thể tháo rời nhưng cửa và độ mở không lớn bằng kích thước của cửa trượt. Và nếu như không có cột B, việc giữ nguyên độ cứng để chịu áp lực khi đi địa hình của kết cấu càng khó hơn.
Ford Bronco với phần cửa có thể tháo mở dễ dàng. Ảnh: Ford
Ngoại hình là vấn đề thứ hai của cửa trượt. Cùng với khó hoạt động trên SUV, hầu hết các hãng xe nhận ra người mua xe SUV không muốn một chiếc SUV giống một chiếc MPV. Ngoài những lợi ích thiết thực của bất kỳ chiếc nào mà khách hàng đang cân nhắc mua, hình thức cũng đóng vai trò quan trọng trong sự hấp dẫn của chính chiếc xe đó.
Với hầu hết các mẫu xe SUV, các hãng xe đều biết rằng dù họ có cố gắng che giấu cửa trượt đến mức nào thì chiếc xe vẫn khiến khách hàng nghĩ đến một chiếc MPV từ cái nhìn đầu tiên. Đồng thời các hãng xe cho rằng họ sẽ mất quá nhiều tiền nếu cố gắng thực hiện một sự thay đổi thiết kế thân xe.
Ngoài ra, những chiếc CUV sử dụng nền tảng unibody sẽ tương thích nhiều hơn với cửa trượt bởi xu hướng cho thấy những chiếc CUV chủ yếu sử dụng cho lái xe thông thường ở nội đô hơn là đi địa hình.
Một vấn đề khác là phải có cơ chế khóa để giữ cửa mở khi đỗ trên đường nghiêng hoặc dốc, vì trọng lực sẽ cản trở việc mở cửa. Nhưng chỉ là vấn đề nhỏ bởi các hãng xe hiện nay đều trang bị cửa trượt điện, tất cả vận hành bằng một nút bấm mà không lo cửa tự động mở quá rộng và va vào xe bên cạnh.
Trên thực tế, vẫn có một mẫu SUV sử dụng cửa trượt trên thị trường, đó là Toyota Century thế hệ mới. Tại buổi ra mắt, tổng giám đốc cấp cao về thiết kế Toyota Simon Humphries đã hé lộ khả năng tùy chọn trên chiếc Century GRMN với cửa trượt ở hàng ghế sau.
Aisin – nhà cung ứng linh kiện và sáng chế ra cửa trượt trên Century cho biết công ty sử dụng "liên kết cửa chỉnh điện" hoàn toàn mới, đóng/mở cửa với một tay quay để giữ. Cơ chế này không sử dụng đường ray mà một dạng bản lề gắn phía sau phức tạp, cho phép cửa mở về phía sau một cách kín đáo, không chiếm quá nhiều diện tích mà không ảnh hưởng tới thiết kế của xe.
Mặc dù cửa trượt rất thiết thực về nhiều mặt, nhưng những hạn chế về an toàn, chi phí và độ bền sẽ là thách thức đối với nhiều hãng xe, trong khi một chiếc SUV với phần cửa có bản lề truyền thống vẫn đáp ứng nhiều nhu cầu hàng ngày trong nội đô hoặc đi đường địa hình.