Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Một cơn bão Mặt trời đang tiến về Trái Đất, có thể gây ra nhiều mối nguy hại, kèm theo là cực quang - hiện tượng nhiều du khách trên khắp thế giới chờ đợi.
Theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian Hoa Kỳ (SWPC), một cơn bão từ nghiêm trọng cấp độ G4 đang tiến đến Trái đất sau khi Mặt trời xảy ra một vụ phun trào nhật hoa (CME) cực mạnh vào cuối tuần qua. Cảnh báo bão từ đã được phát đi, dự báo ảnh hưởng kéo dài đến ít nhất ngày 3.6.
Trung tâm SWPC trực thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) dự báo, CME này sẽ va chạm với Trái đất vào cuối ngày 1.6 (giờ Mỹ), ban đầu gây ra bão từ cấp G3 (mạnh), và nhanh chóng đạt đến cấp G4 (nghiêm trọng) vào ngày 2.6.
Trong một số kịch bản cực đoan, cường độ bão từ có thể chạm đến cấp G5 - mức cực hạn, từng chỉ được ghi nhận trong các sự kiện hiếm gặp như Sự kiện Carrington năm 1859.
Ngoài tác động tiêu cực, bão từ cũng tạo ra hiện tượng cực quang đẹp mắt, đã được dự báo xuất hiện vào tối 2.6 và 3.6 tại 13 bang của Mỹ, gồm Washington, miền bắc Idaho, Montana, đông bắc Wyoming, Bắc Dakota, Nam Dakota, Minnesota, Wisconsin, Michigan, New York, Vermont, New Hampshire và Maine.
Cực quang được dự báo xuất hiện khi bão từ tiến về Trái đất. Ảnh: Kha Trần
Tối 3.6, du khách có thể "săn" cực quang tại các điểm trên. Thời điểm lý tưởng để quan sát là từ 22h đến 2h sáng 4.6 theo giờ địa phương.
Chuyên gia của NOAA dự báo trời sẽ quang mây, điều kiện hoàn hảo để quan sát cực quang trên bầu trời đêm.
Cực quang cũng có thể được nhìn thấy ở miền bắc Vương quốc Anh và châu Âu, Australia. Tuy nhiên, theo Văn phòng Khí tượng Anh (Met Office), hoạt động cực quang tại nước này sẽ dần giới hạn ở khu vực Bắc Ireland và Scotland.
Mặt khác, các nhà khoa học cảnh báo rằng các cơn bão từ mạnh thường ẩn chứa nguy cơ làm tê liệt hạ tầng công nghệ hiện đại.
SWPC cảnh báo rằng bão từ cấp G4 có thể gây ra nhiều tác động nguy hiểm như: Gián đoạn hệ thống định vị GPS, ảnh hưởng đến các lĩnh vực phụ thuộc cao vào định vị như hàng không, hàng hải và nông nghiệp; Mất tín hiệu viễn thông và truyền hình vệ tinh trong phạm vi rộng; Ảnh hưởng đến lưới điện, đặc biệt ở những khu vực gần hai cực, với nguy cơ quá tải hoặc mất điện cục bộ...
Thông báo của SWPC cũng nhấn mạnh rằng, dù xác suất CME chạm Trái đất là rất cao, nhưng vẫn tồn tại một số bất định về thời điểm chính xác và hướng tác động.
Theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian Hoa Kỳ (SWPC), một cơn bão từ nghiêm trọng cấp độ G4 đang tiến đến Trái đất sau khi Mặt trời xảy ra một vụ phun trào nhật hoa (CME) cực mạnh vào cuối tuần qua. Cảnh báo bão từ đã được phát đi, dự báo ảnh hưởng kéo dài đến ít nhất ngày 3.6.
Trung tâm SWPC trực thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) dự báo, CME này sẽ va chạm với Trái đất vào cuối ngày 1.6 (giờ Mỹ), ban đầu gây ra bão từ cấp G3 (mạnh), và nhanh chóng đạt đến cấp G4 (nghiêm trọng) vào ngày 2.6.
Trong một số kịch bản cực đoan, cường độ bão từ có thể chạm đến cấp G5 - mức cực hạn, từng chỉ được ghi nhận trong các sự kiện hiếm gặp như Sự kiện Carrington năm 1859.
Ngoài tác động tiêu cực, bão từ cũng tạo ra hiện tượng cực quang đẹp mắt, đã được dự báo xuất hiện vào tối 2.6 và 3.6 tại 13 bang của Mỹ, gồm Washington, miền bắc Idaho, Montana, đông bắc Wyoming, Bắc Dakota, Nam Dakota, Minnesota, Wisconsin, Michigan, New York, Vermont, New Hampshire và Maine.

Tối 3.6, du khách có thể "săn" cực quang tại các điểm trên. Thời điểm lý tưởng để quan sát là từ 22h đến 2h sáng 4.6 theo giờ địa phương.
Chuyên gia của NOAA dự báo trời sẽ quang mây, điều kiện hoàn hảo để quan sát cực quang trên bầu trời đêm.
Cực quang cũng có thể được nhìn thấy ở miền bắc Vương quốc Anh và châu Âu, Australia. Tuy nhiên, theo Văn phòng Khí tượng Anh (Met Office), hoạt động cực quang tại nước này sẽ dần giới hạn ở khu vực Bắc Ireland và Scotland.
Mặt khác, các nhà khoa học cảnh báo rằng các cơn bão từ mạnh thường ẩn chứa nguy cơ làm tê liệt hạ tầng công nghệ hiện đại.
SWPC cảnh báo rằng bão từ cấp G4 có thể gây ra nhiều tác động nguy hiểm như: Gián đoạn hệ thống định vị GPS, ảnh hưởng đến các lĩnh vực phụ thuộc cao vào định vị như hàng không, hàng hải và nông nghiệp; Mất tín hiệu viễn thông và truyền hình vệ tinh trong phạm vi rộng; Ảnh hưởng đến lưới điện, đặc biệt ở những khu vực gần hai cực, với nguy cơ quá tải hoặc mất điện cục bộ...
Thông báo của SWPC cũng nhấn mạnh rằng, dù xác suất CME chạm Trái đất là rất cao, nhưng vẫn tồn tại một số bất định về thời điểm chính xác và hướng tác động.