Từ Minh Quân
Well-known member
Các đại lý liên tục điều chỉnh giá, người dùng có thể mua iPhone rẻ gần nhất thế giới, nhưng cũng khiến thị trường rối loạn, tiềm ẩn rủi ro.
Hoàng Anh, nhân viên một công ty truyền thông tại Hà Nội, mua iPhone 14 Pro Max ngay trước Tết với giá 30 triệu đồng. Cô chọn iPhone một phần vì điện thoại Apple vốn ổn định giá, thường chỉ giảm mạnh trong quý III khi Apple chuẩn bị tung ra iPhone thế hệ mới vào tháng 9 hàng năm.
Tuy nhiên, cô bất ngờ khi chỉ trong vòng hơn hai tháng sau Tết, chiếc điện thoại cô mua đã hạ thêm ba triệu đồng. "Đến cuối tháng 6 năm ngoái, iPhone 13 Pro Max vẫn còn khoảng 29 triệu, nhưng nay mới tháng 4, iPhone 14 Pro Max đã xuống mức 27 triệu đồng", Hoàng Anh nói.
Chính thức lên kệ ngày 14/10 với giá 34 triệu đồng, sau tròn nửa năm, bản Pro Max đã giảm hơn 7 triệu đồng - tốc độ xuống giá nhanh nhất từ khi iPhone được bán chính hãng tại Việt Nam năm 2014. Một số phiên bản iPhone khác cũng đang được điều chỉnh với tỷ lệ tương đương.
Loạt iPhone chính hãng đang được phân phối tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Ngọc Duy
Cuộc rượt đuổi về giá iPhone
Cuộc đua giá iPhone thời gian qua vốn chủ yếu diễn ra ở cửa hàng vừa và nhỏ. Trong khi đó, các hệ thống lớn luôn duy trì giá ổn định. Tuy nhiên, tại đại hội cổ đông đầu tháng 4, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG, công bố chiến lược kinh doanh mới đối với sản phẩm Apple. Ông cho biết trước đây, iPhone tại Thế giới Di động luôn chênh lệch đến vài triệu đồng so với đối thủ, nhưng giờ hệ thống sẽ đặt mức giá sát hơn.
Đáp lại lời ông Tài, các hệ thống vừa và nhỏ tuyên bố "không sợ hãi". Ngày 10/4, iPhone 14 Pro Max bản 128 GB tại Thế giới Di động giảm từ 29,9 triệu đồng xuống 27,5 triệu đồng, tương đương Viettel Store, đắt hơn FPT Shop, Shop Dunk 300.000 đồng. Tại Hoàng Hà Mobile, máy được chỉnh về 27,3 triệu đồng. CellPhoneS thậm chí hạ xuống mức 27,1 triệu đồng.
"Chúng tôi sẵn sàng cho bất cứ cuộc chiến giá nào, và có thể cập nhật giá mới trên hệ thống online và offline chỉ sau chưa tới 5 giây", đại diện CellphoneS nói.
Đến 13/4, Thế giới Di động tiếp tục giảm thêm 400.000 đồng cho iPhone 14 Pro Max, ngang giá của các đối thủ ba ngày trước. Ngay sau đó, các hệ thống bán lẻ khác như Di động Việt, CellphoneS lại chạy đua, hạ xuống 26,9 triệu đồng. Hoàng Hà Mobile thậm chí bán rẻ hơn 100.000 nghìn, còn 26,8 triệu đồng.
Giành giật thị trường
"Cuộc chiến giá iPhone vẫn luôn diễn ra, nhưng chưa bao giờ khốc liệt như bây giờ. Lần đầu tiên, mẫu điện thoại cao cấp nhất của Apple giảm giá sâu như vậy sau nửa năm", bà Phùng Phương, đại diện hệ thống Di động Việt, nói.
Theo một hệ thống bán lẻ lớn, có hai lý do dẫn đến tình trạng đua giá hiện nay. Thứ nhất, Apple chưa áp giá chung tại Việt Nam, nên các đại lý tự đưa ra giá bán theo nhu cầu và tình hình thực tế.
Đại lý lớn thường bán cao hơn 1-2 triệu đồng nhưng vẫn thu hút khách do độ phủ rộng, danh tiếng tốt, chế độ hậu mãi thuộc hàng tốt nhất thị trường. Trong khi đó, các hệ thống nhỏ hơn phải chấp nhận mức lợi nhuận thấp để hạ giá sản phẩm mới có cơ hội cạnh tranh được với các "ông lớn".
