Đà Nẵng bảo tồn văn hóa Cơ Tu qua phát triển du lịch cộng đồng

Võ Xuân Trường

Well-known member
Đà Nẵng bảo tồn văn hóa Cơ Tu qua phát triển du lịch cộng đồng

Để bảo tồn và phát triển văn hóa của người đồng bào dân tộc Cơ Tu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng đã triển khai nhiều mô hình du lịch cộng đồng có hiệu quả.
Đà Nẵng bảo tồn văn hóa Cơ Tu qua phát triển du lịch cộng đồng
Phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn văn hóa Cơ Tu. Ảnh: Mai Hương
Trên địa bàn Đà Nẵng hiện có 1.198 người là đồng bào dân tộc Cơ Tu sinh sống, tập trung ở các xã Hòa Bắc, Hòa Phú và Hòa Ninh (huyện Hòa Vang). Thời gian qua, huyện Hòa Vang ưu tiên mọi nguồn lực để đầu tư và khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
Trong đó, phải kể đến xây dựng các mô hình homestay mô phỏng theo các nhà Gươl truyền thống và tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật cộng đồng nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư khai thác du lịch cộng đồng thôn Phú Túc, xã Hòa Phú.
Hiện nay, huyện có 8 địa điểm du lịch cộng đồng với các loại hình hoạt động mới được xây dựng gồm Homestay ALăng Như; khu cắm trại Yên Retreat ở xã Hòa Bắc; tiệm Bến với dịch vụ giải khát, chụp ảnh, cắm trại ở xã Hòa Phong; dịch vụ leo núi Wildtrek; trang trại Mẹ Ken; homestay Trại Điên; An Nhiên Farm ở xã Hòa Ninh; homestay tại nhà cổ Tích Thiện Đường ở Hòa Nhơn.
Homestay được thiết kế với ngôi nhà sàn hai tầng đơn giản, có khả năng đón 30 khách mỗi ngày. Đến đây, du khách không chỉ được nghỉ ngơi thu giãn, mà còn được trải nghiệm các điệu múa Tung tung - da dá, múa cồng chiêng, lên nương rẫy... theo các phong tục tập quán trong văn hóa của người Cơ Tu.
Nhiều mô hình du lịch cộng đồng ở Hòa Vang đã được triển khai có hiệu quả. Ảnh: Mai Hương
Nhiều mô hình du lịch cộng đồng ở Hòa Vang đã được triển khai có hiệu quả. Ảnh: Mai Hương
Già làng Bùi Văn Siêng (Thôn Giàn Bí, xã Hoà Bắc) cho biết: “Với định hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với văn hóa của người Cơ Tu như hiện nay được xem như là nền tảng, một bước đệm để góp phần phát triển kinh tế xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Ông nói: “Sau những nỗ lực đầu tư của chính quyền địa phương, có thể nhận thấy đời sống tinh thần, văn hóa hay vật chất của bà con được thay đổi rất nhiều trong nhận thức và ý thức. Đời sống văn hóa của người đồng bào được nêu cao, để từ đó bà con phát huy truyền thống, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch đến du khách trong và ngoài nước”.
Với sức hút của các mô hình du lịch, ngành du lịch chủ động đồng hành, hỗ trợ địa phương trong việc quảng bá các sản phẩm du lịch cộng đồng đến với người dân, du khách trong nước và quốc tế. Chính quyền cũng ra sức trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, tránh nguy cơ thất truyền, mai một của các loại hình di sản văn hóa, phong tục, lễ hội trước áp lực của sự phát triển, hội nhập.
 
Bên trên