Cuốn hành Thủy Nguyên - đặc sản ít người biết ở Hải Phòng
HẢI PHÒNGCuốn hành là món ăn đặc sản có công dụng giải ngấy của người dân làng nghề bún truyền thống Trịnh Xá, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Hải Phòng có nhiều món ngon nổi tiếng, trong đó, mỗi địa phương cũng có những đặc sản riêng, gắn bó với nhiều thế hệ. Ngoài bánh chưng Thủy Đường đắt khách mỗi dịp Tết đến, huyện Thủy Nguyên, cách TP Hải Phòng khoảng 10 km, còn có món cuốn hành với công dụng giải ngấy hiệu quả.
Món ăn được người dân làng nghề bún truyền thống Trịnh Xá, xã Thiên Hương, sáng tạo nên, thường được gọi là cuốn bún tôm hay cuốn Thủy Nguyên để phân biệt với món cuốn ở nơi khác.
Cuốn hành là đặc sản của làng Trịnh Xá, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Thực kháchvề Hải Phòng có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này ở các khu chợ lớn như chợ Trịnh Xá (xã Thiên Hương), chợ trung tâm thị trấn Núi Đèo ở huyện Thủy Nguyên. Để tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho lịch trình, du khách cũng có thể ghé quán bà Lan, nơi duy nhất bán cuốn hành trong chợ Cố Đạo để thưởng thức.
Quán bà Lan nằm ở số 55 Trần Nhật Duật, TP Hải Phòng, mở bán được hơn 10 năm. Điểm thu hút của quán là quầy hàng bày những khay đựng những chiếc cuốn hành được sắp xếp đẹp mắt. Cuốn hành của quán bà Lan có hai loại. Loại nguyên bản dùng lá hành luộc chín gói trần các nguyên liệu lại với nhau, giá một chiếc 5.000 đồng. Loại cuốn bằng bánh phở thon, dài như phở cuốn thông thường giá 13.000 đồng một chiếc.
Bà Lan cho biết một chiếc cuốn tuy đơn giản nhưng có tất cả 10 nguyên liệu gồm xà lách, rau mùi, rau răm, hành lá, thịt ba chỉ, trứng, đậu rán, tôm, giò lụa, bún. Mỗi nguyên liệu đều có tiêu chuẩn riêng để lựa chọn. Bún phải dùng loại bún răng bừa, sợi dài, thẳng mượt; hành lá phải tươi, to; tôm là tôm đồng, kích thước đều nhau; xà lách non vừa phải, không quá to hay bị dập nát. Sau đó đến các bước sơ chế như rán tôm, đậu, trứng, luộc hành, rửa rau, thái giò, trứng rán.
Chiếc cuốn đạt chuẩn đảm bảo tổng hòa đủ màu sắc, gồm màu trắng của bún, màu vàng trứng rán, màu xanh của rau, màu đỏ của tôm. Lá xà lách không gói kín hết mà đủ rộng để "khoe" được hết các nguyên liệu. Cách cuốn nhìn đơn giản nhưng người quen tay mới có thể tạo ra một chiếc cuốn đẹp mắt. Cuốn chặt tay để các nguyên liệu không bị lỏng và rơi ra, nhưng không được siết quá chặt tránh làm đứt sợi hành lá. Nút thắt giữa cuốn sao cho không quá lộ và tạo đường cong.
Món cuốn hành ăn kèm nước chấm chua ngọt ở chợ Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên. Ảnh: Quỳnh Mai.
Quán cuốn hành của bà Lan ở số 55 Trần Nhật Duật. Ảnh: Quang Hưng.
Quầy hàng bày những món cuốn hành đẹp mắt. Ảnh: Quỳnh Mai.
Phở cuốn với các nguyên liệu giống cuốn hành giá 13.000 đồng một chiếc. Ảnh: Quỳnh Mai.
Món cuốn hành ăn kèm nước chấm chua ngọt ở chợ Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên. Ảnh: Quỳnh Mai.
Quán cuốn hành của bà Lan ở số 55 Trần Nhật Duật. Ảnh: Quang Hưng.
