TUVM
Well-known member
Sáu bạn trẻ khác nhau chia sẻ về cuốn sách đầu tiên và cuốn sách hiện tại họ đang đọc.
Sự thay đổi gu đọc còn phản ánh những thay đổi về nhu cầu, nhận thức.
Đối với nhiều độc giả, việc thay đổi gu sách của bản thân là một hành trình dài khám phá những sở thích và mối quan tâm của mình. Theo thời gian, gu sách có thể thay đổi. Nó phản ánh một phần tâm tư, tình cảm của người đọc đã được phát triển qua quá trình va chạm với các vận động xung quanh.
Tuy nhiên, cũng có những độc giả sẽ trung thành với một thể loại yêu thích. Không chỉ dừng lại ở thực hành đọc, các bạn trẻ còn tham gia sáng tạo tác phẩm của riêng mình.
Sau đây là quá trình thay đổi gu sách của 6 bạn trẻ khác nhau để xem cuốn sách đầu tiên (có ấn tượng nhất) khác với cuốn sách hiện tại họ đọc ra sao.
Lê Nguyễn Bảo Trân (23 tuổi, Hà Nội)
Cuốn sách đầu tiên: Dế mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài).
Cuốn sách hiện tại: Những tù nhân của địa lý (Tim Marshall).
Tuổi thơ của Trân gắn liền với khá nhiều tác giả dành cho thiếu nhi như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Nhật Ánh, Phùng Quán. Một hôm dạo phố cùng gia đình, Trân chọn cuốn Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài.
Đây là cuốn sách đầu tiên Trân mua và nó để lại rất nhiều ấn tượng. Trân tưởng tượng mình là một người trẻ hăm hở bước ra cuộc sống khám phá, thành công và vấp ngã, sau tất cả là sự trưởng thành. Trân nghĩ đến hiện tại, câu chuyện của Tô Hoài vẫn giúp Trân tự tin hơn trong những lúc cần thiết.
Hiện tại, Trân là nhân viên bán hàng tại một trung tâm tiếng Anh. Trân chuyển sang đọc các cuốn sách về khoa học, tư duy, kỹ năng.
Khi được hỏi về việc bản thân thay đổi gu đọc sách, Trân tâm sự rằng: "Gần đây, mình mới bắt đầu đọc thêm những cuốn sách về khoa học, kiến thức đời sống như Những tù nhân của địa lý, Thao túng tâm lý, Thiên tài bên trái - kẻ điên bên phải... Mình không chắc đây là một sự thay đổi mà nó giống việc trưởng thành hơn khi bản thân mình sẵn sàng đọc những cuốn sách có kiến thức khó và khối lượng nội dung lớn".
------------------------------------------------------------
Trần Thu Phương (26 tuổi, Hải Dương)
Cuốn sách đầu tiên: Ngủ cùng sói (Diệp Lạc Vô Tâm).
Cuốn sách hiện tại: Tam thể (Lưu Từ Hân).
Đối với Phương, gu đọc sách của bản thân không thay đổi quá nhiều trong suốt bao năm. Ngủ cùng sói là cuốn đầu tiên Phương tâm đắc.
Từ hồi lớp 9, Phương bắt đầu tìm đến dòng sách tiểu thuyết ngôn tình của các tác giả Trung Quốc. Ngay lập tức, Phương cảm thấy mình rất hứng thú với văn học của đất nước này.
Phương đào sâu hơn và mua thêm các bộ kinh điển như Yêu em ngay từ cái nhìn đầu tiên, Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi... Phương nghĩ nhờ chúng, Phương có động lực học tiếng Trung và bây giờ trở thành phiên dịch viên cho một công ty tại quê hương mình.