Thứ hai là đầu 2023, nhu cầu mua sắm của người dùng sụt giảm mạnh, trong khi các cửa hàng vẫn nhập về số lượng iPhone lớn để "ghi điểm" với Apple, hoặc để nhận ưu đãi từ nhà phân phối. Lượng hàng tồn kho quá cao, buộc họ phải điều chỉnh giá để xoay vòng vốn.
"Các nhà bán lẻ chịu áp lực tồn kho càng lớn sẽ càng phải phá giá để giải quyết khó khăn về dòng tiền. Điều này gây áp lực ngược lại cho ngành hàng di động, kéo các hệ thống vừa và nhỏ vào cuộc đua giữ thị phần", ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện CellphoneS, cho hay.
Tác động đến người dùng
Bà Phùng Phương nhận định tình trạng trên kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến thị trường, một số cửa hàng sẽ phải điều chỉnh dịch vụ, cắt bớt hậu mãi để bù đắp chi phí. Khi đó, khách hàng sẽ bị ảnh hưởng. "Cạnh tranh giá là con dao hai lưỡi và không bao giờ bền vững. Lạm dụng có thể gây hại cho doanh nghiệp, giảm chất lượng phục vụ khách hàng", bà nói.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn Minh, đại diện Hoàng Hà Mobile, việc cạnh tranh giá sẽ có lợi cho người dùng, khi Việt Nam đang nằm trong số những thị trường bán iPhone rẻ nhất thế giới, mức chênh giữa các đại lý cũng không còn nhiều.
Đồng quan điểm, chuyên gia công nghệ Tuấn Ngọc nói chính sách bảo hành của Apple không phân biệt nơi bán chính hãng, người dùng chỉ cần chọn cửa hàng uy tín với mức giá hợp lý. "Thói quen tiêu dùng đã có nhiều thay đổi nên các hệ thống cũng cần thích nghi để chỉnh chi phí vận hành cho phù hợp với giá cả tới tay người dùng", ông nhận định và lấy ví dụ về các cửa hàng trực tuyến cũng có thể bán hàng nghìn iPhone mỗi tháng với giá tốt.
Giới chuyên gia phân tích thị trường nhận định việc giảm giá sẽ còn tiếp tục thời gian tới. "Trong tháng 4, các đại lý vẫn phải nhập một lô hàng iPhone mới theo cam kết với Apple. Để giải phóng hàng tồn, hạ giá là cách tốt nhất trong hoàn cảnh này", một nhà phân phối cho hay.
Hoàng Anh, nhân viên một công ty truyền thông tại Hà Nội, mua iPhone 14 Pro Max ngay trước Tết với giá 30 triệu đồng. Cô chọn iPhone một phần vì điện thoại Apple vốn ổn định giá, thường chỉ giảm mạnh trong quý III khi Apple chuẩn bị tung ra iPhone thế hệ mới vào tháng 9 hàng năm.
Tuy nhiên, cô bất ngờ khi chỉ trong vòng hơn hai tháng sau Tết, chiếc điện thoại cô mua đã hạ thêm ba triệu đồng. "Đến cuối tháng 6 năm ngoái, iPhone 13 Pro Max vẫn còn khoảng 29 triệu, nhưng nay mới tháng 4, iPhone 14 Pro Max đã xuống mức 27 triệu đồng", Hoàng Anh nói.
Chính thức lên kệ ngày 14/10 với giá 34 triệu đồng, sau tròn nửa năm, bản Pro Max đã giảm hơn 7 triệu đồng - tốc độ xuống giá nhanh nhất từ khi iPhone được bán chính hãng tại Việt Nam năm 2014. Một số phiên bản iPhone khác cũng đang được điều chỉnh với tỷ lệ tương đương.
Loạt iPhone chính hãng đang được phân phối tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Ngọc Duy
Cuộc rượt đuổi về giá iPhone
Cuộc đua giá iPhone thời gian qua vốn chủ yếu diễn ra ở cửa hàng vừa và nhỏ. Trong khi đó, các hệ thống lớn luôn duy trì giá ổn định. Tuy nhiên, tại đại hội cổ đông đầu tháng 4, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG, công bố chiến lược kinh doanh mới đối với sản phẩm Apple. Ông cho biết trước đây, iPhone tại Thế giới Di động luôn chênh lệch đến vài triệu đồng so với đối thủ, nhưng giờ hệ thống sẽ đặt mức giá sát hơn.