1 / 4
Ngoài nguyên liệu tươi sạch, nước chấm là yếu tố chính để tạo nên hương vị cho món ăn. Món cuốn hành gốc bán ở chợ Núi Đèo (Thủy Nguyên) ăn kèm nước chấm pha từ mắm chắt. Nước chấm có đủ vị mặn của mắm, ngọt của đường, chua của chanh, thơm của tỏi và cay của ớt, thêm độ giòn của cà rốt và hành tây thái nhỏ.
Ngoài nước chấm chua ngọt, bà Lan bán thêm nước chấm giấm bỗng để tạo hương vị mới lạ cho món cuốn hành. Từ cà chua, tỏi, ớt, bỗng rượu nếp, bột sắn, bà Lan nêm nếm thêm gia vị để tạo nên loại nước chấm màu vàng cam hơi sẫm. Nước chấm giấm bỗng có độ đặc, sánh hơn nước mắm, vẫn có vị chua, ngọt dịu nhưng không còn mùi mắm và thơm hương bỗng rượu nếp. Loại nước chấm này phù hợp với những người không thích mắm hoặc muốn thử hương vị mới.
Gắp một chiếc cuốn hành, nhúng ngập bát nước chấm rồi thưởng thức, hương vị đầu tiên thực khách cảm nhận được là vị thanh mát của lớp xà lách và bún ngoài cùng. Nhai kỹ hơn sẽ dần thấy được vị béo của thịt, vị ngậy, bùi của trứng và giò. Vỏ tôm giòn còn lớp thịt bên trong lại dai, quyện với hương thơm của rau mùi, rau răm. Dù chỉ là các nguyên liệu đơn giản và quen thuộc nhưng khi kết hợp lại bù trừ cho nhau. Trứng, đậu được chiên, rán bằng dầu nhưng ngay cả khi ăn nhiều cũng không cảm thấy bị ngấy vì đã có rau, bún, hành giúp trung hòa mùi vị.
Thùy Trang (20 tuổi, Hà Nội) về Hải Phòng food tour ngày 6/8 đã được một chủ quán ăn trong chợ Cố Đạo giới thiệu quán cuốn hành của bà Lan để "giải ngấy". Cô không biết đây là món đặc sản lâu đời vì "nhìn khá hiện đại" và giống phở cuốn. Nhưng "vẻ ngoài đẹp mắt, không dầu mỡ" của món cuốn hành đã thu hút cô sau khi thưởng thức nhiều món chiên, rán.
"Miếng đầu tiên ăn không, mình thấy có chút nhạt nhưng cảm nhận rõ được độ ngọt, giòn. Chấm với nước chấm chua ngọt mới đúng vị nhưng cá nhân mình thích ăn với giấm bỗng hơn vì có độ sệt", Trang nói.
Cuốn hành chấm bỗng mới lạ tại quán bà Lan.
Nguyễn Thắm (25 tuổi, huyện Thủy Nguyên) cho biết cuốn hành gắn liền với tuổi thơ của cô. "Ngày bé mỗi lần theo mẹ ra chợ Núi Đèo, mình đều được mua cho vài cuốn ngồi ăn vì giá rẻ. Khi đó gia đình còn khó khăn, nên món này gợi nhắc lại nhiều kỷ niệm", Thắm chia sẻ.
Vì là món ăn vặt, cuốn hành thường được bán vào buổi chiều từ 14h đến 18h hàng ngày. Đến quán bà Lan, du khách nên tránh đi vào lúc thời tiết nắng nóng hoặc giờ cao điểm (16 - 17h) vì quán chỉ là vỉa hè trước nhà diện tích khoảng 5 m2, không có quạt và chỗ để xe rộng rãi. Bà Lan lưu ý thực khách đến sớm vào cuối tuần vì khách ngoại tỉnh về chợ Cố Đạo đông hơn.
Đến Hải Phòng, sau khi thưởng thức những đặc sản nổi tiếng, thực khách có thể đến chợ Cố Đạo để giải ngấy bằng món cuốn hành Thủy Nguyên, hoàn thành một chuyến food tour tại thành phố Cảng.
