Võ Xuân Trường
Well-known member
Cuốn sách giúp du khách có cách nhìn thú vị về Hà Nội
Sách “Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp” được kỳ vọng giúp du khách có cái nhìn toàn diện về Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
https://air.asia/1SLcL
Sách "Kiến trúc Hà Nội - Giao thao văn hóa Việt - Pháp" chính thức ra mắt độc giả. Ảnh: BTC
Cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp” do NXB Thế giới in ấn và Phanbook phát hành với định dạng bìa cứng, dày 364 trang, song ngữ Việt - Pháp, kèm theo ấn phẩm là một video ngắn về quá trình thực hiện và nghiên cứu.
Được lên ý tưởng và sản xuất tại Việt Nam, bởi những người Việt Nam, với sự hỗ trợ của một số người bạn Pháp, cuốn sách là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia kiến trúc dày dạn kinh nghiệm, và đội ngũ những người trẻ ở độ tuổi 30, đã cùng nhau làm nên thiết kế, hình ảnh và ý tưởng cho quyển sách.
Nhận xét về cuốn sách đặc biệt này, nhà báo Lê Xuân Thành - Tổng biên tập báo Thể thao & Văn hoá (TTXVN) cho biết: “Đối với những người quan tâm đến Việt Nam, yêu Việt Nam và đến Hà Nội, cuốn sách có thể xem như một cái guideline tuyệt vời, giúp cho khách du lịch nước ngoài có cái nhìn tổng thể và sâu sắc về Việt Nam và Hà Nội”.
Cuốn sách có nhiều tư liệu quý nhằm giúp du khách thêm hiểu về Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Ảnh: BTC
Theo ông, cuốn sách không chỉ giúp du khách khám phá vẻ đẹp độc đáo của Hà Nội mà còn hiểu được tại sao Hà Nội là một thành phố rất đặc biệt, bởi có lẽ ở châu Á không có thành phố nào có kiến trúc mà nó mang tính đặc thù, mang phong cách Đông Dương.
“Tôi tin rằng, cuốn sách này sẽ góp phần thu hút thêm nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Qua từng trang sách, vẻ đẹp của Hà Nội được tái hiện sinh động, bài bản và chuyên nghiệp, xứng đáng là một ấn phẩm có giá trị cao cả về nội dung lẫn hình thức. Đặc biệt, cuốn sách này, với giá trị văn hóa và nghệ thuật vượt trội…”, ông Thành khẳng định.
Cùng đồng quan điểm, kiến trúc sư Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch AA Corporation, đồng thời là cố vấn cao cấp của cuốn sách cho hay, êkíp mong muốn đông đảo độc giả, trong đó có những độc giả trẻ hiểu được di sản văn hoá Hà Nội qua nghệ thuật kiến trúc; đồng thời phát huy giá trị của những di sản ấy trong cuộc sống đương đại.
“Cách đây 10 năm khi lần đầu tiên tôi đến thành phố Firenze của Ý - cái nôi của kiến trúc phục hưng, tôi đã ngỡ ngàng thán phục về sự tài hoa của các kiến trúc sư và nhân công Ý. Nhưng điều làm tôi ấn tượng hơn là số lượng khách du lịch đến viếng Firenze hàng năm – những người đã đóng góp rất lớn cho kinh tế Firenze, thông qua các dịch vụ ăn uống và lưu trú.
Hơn 60% kinh tế của thành phố từ dịch vụ du lịch là nhờ vào các di sản kiến trúc điêu khắc, hội họa của các thời kỳ phục hưng và trước đó. Các di sản này sẽ tiếp tục đóng góp cho kinh tế Firenze và nước Ý nói chung ở tương lai.
So với các nước Đông Nam Á, Hà Nội đang có trong tay một di sản quý báu như vậy. Mặc dù trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội vẫn giữ lại phần lớn di sản kiến trúc đã được xây dựng từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc. Đó là những tác phẩm tài hoa được thiết kế và thực hiện bởi các KTS, nghệ nhân, công nhân Pháp lẫn Việt” - ông Nguyễn Quốc Khanh nói.
Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Khanh. Ảnh: NVCC
Ông Nguyễn Quốc Khanh cũng khẳng định thêm, các di sản cần được gìn giữ, để làm nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sáng tác mai sau. Để đóng góp vào nền kinh tế du lịch Thủ đô, và nhiều hơn, để gìn giữ nét văn hóa thanh lịch của Hà thành.
“Theo quan điểm cá nhân của tôi, để một địa danh trở nên hấp dẫn cần có sự kết hợp hài hòa nhiều yếu tố. Tuy nhiên ở góc độ di sản của Thăng Long - Hà Nội đến giờ, tôi vẫn thích thú với phố cổ Hà Nội. Hà Nội 36 phố phường luôn có nét đẹp riêng, kể cả khi cuối Thu hay đầu Đông.
Tuy nhiên thách thức chính là việc giữ gìn sự cổ kính, rêu phong ấy của khu Phố cổ. Đó là nét đẹp riêng mà những thành phố trẻ như Bangkok hay Singapore không thể có được.
Vì thế, tôi mong rằng những người trẻ dành tình yêu cho văn hoá và di sản kiến trúc Hà Nội, từ đó có ý thức bảo tồn, phát huy giá trị của nó trong tương lai”, ông Nguyễn Quốc Khanh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quốc Khanh cho rằng, nội dung sách hoàn toàn mang tính học thuật, để mà nói là hấp dẫn thú vị thì là không. Nhưng hình thức lại được trình bày bắt mắt.
Cuốn sách sẽ khiến cho độc giả trẻ cảm thấy yêu thích bởi họa sĩ vẽ những bức minh họa là một người rất trẻ, có cách nhìn khá thú vị về Hà Nội.
“Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp” đem đến cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về vẻ đẹp của kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ, bao gồm: Phần 1 -Kiến trúc Thăng Long - Hà Nội xưa; Phần 2 - Kiến trúc Hà Nội thời Pháp thuộc với những phong cách điển hình là Beaux-Arts, Art Déco, Đông Dương, Kiến trúc Pháp thuộc thời kỳ đầu, Kiến trúc Thép, Gothique và Phần 3 - Kiến trúc Hà Nội sau năm 1954.
Sách được ví như một cuốn phim về lịch sử Hà Nội, đưa người đọc du hành ngược thời gian, trở về với Hà Nội của thế kỷ XIX, XX cùng các tác giả để đi vào từng ngóc ngách và chi tiết của 18 công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội qua các thời kỳ, đặc biệt là các công trình thời Pháp thuộc như: Phủ Chủ tịch, Nhà hát lớn Hà Nội, Nhà khách Chính phủ, Nhà tù Hỏa Lò…
Sách mất gần 2 năm để thực hiện với rất nhiều khó khăn, trong đó việc tìm kiếm tư liệu gốc mất khá nhiều thời gian. Thêm một thách thức nữa đó chính là đã có nhiều cuốn sách viết về kiến trúc Hà Nội nên khi êkip bắt tay làm một tác phẩm cùng đề tài thì phải làm sao mới và hay hơn những cuốn sách đã từng ra mắt.
“Kiến trúc là đỉnh cao của sáng tạo thông qua việc tổng hợp nghệ thuật tạo hình và khoa học xây dựng. Kiến trúc của một quốc gia là một phần văn hóa và lịch sử của quốc gia đó. Với mong muốn gìn giữ những di sản kiến trúc vô cùng quý giá do lịch sử đem lại cho Hà Nội, chúng tôi đã quyết tâm làm cuốn sách này với một cách tiếp cận và cách làm hoàn toàn mới so với những cuốn sách về kiến trúc đã có trước đó…
Mục tiêu lớn nhất của cuốn sách là lan tỏa tình yêu Hà Nội, nâng cao nhận thức của mọi người về giữ gìn những di sản văn hóa kiến trúc của Thủ đô, đặc biệt là thế hệ trẻ. Họ chính là thế hệ tương lai, những người đã, đang và sẽ giữ vai trò tiếp nối gìn giữ và phát huy giá trị di sản cho muôn đời sau” - ông Nguyễn Quốc Khanh chia sẻ.
