Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Nhìn bên ngoài chúng không có gì đặc biệt nhưng khi thưởng thức mới cảm nhận được độ ngon của nó.
Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng với văn hóa thưởng trà kéo dài hàng nghìn năm. Trong đó, một số loại trà hiếm được bán với mức giá đắt hơn cả vàng, chẳng hạn như trà Đại Hồng Bào.
Xuất xứ từ núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến, phía Nam Trung Quốc, trà Đại Hồng Bào được mệnh danh là vua các loại trà, nằm trong thập đại danh trà (10 loại trà danh tiếng) của đất nước tỷ dân. Đây là một loại trà ô long được trồng trên núi đá (được gọi là nham trà), có chất lượng thượng hạng, xa xưa chỉ dùng để tiến cung.
Trà Đại Hồng Bào "được cả hương lẫn sắc". Trà khô có màu đỏ nâu, khi pha, nước có màu vàng cam tươi. Mùi thơm được ví như hương hoa lan, có độ lưu hương cao và bền. Trong khi các loại trà nổi tiếng khác đã nhạt vị chỉ sau 7 lần thay nước thì trà Đại Hồng Bào sau 9 lần pha vẫn không mất đi hương vị đầu tiên. Trà có vị ngọt, thanh không lẫn với bất kỳ loại trà nào khác. Để có được ấm trà ngon, người pha phải sử dụng nước tinh khiết, sôi ở nhiệt độ 100 độ C. Những lần hãm sau, nước cũng phải đảm bảo ở nhiệt độ này, nếu không chất lượng trà sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài những lợi ích như thanh nhiệt, thải độc, giảm mệt mỏi, lợi tiểu, hạ sốt, chống say nắng, chống viêm, giảm béo, tốt cho hệ tiêu hóa... trà Đại Hồng Bào còn được chứng minh có nhiều công hiệu tốt như thuốc, gồm: ngăn ngừa ung thư, hạ lipid máu, chống lão hóa... Do đó, trong lịch sử, trà Đại Hồng Bào còn được dùng chữa bệnh cho các bậc vua chúa.
Núi Vũ Di, nơi sản sinh ra trà Đại Hồng Bào, được mệnh danh là đất trà bởi có nhiều loại trà nổi tiếng, trong đó Đại Hồng Bào là nổi tiếng nhất. Chúng mọc dạng bụi, cao khoảng hơn 2m, tán cây rậm rạp, cành khỏe, lá trà mùa hè có màu hơi đỏ, khi chín có màu xanh tươi. Mùa trà thường bắt đầu từ ngày 10/5 hàng năm.
Về sự tích của loại trà này, có khá nhiều truyền thuyết liên quan. Trong đó nổi tiếng nhất là câu chuyện về một sĩ tử lên kinh dự thi, khi đi qua núi Vũ Di không may bị bệnh nặng. Một nhà sư đã đưa cho vị sĩ tử một loại trà để uống và sau đó khỏi bệnh.
Sau khi đỗ trạng nguyên, ông trở lại chốn xưa để tạ ơn nhà sư cứu mình và đặt tên cho cây là Đại Hồng Bào, có nghĩa là áo khoác đỏ, ẩn dụ hình ảnh áo trạng nguyên. Sau đó, ông mang một ít trà từ cây này về kinh. Một thời gian sau, hoàng hậu lâm bệnh nặng, các thái y đều bó tay, không tìm ra cách chữa trị. Lúc này, vị trạng nguyên bèn mang loại trà quý từng cứu sống mình dâng lên vua, không ngờ có thể giúp hoàng hậu khỏi bệnh. Từ đó trở đi, trà Đại Hồng Bào trở nên nổi tiếng và trở thành loại trà tiến vua.
Tương truyền thời nhà Đường, Đại Hồng Bào từng được sử dụng làm quà tặng, biếu cao cấp. Đến thời nhà Nguyên, Đại Hồng Bào được lựa chọn là một trong những cống phẩm hảo hạng. Đến triều đại Vũ Nguyên Tông, người ta còn xây dựng một xưởng chế biến trà và vườn trà dành riêng cho Hoàng tộc.