Hiện tại, Phương vẫn yêu thích văn học Trung Quốc đặc biệt hơn là những cuốn có kết hợp yếu tố kỳ ảo, xuyên không, tiền kiếp hay viễn tưởng. Phương chia sẻ: "Tiểu thuyết có rất nhiều thể loại nhỏ như cổ trang, khoa học, trinh thám kết hợp với đó là yếu tố ngôn tình. Mình nghĩ bản thân cũng có những thay đổi nhất định trong gu sách. Mình đào sâu hơn và tìm kiếm đúng thể loại mình thích".
------------------------------------------------------------
Nguyễn Phương Nhung (21 tuổi, Vĩnh Phúc)
Cuốn sách đầu tiên: Truyện tranh danh nhân thế giới - Albert Schweitzer.
Cuốn sách hiện tại: Luận về Yêu (Allain de Botton).
Nhung tự nhận thấy bản thân không phải là một người quá yêu thích việc đọc sách. Nhưng với Nhung, sách là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cảm xúc của mình.
Bộ truyện tranh danh nhân thế giới về Napoleon, bác sĩ Schweitzer, nhà khoa học Marie Curie, Einstein... đã khiến Nhung xúc động rất nhiều. Cho đến giờ, những cuốn truyện đó vẫn được Nhung giữ lại. Cùng đó là một số bộ manhwa Nhung mua lại từ các hàng cho thuê truyện cũ muốn thanh lý.
Bây giờ, Nhung ít đọc truyện tranh hơn, thay vào đó Nhung tìm hiểu sách về tâm lý, đời sống như Bước chậm lại giữa thế gian vội vã, Mặt dày tâm đen, Giải mã bản thân...
Mới đây, Nhung được tặng cuốn sách Luận về Yêu. Những triết lý, câu chuyện trong cuốn sách rất gần gũi với các trải nghiệm có phần ngờ nghệch của Nhung trong vấn đề tình cảm.
Chia sẻ về sự thay đổi này, Nhung cho biết: "Nhu cầu của bản thân ngày càng lớn, không chỉ tìm hiểu về thế giới xung quanh mà còn là bản thân mình nữa. Cùng đó, những cuốn sách về tâm lý thường đưa được nhiều lời khuyên mình cần trong những lúc rơi vào áp lực, nhất là áp lực đồng trang lứa".
-----------------------------------------------------------
Trần Thành Trung (22 tuổi, Hà Nội)
Cuốn sách đầu tiên: Ông già và biển cả(Earnest Hermingway).
Cuốn sách hiện tại: Cửa hiệu tự sát (Jean Teule).
Trung chia sẻ rằng bản thân việc chọn sách thường sẽ ưu tiên theo độ dày. Trung cảm thấy khó thể đọc hết được những cuốn sách có series và lên tới tầm 500-600 trang. Nếu xét về mặt số trang, Trung thấy gu sách không thay đổi quá nhiều. Nhưng xét về tác giả, Trung thấy mình thay đổi từ các tác giả Mỹ sang tác giả khu vực châu Âu như Anh, Pháp và Italy.
"Mình đang khám phá thêm văn học ở các đất nước. Mình chưa đọc nhiều các tác phẩm kinh điển vì mình nghĩ văn học hiện đại sẽ dễ tiếp cận hơn. Đọc sách với mình luôn là một trải nghiệm thú vị. Càng lớn mình càng thích đọc những tác phẩm nói về vấn đề con người đương thời", Thành Trung cho biết.
------------------------------------------------------------
Hoàng Phương Anh (25 tuổi, Hà Nội)
Cuốn sách đầu tiên: Đắc nhân tâm(Dale Carnegie).
Cuốn sách hiện tại: Cánh đồng bất tận(Nguyễn Ngọc Tư).
Từ những năm cấp 2, Phương Anh đã bắt đầu đọc sách self-help. Phương Anh tìm đến dòng sách này không phải vì cần lời khuyên mà đơn giản, đây là cách để giết thời gian. Những cuốn sách self-help cho đến nay vẫn đem đến cho Phương Anh nhiều bài học thú vị, đặc biệt là trong giao tiếp xã hội.