HẢI PHÒNGCuốn hành là món ăn đặc sản có công dụng giải ngấy của người dân làng nghề bún truyền thống Trịnh Xá, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Hải Phòng có nhiều món ngon nổi tiếng, trong đó, mỗi địa phương cũng có những đặc sản riêng, gắn bó với nhiều thế hệ. Ngoài bánh chưng Thủy Đường đắt khách mỗi dịp Tết đến, huyện Thủy Nguyên, cách TP Hải Phòng khoảng 10 km, còn có món cuốn hành với công dụng giải ngấy hiệu quả.
Món ăn được người dân làng nghề bún truyền thống Trịnh Xá, xã Thiên Hương, sáng tạo nên, thường được gọi là cuốn bún tôm hay cuốn Thủy Nguyên để phân biệt với món cuốn ở nơi khác.
Cuốn hành là đặc sản của làng Trịnh Xá, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Thực kháchvề Hải Phòng có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này ở các khu chợ lớn như chợ Trịnh Xá (xã Thiên Hương), chợ trung tâm thị trấn Núi Đèo ở huyện Thủy Nguyên. Để tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho lịch trình, du khách cũng có thể ghé quán bà Lan, nơi duy nhất bán cuốn hành trong chợ Cố Đạo để thưởng thức.
Quán bà Lan nằm ở số 55 Trần Nhật Duật, TP Hải Phòng, mở bán được hơn 10 năm. Điểm thu hút của quán là quầy hàng bày những khay đựng những chiếc cuốn hành được sắp xếp đẹp mắt. Cuốn hành của quán bà Lan có hai loại. Loại nguyên bản dùng lá hành luộc chín gói trần các nguyên liệu lại với nhau, giá một chiếc 5.000 đồng. Loại cuốn bằng bánh phở thon, dài như phở cuốn thông thường giá 13.000 đồng một chiếc.
Bà Lan cho biết một chiếc cuốn tuy đơn giản nhưng có tất cả 10 nguyên liệu gồm xà lách, rau mùi, rau răm, hành lá, thịt ba chỉ, trứng, đậu rán, tôm, giò lụa, bún. Mỗi nguyên liệu đều có tiêu chuẩn riêng để lựa chọn. Bún phải dùng loại bún răng bừa, sợi dài, thẳng mượt; hành lá phải tươi, to; tôm là tôm đồng, kích thước đều nhau; xà lách non vừa phải, không quá to hay bị dập nát. Sau đó đến các bước sơ chế như rán tôm, đậu, trứng, luộc hành, rửa rau, thái giò, trứng rán.
Chiếc cuốn đạt chuẩn đảm bảo tổng hòa đủ màu sắc, gồm màu trắng của bún, màu vàng trứng rán, màu xanh của rau, màu đỏ của tôm. Lá xà lách không gói kín hết mà đủ rộng để "khoe" được hết các nguyên liệu. Cách cuốn nhìn đơn giản nhưng người quen tay mới có thể tạo ra một chiếc cuốn đẹp mắt. Cuốn chặt tay để các nguyên liệu không bị lỏng và rơi ra, nhưng không được siết quá chặt tránh làm đứt sợi hành lá. Nút thắt giữa cuốn sao cho không quá lộ và tạo đường cong.
Món cuốn hành ăn kèm nước chấm chua ngọt ở chợ Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên. Ảnh: Quỳnh Mai.
Quán cuốn hành của bà Lan ở số 55 Trần Nhật Duật. Ảnh: Quang Hưng.
Quầy hàng bày những món cuốn hành đẹp mắt. Ảnh: Quỳnh Mai.
Phở cuốn với các nguyên liệu giống cuốn hành giá 13.000 đồng một chiếc. Ảnh: Quỳnh Mai.
Món cuốn hành ăn kèm nước chấm chua ngọt ở chợ Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên. Ảnh: Quỳnh Mai.
Quán cuốn hành của bà Lan ở số 55 Trần Nhật Duật. Ảnh: Quang Hưng.