Đến thế kỷ 18, đời vua Khang Hi, loại trà này lần đầu được giới thiệu tại châu Âu, sau đó còn xuất khẩu sang Bắc Mỹ và các nước Đông Nam Á. Sau khi được giới thiệu tại Châu Âu vào thế kỷ 18, rất nhiều người dân đã biết đến loại trà này với những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, hiện nay, cả Trung Quốc chỉ còn 6 cây trà Đại Hồng Bào cổ thụ, tuổi đời hơn 350 năm trên núi Vũ Di nên được gọi là cây trà mẹ. Chúng xuất hiện từ cuối đời nhà Minh, đầu nhà Thanh và vẫn sống khỏe mạnh trên núi Vũ Di. Nơi đây trở thành địa điểm du lịch khá nổi tiếng ở tỉnh Phúc Kiến. Vách núi đá bên cạnh những cây trà cổ thụ được sơn đỏ với dòng chữ "Đại Hồng Bào".
Để duy trì chất lượng nguyên bản, chính quyền Phúc Kiến và thành phố Vũ Di Sơn quyết định ngừng thu hoạch và "bảo dưỡng" 6 cây trà mẹ với hy vọng chúng có thể kéo dài tuổi thọ. Năm 2005 là vụ thu hoạch cuối cùng của giống trà đắt đỏ này.
Hiện trên thị trường còn rất ít lượng trà Đại Hồng Bào chính gốc nên loại trà này luôn được giới sành trà săn lùng. Từ những năm 1980, các nhà nông nghiệp Trung Quốc nhân bản thành công giống trà này nhưng sản lượng không nhiều, khiến đặc sản này trở nên quý hiếm, mỗi năm chỉ cho ra 600 gr thành phẩm.
Do quý hiếm nên giá thành của trà Đại Hồng Bào chưa bao giờ rẻ. Năm 1998, 20 gr thành phẩm của cây trà mẹ được bán tại Lễ hội nham trà Vũ Di với mức 156.800 tệ.
Năm 2002, trong một cuộc đấu giá đặc biệt tại Quảng Châu, một đại gia Trung Quốc đã bỏ ra 180.000 nhân dân tệ - tương đương 28.000 USD - chỉ để mua 20 gram loại trà đặc biệt này. So với giá vàng lúc ấy thì 1gr trà Đại Hồng Bào đổi được 90gr vàng.
Năm 2005, mức giá cho 20g trà đã lên tới 208.000 NDT, tương đương 10,4 triệu NDT/kg (37,4 tỷ VNĐ). Số tiền này hiện nay thừa sức mua được một căn biệt thự tại các thành phố thông thường ở Trung Quốc.
Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng với văn hóa thưởng trà kéo dài hàng nghìn năm. Trong đó, một số loại trà hiếm được bán với mức giá đắt hơn cả vàng, chẳng hạn như trà Đại Hồng Bào.
Xuất xứ từ núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến, phía Nam Trung Quốc, trà Đại Hồng Bào được mệnh danh là vua các loại trà, nằm trong thập đại danh trà (10 loại trà danh tiếng) của đất nước tỷ dân. Đây là một loại trà ô long được trồng trên núi đá (được gọi là nham trà), có chất lượng thượng hạng, xa xưa chỉ dùng để tiến cung.
Trà Đại Hồng Bào "được cả hương lẫn sắc". Trà khô có màu đỏ nâu, khi pha, nước có màu vàng cam tươi. Mùi thơm được ví như hương hoa lan, có độ lưu hương cao và bền. Trong khi các loại trà nổi tiếng khác đã nhạt vị chỉ sau 7 lần thay nước thì trà Đại Hồng Bào sau 9 lần pha vẫn không mất đi hương vị đầu tiên. Trà có vị ngọt, thanh không lẫn với bất kỳ loại trà nào khác. Để có được ấm trà ngon, người pha phải sử dụng nước tinh khiết, sôi ở nhiệt độ 100 độ C. Những lần hãm sau, nước cũng phải đảm bảo ở nhiệt độ này, nếu không chất lượng trà sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài những lợi ích như thanh nhiệt, thải độc, giảm mệt mỏi, lợi tiểu, hạ sốt, chống say nắng, chống viêm, giảm béo, tốt cho hệ tiêu hóa... trà Đại Hồng Bào còn được chứng minh có nhiều công hiệu tốt như thuốc, gồm: ngăn ngừa ung thư, hạ lipid máu, chống lão hóa... Do đó, trong lịch sử, trà Đại Hồng Bào còn được dùng chữa bệnh cho các bậc vua chúa.