Đáp lại lời ông Tài, các hệ thống vừa và nhỏ tuyên bố "không sợ hãi". Ngày 10/4, iPhone 14 Pro Max bản 128 GB tại Thế giới Di động giảm từ 29,9 triệu đồng xuống 27,5 triệu đồng, tương đương Viettel Store, đắt hơn FPT Shop, Shop Dunk 300.000 đồng. Tại Hoàng Hà Mobile, máy được chỉnh về 27,3 triệu đồng. CellPhoneS thậm chí hạ xuống mức 27,1 triệu đồng.
"Chúng tôi sẵn sàng cho bất cứ cuộc chiến giá nào, và có thể cập nhật giá mới trên hệ thống online và offline chỉ sau chưa tới 5 giây", đại diện CellphoneS nói.
Đến 13/4, Thế giới Di động tiếp tục giảm thêm 400.000 đồng cho iPhone 14 Pro Max, ngang giá của các đối thủ ba ngày trước. Ngay sau đó, các hệ thống bán lẻ khác như Di động Việt, CellphoneS lại chạy đua, hạ xuống 26,9 triệu đồng. Hoàng Hà Mobile thậm chí bán rẻ hơn 100.000 nghìn, còn 26,8 triệu đồng.
Giành giật thị trường
"Cuộc chiến giá iPhone vẫn luôn diễn ra, nhưng chưa bao giờ khốc liệt như bây giờ. Lần đầu tiên, mẫu điện thoại cao cấp nhất của Apple giảm giá sâu như vậy sau nửa năm", bà Phùng Phương, đại diện hệ thống Di động Việt, nói.
Theo một hệ thống bán lẻ lớn, có hai lý do dẫn đến tình trạng đua giá hiện nay. Thứ nhất, Apple chưa áp giá chung tại Việt Nam, nên các đại lý tự đưa ra giá bán theo nhu cầu và tình hình thực tế.
Đại lý lớn thường bán cao hơn 1-2 triệu đồng nhưng vẫn thu hút khách do độ phủ rộng, danh tiếng tốt, chế độ hậu mãi thuộc hàng tốt nhất thị trường. Trong khi đó, các hệ thống nhỏ hơn phải chấp nhận mức lợi nhuận thấp để hạ giá sản phẩm mới có cơ hội cạnh tranh được với các "ông lớn".
Thứ hai là đầu 2023, nhu cầu mua sắm của người dùng sụt giảm mạnh, trong khi các cửa hàng vẫn nhập về số lượng iPhone lớn để "ghi điểm" với Apple, hoặc để nhận ưu đãi từ nhà phân phối. Lượng hàng tồn kho quá cao, buộc họ phải điều chỉnh giá để xoay vòng vốn.
"Các nhà bán lẻ chịu áp lực tồn kho càng lớn sẽ càng phải phá giá để giải quyết khó khăn về dòng tiền. Điều này gây áp lực ngược lại cho ngành hàng di động, kéo các hệ thống vừa và nhỏ vào cuộc đua giữ thị phần", ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện CellphoneS, cho hay.
Tác động đến người dùng
Bà Phùng Phương nhận định tình trạng trên kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến thị trường, một số cửa hàng sẽ phải điều chỉnh dịch vụ, cắt bớt hậu mãi để bù đắp chi phí. Khi đó, khách hàng sẽ bị ảnh hưởng. "Cạnh tranh giá là con dao hai lưỡi và không bao giờ bền vững. Lạm dụng có thể gây hại cho doanh nghiệp, giảm chất lượng phục vụ khách hàng", bà nói.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn Minh, đại diện Hoàng Hà Mobile, việc cạnh tranh giá sẽ có lợi cho người dùng, khi Việt Nam đang nằm trong số những thị trường bán iPhone rẻ nhất thế giới, mức chênh giữa các đại lý cũng không còn nhiều.
Đồng quan điểm, chuyên gia công nghệ Tuấn Ngọc nói chính sách bảo hành của Apple không phân biệt nơi bán chính hãng, người dùng chỉ cần chọn cửa hàng uy tín với mức giá hợp lý. "Thói quen tiêu dùng đã có nhiều thay đổi nên các hệ thống cũng cần thích nghi để chỉnh chi phí vận hành cho phù hợp với giá cả tới tay người dùng", ông nhận định và lấy ví dụ về các cửa hàng trực tuyến cũng có thể bán hàng nghìn iPhone mỗi tháng với giá tốt.
Giới chuyên gia phân tích thị trường nhận định việc giảm giá sẽ còn tiếp tục thời gian tới. "Trong tháng 4, các đại lý vẫn phải nhập một lô hàng iPhone mới theo cam kết với Apple. Để giải phóng hàng tồn, hạ giá là cách tốt nhất trong hoàn cảnh này", một nhà phân phối cho hay.