1 / 4
Ngoài nguyên liệu tươi sạch, nước chấm là yếu tố chính để tạo nên hương vị cho món ăn. Món cuốn hành gốc bán ở chợ Núi Đèo (Thủy Nguyên) ăn kèm nước chấm pha từ mắm chắt. Nước chấm có đủ vị mặn của mắm, ngọt của đường, chua của chanh, thơm của tỏi và cay của ớt, thêm độ giòn của cà rốt và hành tây thái nhỏ.
Ngoài nước chấm chua ngọt, bà Lan bán thêm nước chấm giấm bỗng để tạo hương vị mới lạ cho món cuốn hành. Từ cà chua, tỏi, ớt, bỗng rượu nếp, bột sắn, bà Lan nêm nếm thêm gia vị để tạo nên loại nước chấm màu vàng cam hơi sẫm. Nước chấm giấm bỗng có độ đặc, sánh hơn nước mắm, vẫn có vị chua, ngọt dịu nhưng không còn mùi mắm và thơm hương bỗng rượu nếp. Loại nước chấm này phù hợp với những người không thích mắm hoặc muốn thử hương vị mới.
Gắp một chiếc cuốn hành, nhúng ngập bát nước chấm rồi thưởng thức, hương vị đầu tiên thực khách cảm nhận được là vị thanh mát của lớp xà lách và bún ngoài cùng. Nhai kỹ hơn sẽ dần thấy được vị béo của thịt, vị ngậy, bùi của trứng và giò. Vỏ tôm giòn còn lớp thịt bên trong lại dai, quyện với hương thơm của rau mùi, rau răm. Dù chỉ là các nguyên liệu đơn giản và quen thuộc nhưng khi kết hợp lại bù trừ cho nhau. Trứng, đậu được chiên, rán bằng dầu nhưng ngay cả khi ăn nhiều cũng không cảm thấy bị ngấy vì đã có rau, bún, hành giúp trung hòa mùi vị.
Thùy Trang (20 tuổi, Hà Nội) về Hải Phòng food tour ngày 6/8 đã được một chủ quán ăn trong chợ Cố Đạo giới thiệu quán cuốn hành của bà Lan để "giải ngấy". Cô không biết đây là món đặc sản lâu đời vì "nhìn khá hiện đại" và giống phở cuốn. Nhưng "vẻ ngoài đẹp mắt, không dầu mỡ" của món cuốn hành đã thu hút cô sau khi thưởng thức nhiều món chiên, rán.
"Miếng đầu tiên ăn không, mình thấy có chút nhạt nhưng cảm nhận rõ được độ ngọt, giòn. Chấm với nước chấm chua ngọt mới đúng vị nhưng cá nhân mình thích ăn với giấm bỗng hơn vì có độ sệt", Trang nói.
Cuốn hành chấm bỗng mới lạ tại quán bà Lan.
Nguyễn Thắm (25 tuổi, huyện Thủy Nguyên) cho biết cuốn hành gắn liền với tuổi thơ của cô. "Ngày bé mỗi lần theo mẹ ra chợ Núi Đèo, mình đều được mua cho vài cuốn ngồi ăn vì giá rẻ. Khi đó gia đình còn khó khăn, nên món này gợi nhắc lại nhiều kỷ niệm", Thắm chia sẻ.
Vì là món ăn vặt, cuốn hành thường được bán vào buổi chiều từ 14h đến 18h hàng ngày. Đến quán bà Lan, du khách nên tránh đi vào lúc thời tiết nắng nóng hoặc giờ cao điểm (16 - 17h) vì quán chỉ là vỉa hè trước nhà diện tích khoảng 5 m2, không có quạt và chỗ để xe rộng rãi. Bà Lan lưu ý thực khách đến sớm vào cuối tuần vì khách ngoại tỉnh về chợ Cố Đạo đông hơn.
Đến Hải Phòng, sau khi thưởng thức những đặc sản nổi tiếng, thực khách có thể đến chợ Cố Đạo để giải ngấy bằng món cuốn hành Thủy Nguyên, hoàn thành một chuyến food tour tại thành phố Cảng.