Sách “Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp” được kỳ vọng giúp du khách có cái nhìn toàn diện về Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
https://air.asia/1SLcL
Sách "Kiến trúc Hà Nội - Giao thao văn hóa Việt - Pháp" chính thức ra mắt độc giả. Ảnh: BTC
Cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp” do NXB Thế giới in ấn và Phanbook phát hành với định dạng bìa cứng, dày 364 trang, song ngữ Việt - Pháp, kèm theo ấn phẩm là một video ngắn về quá trình thực hiện và nghiên cứu.
Được lên ý tưởng và sản xuất tại Việt Nam, bởi những người Việt Nam, với sự hỗ trợ của một số người bạn Pháp, cuốn sách là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia kiến trúc dày dạn kinh nghiệm, và đội ngũ những người trẻ ở độ tuổi 30, đã cùng nhau làm nên thiết kế, hình ảnh và ý tưởng cho quyển sách.
Nhận xét về cuốn sách đặc biệt này, nhà báo Lê Xuân Thành - Tổng biên tập báo Thể thao & Văn hoá (TTXVN) cho biết: “Đối với những người quan tâm đến Việt Nam, yêu Việt Nam và đến Hà Nội, cuốn sách có thể xem như một cái guideline tuyệt vời, giúp cho khách du lịch nước ngoài có cái nhìn tổng thể và sâu sắc về Việt Nam và Hà Nội”.
Theo ông, cuốn sách không chỉ giúp du khách khám phá vẻ đẹp độc đáo của Hà Nội mà còn hiểu được tại sao Hà Nội là một thành phố rất đặc biệt, bởi có lẽ ở châu Á không có thành phố nào có kiến trúc mà nó mang tính đặc thù, mang phong cách Đông Dương.
“Tôi tin rằng, cuốn sách này sẽ góp phần thu hút thêm nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Qua từng trang sách, vẻ đẹp của Hà Nội được tái hiện sinh động, bài bản và chuyên nghiệp, xứng đáng là một ấn phẩm có giá trị cao cả về nội dung lẫn hình thức. Đặc biệt, cuốn sách này, với giá trị văn hóa và nghệ thuật vượt trội…”, ông Thành khẳng định.
Cùng đồng quan điểm, kiến trúc sư Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch AA Corporation, đồng thời là cố vấn cao cấp của cuốn sách cho hay, êkíp mong muốn đông đảo độc giả, trong đó có những độc giả trẻ hiểu được di sản văn hoá Hà Nội qua nghệ thuật kiến trúc; đồng thời phát huy giá trị của những di sản ấy trong cuộc sống đương đại.
“Cách đây 10 năm khi lần đầu tiên tôi đến thành phố Firenze của Ý - cái nôi của kiến trúc phục hưng, tôi đã ngỡ ngàng thán phục về sự tài hoa của các kiến trúc sư và nhân công Ý. Nhưng điều làm tôi ấn tượng hơn là số lượng khách du lịch đến viếng Firenze hàng năm – những người đã đóng góp rất lớn cho kinh tế Firenze, thông qua các dịch vụ ăn uống và lưu trú.
Hơn 60% kinh tế của thành phố từ dịch vụ du lịch là nhờ vào các di sản kiến trúc điêu khắc, hội họa của các thời kỳ phục hưng và trước đó. Các di sản này sẽ tiếp tục đóng góp cho kinh tế Firenze và nước Ý nói chung ở tương lai.
So với các nước Đông Nam Á, Hà Nội đang có trong tay một di sản quý báu như vậy. Mặc dù trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội vẫn giữ lại phần lớn di sản kiến trúc đã được xây dựng từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc. Đó là những tác phẩm tài hoa được thiết kế và thực hiện bởi các KTS, nghệ nhân, công nhân Pháp lẫn Việt” - ông Nguyễn Quốc Khanh nói.