Thế nhưng Phương Anh cảm thấy mình đã tích lũy đa dạng kiến thức dòng sách này đem lại, quan trọng là việc thực hành ra sao. Vì vậy, Phương Anh đổi sang đọc sách văn học.
"Đối với mình, văn học vẫn là niềm đam mê từ nhỏ. Nhưng vì ngày xưa toàn được tặng sách self-help nên ít có cơ hội đọc cuốn văn học nào. Hiện nay mình muốn tìm lại một số cuốn truyện hay, mình nghĩ sẽ bắt đầu từ những tác phẩm của nhà văn trong nước", Phương Anh tâm sự.
Bạn trẻ này cũng chia sẻ thêm rằng việc thay đổi gu sách hay nhu cầu về sách là cảm giác "cuộc sống mình thiếu gì thì bù đắp nấy". Nếu thiếu kỹ năng, cần lời khuyên, Phương Anh tìm đến sách self-help. Còn muốn tìm lại cảm giác được rung động, hồi hộp, Phương Anh sẽ chọn tiểu thuyết.
------------------------------------------------------------
Nguyễn Anh Đức (26 tuổi, Hà Nội)
Cuốn sách đầu tiên: Harry Potter (JK Rowling).
Cuốn sách hiện tại: Kho báu bị nguyền rủa(Michael Bussi).
Trong hai năm trở lại đây, Đức bắt đầu thích thể loại trinh thám hơn. Trước đó, giá sách của Đức đa phần là những cuốn tiểu thuyết kỳ ảo. Đức nghĩ bộ phim Mật mã Da Vinci là nguồn cảm hứng cho Đức theo đuổi dòng sách trinh thám.
Hơn nữa, Đức nhận thấy dòng sách này luôn có tính dồn dập, liên tục. Chỉ cần đọc đến khoảng chương 6, 7 là lập tức sẽ rất khó để đặt cuốn sách xuống. Nhịp truyện nhanh và cuốn người đọc vào một thế giới mới.
"Mình nghĩ ai cũng nên thử thay đổi gu sách của bản thân bởi bạn chưa biết bạn thực sự thích gì cho đến khi tìm thấy nó. Có lẽ mình của hiện tại là một ví dụ", Đức chia sẻ.
Sự thay đổi gu đọc còn phản ánh những thay đổi về nhu cầu, nhận thức.
Đối với nhiều độc giả, việc thay đổi gu sách của bản thân là một hành trình dài khám phá những sở thích và mối quan tâm của mình. Theo thời gian, gu sách có thể thay đổi. Nó phản ánh một phần tâm tư, tình cảm của người đọc đã được phát triển qua quá trình va chạm với các vận động xung quanh.
Tuy nhiên, cũng có những độc giả sẽ trung thành với một thể loại yêu thích. Không chỉ dừng lại ở thực hành đọc, các bạn trẻ còn tham gia sáng tạo tác phẩm của riêng mình.
Sau đây là quá trình thay đổi gu sách của 6 bạn trẻ khác nhau để xem cuốn sách đầu tiên (có ấn tượng nhất) khác với cuốn sách hiện tại họ đọc ra sao.
Lê Nguyễn Bảo Trân (23 tuổi, Hà Nội)
|
Cuốn sách hiện tại: Những tù nhân của địa lý (Tim Marshall).
Tuổi thơ của Trân gắn liền với khá nhiều tác giả dành cho thiếu nhi như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Nhật Ánh, Phùng Quán. Một hôm dạo phố cùng gia đình, Trân chọn cuốn Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài.
Đây là cuốn sách đầu tiên Trân mua và nó để lại rất nhiều ấn tượng. Trân tưởng tượng mình là một người trẻ hăm hở bước ra cuộc sống khám phá, thành công và vấp ngã, sau tất cả là sự trưởng thành. Trân nghĩ đến hiện tại, câu chuyện của Tô Hoài vẫn giúp Trân tự tin hơn trong những lúc cần thiết.