Núi Vũ Di, nơi sản sinh ra trà Đại Hồng Bào, được mệnh danh là đất trà bởi có nhiều loại trà nổi tiếng, trong đó Đại Hồng Bào là nổi tiếng nhất. Chúng mọc dạng bụi, cao khoảng hơn 2m, tán cây rậm rạp, cành khỏe, lá trà mùa hè có màu hơi đỏ, khi chín có màu xanh tươi. Mùa trà thường bắt đầu từ ngày 10/5 hàng năm.
Về sự tích của loại trà này, có khá nhiều truyền thuyết liên quan. Trong đó nổi tiếng nhất là câu chuyện về một sĩ tử lên kinh dự thi, khi đi qua núi Vũ Di không may bị bệnh nặng. Một nhà sư đã đưa cho vị sĩ tử một loại trà để uống và sau đó khỏi bệnh.
Sau khi đỗ trạng nguyên, ông trở lại chốn xưa để tạ ơn nhà sư cứu mình và đặt tên cho cây là Đại Hồng Bào, có nghĩa là áo khoác đỏ, ẩn dụ hình ảnh áo trạng nguyên. Sau đó, ông mang một ít trà từ cây này về kinh. Một thời gian sau, hoàng hậu lâm bệnh nặng, các thái y đều bó tay, không tìm ra cách chữa trị. Lúc này, vị trạng nguyên bèn mang loại trà quý từng cứu sống mình dâng lên vua, không ngờ có thể giúp hoàng hậu khỏi bệnh. Từ đó trở đi, trà Đại Hồng Bào trở nên nổi tiếng và trở thành loại trà tiến vua.
Tương truyền thời nhà Đường, Đại Hồng Bào từng được sử dụng làm quà tặng, biếu cao cấp. Đến thời nhà Nguyên, Đại Hồng Bào được lựa chọn là một trong những cống phẩm hảo hạng. Đến triều đại Vũ Nguyên Tông, người ta còn xây dựng một xưởng chế biến trà và vườn trà dành riêng cho Hoàng tộc.
Đến thế kỷ 18, đời vua Khang Hi, loại trà này lần đầu được giới thiệu tại châu Âu, sau đó còn xuất khẩu sang Bắc Mỹ và các nước Đông Nam Á. Sau khi được giới thiệu tại Châu Âu vào thế kỷ 18, rất nhiều người dân đã biết đến loại trà này với những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, hiện nay, cả Trung Quốc chỉ còn 6 cây trà Đại Hồng Bào cổ thụ, tuổi đời hơn 350 năm trên núi Vũ Di nên được gọi là cây trà mẹ. Chúng xuất hiện từ cuối đời nhà Minh, đầu nhà Thanh và vẫn sống khỏe mạnh trên núi Vũ Di. Nơi đây trở thành địa điểm du lịch khá nổi tiếng ở tỉnh Phúc Kiến. Vách núi đá bên cạnh những cây trà cổ thụ được sơn đỏ với dòng chữ "Đại Hồng Bào".
Để duy trì chất lượng nguyên bản, chính quyền Phúc Kiến và thành phố Vũ Di Sơn quyết định ngừng thu hoạch và "bảo dưỡng" 6 cây trà mẹ với hy vọng chúng có thể kéo dài tuổi thọ. Năm 2005 là vụ thu hoạch cuối cùng của giống trà đắt đỏ này.
Hiện trên thị trường còn rất ít lượng trà Đại Hồng Bào chính gốc nên loại trà này luôn được giới sành trà săn lùng. Từ những năm 1980, các nhà nông nghiệp Trung Quốc nhân bản thành công giống trà này nhưng sản lượng không nhiều, khiến đặc sản này trở nên quý hiếm, mỗi năm chỉ cho ra 600 gr thành phẩm.
Do quý hiếm nên giá thành của trà Đại Hồng Bào chưa bao giờ rẻ. Năm 1998, 20 gr thành phẩm của cây trà mẹ được bán tại Lễ hội nham trà Vũ Di với mức 156.800 tệ.
Năm 2002, trong một cuộc đấu giá đặc biệt tại Quảng Châu, một đại gia Trung Quốc đã bỏ ra 180.000 nhân dân tệ - tương đương 28.000 USD - chỉ để mua 20 gram loại trà đặc biệt này. So với giá vàng lúc ấy thì 1gr trà Đại Hồng Bào đổi được 90gr vàng.
Năm 2005, mức giá cho 20g trà đã lên tới 208.000 NDT, tương đương 10,4 triệu NDT/kg (37,4 tỷ VNĐ). Số tiền này hiện nay thừa sức mua được một căn biệt thự tại các thành phố thông thường ở Trung Quốc.