Ông Nguyễn Quốc Khanh cũng khẳng định thêm, các di sản cần được gìn giữ, để làm nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sáng tác mai sau. Để đóng góp vào nền kinh tế du lịch Thủ đô, và nhiều hơn, để gìn giữ nét văn hóa thanh lịch của Hà thành.
“Theo quan điểm cá nhân của tôi, để một địa danh trở nên hấp dẫn cần có sự kết hợp hài hòa nhiều yếu tố. Tuy nhiên ở góc độ di sản của Thăng Long - Hà Nội đến giờ, tôi vẫn thích thú với phố cổ Hà Nội. Hà Nội 36 phố phường luôn có nét đẹp riêng, kể cả khi cuối Thu hay đầu Đông.
Tuy nhiên thách thức chính là việc giữ gìn sự cổ kính, rêu phong ấy của khu Phố cổ. Đó là nét đẹp riêng mà những thành phố trẻ như Bangkok hay Singapore không thể có được.
Vì thế, tôi mong rằng những người trẻ dành tình yêu cho văn hoá và di sản kiến trúc Hà Nội, từ đó có ý thức bảo tồn, phát huy giá trị của nó trong tương lai”, ông Nguyễn Quốc Khanh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quốc Khanh cho rằng, nội dung sách hoàn toàn mang tính học thuật, để mà nói là hấp dẫn thú vị thì là không. Nhưng hình thức lại được trình bày bắt mắt.
Cuốn sách sẽ khiến cho độc giả trẻ cảm thấy yêu thích bởi họa sĩ vẽ những bức minh họa là một người rất trẻ, có cách nhìn khá thú vị về Hà Nội.
“Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp” đem đến cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về vẻ đẹp của kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ, bao gồm: Phần 1 -Kiến trúc Thăng Long - Hà Nội xưa; Phần 2 - Kiến trúc Hà Nội thời Pháp thuộc với những phong cách điển hình là Beaux-Arts, Art Déco, Đông Dương, Kiến trúc Pháp thuộc thời kỳ đầu, Kiến trúc Thép, Gothique và Phần 3 - Kiến trúc Hà Nội sau năm 1954.
Sách được ví như một cuốn phim về lịch sử Hà Nội, đưa người đọc du hành ngược thời gian, trở về với Hà Nội của thế kỷ XIX, XX cùng các tác giả để đi vào từng ngóc ngách và chi tiết của 18 công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội qua các thời kỳ, đặc biệt là các công trình thời Pháp thuộc như: Phủ Chủ tịch, Nhà hát lớn Hà Nội, Nhà khách Chính phủ, Nhà tù Hỏa Lò…
Sách mất gần 2 năm để thực hiện với rất nhiều khó khăn, trong đó việc tìm kiếm tư liệu gốc mất khá nhiều thời gian. Thêm một thách thức nữa đó chính là đã có nhiều cuốn sách viết về kiến trúc Hà Nội nên khi êkip bắt tay làm một tác phẩm cùng đề tài thì phải làm sao mới và hay hơn những cuốn sách đã từng ra mắt.
“Kiến trúc là đỉnh cao của sáng tạo thông qua việc tổng hợp nghệ thuật tạo hình và khoa học xây dựng. Kiến trúc của một quốc gia là một phần văn hóa và lịch sử của quốc gia đó. Với mong muốn gìn giữ những di sản kiến trúc vô cùng quý giá do lịch sử đem lại cho Hà Nội, chúng tôi đã quyết tâm làm cuốn sách này với một cách tiếp cận và cách làm hoàn toàn mới so với những cuốn sách về kiến trúc đã có trước đó…
Mục tiêu lớn nhất của cuốn sách là lan tỏa tình yêu Hà Nội, nâng cao nhận thức của mọi người về giữ gìn những di sản văn hóa kiến trúc của Thủ đô, đặc biệt là thế hệ trẻ. Họ chính là thế hệ tương lai, những người đã, đang và sẽ giữ vai trò tiếp nối gìn giữ và phát huy giá trị di sản cho muôn đời sau” - ông Nguyễn Quốc Khanh chia sẻ.