Đặc sản Hà Nội làm quà biếu vô cùng ý nghĩa

linh_449

Linh Linhh
1. Ô Mai
Người ta vẫn hay truyền miệng rằng:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch vẫn người Tràng An”

Phải chăng tất cả tinh hoa văn hóa của Hà Nội đã tụ lại nơi những thức quà mà mọi người vẫn truyền tay nhau. Trong những thức quà trời cho của Hà Nội, ta có thể nhắc đến phở; cũng thể nhắc đến cốm hay nhắc đến bánh cuốn Thanh Trì. Và có một thức quà dù cho không phải đặc sản nhưng ta không thể không nhớ đến khi nói về Hà Nội. Đó chính là ô mai.

Người Hà Nội gắn bó với hương vị ô mai từ khi là những cô cậu nhóc tóc để chỏm đến tận lúc về già đầu có hai ba thứ tóc. Lúc bé ngậm ô mai vui vẻ chơi đùa cùng chúng bạn.

Về già, trong không khí se lạnh của những ngày cuối năm; người ta nhâm nhi tách trà nóng bên đĩa ô mai cay nồng. Rồi cùng người bạn đời bàn chuyện nhân tình thế thái.

ô mai đặc sản hà nội


Một chút cay cay nơi đầu lưỡi, một chút ngọt thanh gợi vị; một chút chua chua khi thấm vào cổ họng. Tất cả đều không được quá gắt mà chỉ vừa đủ để hòa quyện vào nhau; để tạo nên hương vị ô mai không nơi nào có được.

Nếu là người yêu thích ẩm thực, yêu thích nét đẹp văn hóa Hà Nội, bạn có biết những hương vị ô mai nào được người Hà Nội ưa chuộng nhất không? Nếu có dịp ghé qua phố cổ Hà Nội và muốn mua một thứ gì đó đặc sản Hà Nội về làm quà và để thưởng thức, bạn hãy nghĩ tới ô mai.

2. Cốm làng Vòng
Khi nói về đặc sản Hà Nội, trong vô số những thứ nảy ra đầu tiên; hẳn là không thể thiếu được món cốm. Cốm luôn được xem là thứ quà độc đáo, là thức quà riêng biệt của đất nước; là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc; giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ.

Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người.

Ăn cốm, ngon nhất vẫn là vào mùa thu. Khi những giọt sương giăng tràn khắp lối; kéo theo cái lạnh se sẽ phả vào trong từng trận gió mùa những chiếc lá sen đã dần chuyển già cong; kết đọng cái hương thơm tinh túy nhất của đất trời; cốm mùa thu bắt đầu theo chân những gánh hàng rong len vào từng ngõ hẻm.

Nhờ được tiết trời ưu ái, vị cốm thu bao giờ cũng dẻo dai; trong xanh và ngát hương hơn mùa hè. Người Hà Nội tiếc nuối, vội vàng săn đón chút quà tao nhã cuối mùa của lúa non, cũng là vì thế.

Với nhiều người ở miền Trung, miền Nam, cốm có thể là món gì xa lạ; có người thậm chí còn chưa ăn lần nào; nhưng những ai sống ở Hà Nội thì nhất định là từng ăn ít nhất một lần trong đời.

Bởi cốm ở Hà Nội, ngoài là thức quà xanh xanh gói trong mấy chiếc lá sen; buộc lại bằng sợi rơm khô ngả vàng, đó còn là vô vàn những món ăn được làm từ cốm; rồi đến những món ăn có sự góp mặt của cốm, nào thì chè cốm, bánh cốm; xôi cốm, tôm bao cốm… và chả cốm.

Ở món ăn nào, cốm cũng đem lại cả sắc lẫn hương; góp phần hình thành nên “miếng ngon Hà Nội” – điều khiến nhà văn Vũ Bằng “yêu Hà Nội thấm thía; nhớ Hà Nội nao lòng” và “người Việt Nam ăn vào thấy ngát mùi đất nước, thấy mình Việt Nam hơn.

cốm làng vòng đặc sản hà nội

Cốm làng Vòng ăn vào thấy thơm hương lúa nếp; man mác ngọn gió thu và thoang thoảng mùi lá sen thanh khiết, lá ráy, tươi non, căng bóng nhựa sống; màu cốm xanh dịu, dẻo và mềm, thơm mùi nếp tươi.

Không hề nói quá khi khẳng định rằng: “Ai chưa 1 lần ăn Cốm thì không thể cảm nhận được cái hồn Việt Nam; người Hà Nội mà chưa từng ăn Cốm thì không đúng chất người Hà Nội”.