Hiện tại, Trân là nhân viên bán hàng tại một trung tâm tiếng Anh. Trân chuyển sang đọc các cuốn sách về khoa học, tư duy, kỹ năng.
Khi được hỏi về việc bản thân thay đổi gu đọc sách, Trân tâm sự rằng: "Gần đây, mình mới bắt đầu đọc thêm những cuốn sách về khoa học, kiến thức đời sống như Những tù nhân của địa lý, Thao túng tâm lý, Thiên tài bên trái - kẻ điên bên phải... Mình không chắc đây là một sự thay đổi mà nó giống việc trưởng thành hơn khi bản thân mình sẵn sàng đọc những cuốn sách có kiến thức khó và khối lượng nội dung lớn".
------------------------------------------------------------
Trần Thu Phương (26 tuổi, Hải Dương)
|
Cuốn sách hiện tại: Tam thể (Lưu Từ Hân).
Đối với Phương, gu đọc sách của bản thân không thay đổi quá nhiều trong suốt bao năm. Ngủ cùng sói là cuốn đầu tiên Phương tâm đắc.
Từ hồi lớp 9, Phương bắt đầu tìm đến dòng sách tiểu thuyết ngôn tình của các tác giả Trung Quốc. Ngay lập tức, Phương cảm thấy mình rất hứng thú với văn học của đất nước này.
Phương đào sâu hơn và mua thêm các bộ kinh điển như Yêu em ngay từ cái nhìn đầu tiên, Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi... Phương nghĩ nhờ chúng, Phương có động lực học tiếng Trung và bây giờ trở thành phiên dịch viên cho một công ty tại quê hương mình.
Hiện tại, Phương vẫn yêu thích văn học Trung Quốc đặc biệt hơn là những cuốn có kết hợp yếu tố kỳ ảo, xuyên không, tiền kiếp hay viễn tưởng. Phương chia sẻ: "Tiểu thuyết có rất nhiều thể loại nhỏ như cổ trang, khoa học, trinh thám kết hợp với đó là yếu tố ngôn tình. Mình nghĩ bản thân cũng có những thay đổi nhất định trong gu sách. Mình đào sâu hơn và tìm kiếm đúng thể loại mình thích".
------------------------------------------------------------
Nguyễn Phương Nhung (21 tuổi, Vĩnh Phúc)
|
Cuốn sách hiện tại: Luận về Yêu (Allain de Botton).
Nhung tự nhận thấy bản thân không phải là một người quá yêu thích việc đọc sách. Nhưng với Nhung, sách là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cảm xúc của mình.
Bộ truyện tranh danh nhân thế giới về Napoleon, bác sĩ Schweitzer, nhà khoa học Marie Curie, Einstein... đã khiến Nhung xúc động rất nhiều. Cho đến giờ, những cuốn truyện đó vẫn được Nhung giữ lại. Cùng đó là một số bộ manhwa Nhung mua lại từ các hàng cho thuê truyện cũ muốn thanh lý.
Bây giờ, Nhung ít đọc truyện tranh hơn, thay vào đó Nhung tìm hiểu sách về tâm lý, đời sống như Bước chậm lại giữa thế gian vội vã, Mặt dày tâm đen, Giải mã bản thân...
Mới đây, Nhung được tặng cuốn sách Luận về Yêu. Những triết lý, câu chuyện trong cuốn sách rất gần gũi với các trải nghiệm có phần ngờ nghệch của Nhung trong vấn đề tình cảm.
Chia sẻ về sự thay đổi này, Nhung cho biết: "Nhu cầu của bản thân ngày càng lớn, không chỉ tìm hiểu về thế giới xung quanh mà còn là bản thân mình nữa. Cùng đó, những cuốn sách về tâm lý thường đưa được nhiều lời khuyên mình cần trong những lúc rơi vào áp lực, nhất là áp lực đồng trang lứa".