Bao năm trôi qua, cốm không chỉ là thứ quà ăn vui miệng; mà còn níu giữ tâm hồn những người con Hà Nội xa quê…

3. Thịt chua
Mặc dù thịt chua không phải là đặc sản xuất phát gốc từ Hà Nội; tuy nhiên món ăn này đã có mặt tại Hà Nội từ rất lâu. Thịt chua đã trở thành món ăn đặc sản của mỗi du khách mỗi khi ghé qua Hà Nội

Thịt chua vốn là một món ăn bình dị của người Mường sống ở Thanh Sơn (Phú Thọ). Món này được chế biến từ hai thành phần chủ yếu là thịt lợn và thính rang xay mịn.
thit chua Trường Foods đặc sản Hà Nội


Theo lời kể của những người cao tuổi ở đây, nguồn gốc ra đời của món Thịt chua là do nhu cầu giữ thịt được lâu để dùng dần mỗi khi mổ lợn, bởi vậy người Mường nghĩ ra cách muối chua thịt trong ống tre, ống nứa làm “của để dành”.
Dần dà cho tới ngày nay, món thịt chua Phú Thọ không còn là món riêng của người Mường nữa, nó đã trở thành niềm tự hào của người Mường nói riêng và người Phú Thọ nói chung.

4. Bánh chả
Bánh chả là một trong những loại bánh cổ truyền và gia truyền của Hà Nội xưa; mà mọi người vẫn rỉ tai nhau rằng ” không ở đâu có hương vị này đâu, xưa nhất Hà Nội, ngon nhất Hà Thành đấy”.
Loại bánh này gây nghiện bởi hương vị đặc trưng; vị thanh bùi của lá chanh và béo ngậy dẻo thơm của thịt mỡ, tất cả được cộng hưởng trong một lớp vỏ bột mỳ giòn rụm; làm cho bánh chả trở thành món quà vặt cổ truyền của đất Tràng An.
Được gọi là bánh chả bởi vì chiếc bánh nhỏ xinh xinh màu vàng ươm; nhân thập cẩm được bao bên ngoài được bao bọc bởi bột mì rất giống với viên chả thịt băm. Giống như các loại bánh ngọt truyền thống khác; bánh chả thích hợp nhất là được thưởng thức cùng với trà nóng.
Bánh chả đặc sản hà nội
Bánh c
Bánh chả

Bánh chả từ lâu đã trở thành món ăn vặt thân thuộc của người Hà Nội được yêu thích từ người già cho đến trẻ nhỏ. Không ai rõ bánh chả do ai tạo ra và có từ khi nào; chỉ biết ở khắp các phố phường Hà Thành trước kia đã có những gia đình chuyên sản xuất thủ công và buôn bán loại bánh này.
Qua quá trình lâu dài, bánh chả đã là một trong những món ăn vặt truyền thống của con người đất Hà Thành.
“Mùa lạnh lạnh này, ăn một miếng bánh chả, dùng thêm một ngụm trà; nếm trọn vị ngọt, bùi, thơm, béo ngậy của bánh chả thì còn gì bằng…”. Trong cái chớm lạnh đầu đông của Hà Nội những ngày này, ăn một miếng bánh chả vàng rộm; giòn tan trong miệng rồi đến cái dai dai, ngậy ngậy của mỡ đã trở thành một hương vị không thể lẫn với bất cứ loại bánh nào khác.
5. Trà sen
Mùa thu Hà Nội có hương cốm, thì mùa hè khách du lịch sẽ được đắm chìm trong vẻ đẹp thanh tao của sen Tây Hồ. Trong tiết trời gay gắt tháng 6 mùa hè, cũng là lúc hoa sen bắt đầu khoe sắc, cũng là lúc người ta thưởng thức những chén trà sen ngọt ngào xua tan đi cái nóng gay gắt của mùa hè.
Nếu chọn món trà sen Hồ Tây này làm quà tặng người phương xa, bạn hãy tư vấn cho người thân cách pha trà sao cho trà đượm vị nhất nhé.
Cách pha trà sen Hồ Tây đúng nhất là: ta sẽ dùng ấm sứ hoặc ấm tử sa tráng nước sôi cho ấm được nóng; dùng một thanh tre nhỏ để lấy trà thả vô ấm, chế nước sôi đã hạ xuống mức nhiệt từ 90 – 95 độ C để tránh làm trà bị nồng.
Tiếp đó, ta cần chế nước thành dòng lớn sao cho những lá trà theo cuộn nước mà quay vòng đều trong ấm; mình cần chế nước tới khi bọt dâng lên qua miệng ấm nhé. Ủ trong 10 giây rồi ta rót hết lượt nước trà đầu tiên này ra ấm chuyên; hay chén nhỏ và thưởng thức lượt nước đầu tiên này.
Tới lượt nước thứ hai, ta cần mở nắp ấm pha, dùng thanh tre ban nãy để đảo những lá trà lên cho tơi; và trà không bị om nhiệt thành ra vị nồng, rồi lấy gạo sen thả vào ấm và chế nước. Lượt nước thứ ba ta thả thêm tăm sen, lượt nước thứ tư thì tới đài sen màu vàng tước nhỏ.
Mỗi lượt nước là mỗi cung bậc vị trà thú vị khác nhau. Thưởng trà theo cách ấy bạn sẽ thấu hiểu cảm giác hạnh phúc của những người yêu trà khi được nhâm nhi những chén trà thực sự ngon.
Trà sen được chế biến rất cầu kì, nên khi thưởng thức trà du khách sẽ cảm nhận được cái tinh hoa; đậm đà lan tỏa trong miệng.

Trà sen
 
Bên trên