-----------------------------------------------------------
Trần Thành Trung (22 tuổi, Hà Nội)
|
Cuốn sách hiện tại: Cửa hiệu tự sát (Jean Teule).
Trung chia sẻ rằng bản thân việc chọn sách thường sẽ ưu tiên theo độ dày. Trung cảm thấy khó thể đọc hết được những cuốn sách có series và lên tới tầm 500-600 trang. Nếu xét về mặt số trang, Trung thấy gu sách không thay đổi quá nhiều. Nhưng xét về tác giả, Trung thấy mình thay đổi từ các tác giả Mỹ sang tác giả khu vực châu Âu như Anh, Pháp và Italy.
"Mình đang khám phá thêm văn học ở các đất nước. Mình chưa đọc nhiều các tác phẩm kinh điển vì mình nghĩ văn học hiện đại sẽ dễ tiếp cận hơn. Đọc sách với mình luôn là một trải nghiệm thú vị. Càng lớn mình càng thích đọc những tác phẩm nói về vấn đề con người đương thời", Thành Trung cho biết.
------------------------------------------------------------
Hoàng Phương Anh (25 tuổi, Hà Nội)
|
Cuốn sách hiện tại: Cánh đồng bất tận(Nguyễn Ngọc Tư).
Từ những năm cấp 2, Phương Anh đã bắt đầu đọc sách self-help. Phương Anh tìm đến dòng sách này không phải vì cần lời khuyên mà đơn giản, đây là cách để giết thời gian. Những cuốn sách self-help cho đến nay vẫn đem đến cho Phương Anh nhiều bài học thú vị, đặc biệt là trong giao tiếp xã hội.
Thế nhưng Phương Anh cảm thấy mình đã tích lũy đa dạng kiến thức dòng sách này đem lại, quan trọng là việc thực hành ra sao. Vì vậy, Phương Anh đổi sang đọc sách văn học.
"Đối với mình, văn học vẫn là niềm đam mê từ nhỏ. Nhưng vì ngày xưa toàn được tặng sách self-help nên ít có cơ hội đọc cuốn văn học nào. Hiện nay mình muốn tìm lại một số cuốn truyện hay, mình nghĩ sẽ bắt đầu từ những tác phẩm của nhà văn trong nước", Phương Anh tâm sự.
Bạn trẻ này cũng chia sẻ thêm rằng việc thay đổi gu sách hay nhu cầu về sách là cảm giác "cuộc sống mình thiếu gì thì bù đắp nấy". Nếu thiếu kỹ năng, cần lời khuyên, Phương Anh tìm đến sách self-help. Còn muốn tìm lại cảm giác được rung động, hồi hộp, Phương Anh sẽ chọn tiểu thuyết.
------------------------------------------------------------
Nguyễn Anh Đức (26 tuổi, Hà Nội)
|
Cuốn sách hiện tại: Kho báu bị nguyền rủa(Michael Bussi).
Trong hai năm trở lại đây, Đức bắt đầu thích thể loại trinh thám hơn. Trước đó, giá sách của Đức đa phần là những cuốn tiểu thuyết kỳ ảo. Đức nghĩ bộ phim Mật mã Da Vinci là nguồn cảm hứng cho Đức theo đuổi dòng sách trinh thám.
Hơn nữa, Đức nhận thấy dòng sách này luôn có tính dồn dập, liên tục. Chỉ cần đọc đến khoảng chương 6, 7 là lập tức sẽ rất khó để đặt cuốn sách xuống. Nhịp truyện nhanh và cuốn người đọc vào một thế giới mới.
"Mình nghĩ ai cũng nên thử thay đổi gu sách của bản thân bởi bạn chưa biết bạn thực sự thích gì cho đến khi tìm thấy nó. Có lẽ mình của hiện tại là một ví dụ", Đức chia sẻ.