Các nhà sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản như Toyota, Nissan, Honda sẽ hợp tác để tập hợp chuyên môn trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI) và chất bán dẫn, nhằm phát triển phần mềm cho xe thế hệ tiếp theo.
Xe điện Lexus LF-ZC của Toyota dự kiến ra mắt năm 2026 được trang bị khả năng xác định bằng phần mềm SDV - Ảnh chụp màn hình Nikkei
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản dự kiến công bố chiến lược “Chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành ô tô” (Mobility DX Strategy), trong đó kêu gọi các nhà sản xuất ô tô hợp tác trong khuôn khổ lộ trình phát triển ô tô thế hệ tiếp theo đến những năm 2030.
Theo đó, các hãng này sẽ ký kết chiến lược khởi động hợp tác, với hy vọng giảm chi phí phát triển trong cuộc đua số hóa cạnh tranh khốc liệt.
Chiến lược này tập trung vào các “phương tiện xác định bằng phần mềm” (SDV), một khái niệm trong đó chức năng của phương tiện được cải thiện thông qua phần mềm thay vì phần cứng như động cơ và các bộ phận.
Đơn cử, một chiếc ô tô không có công nghệ tự lái có thể được cung cấp chức năng đó bằng bản cập nhật phần mềm.
Một số vấn đề kỹ thuật cũng có thể được khắc phục bằng bản cập nhật, tương tự như điện thoại thông minh. Một số mẫu xe điện hiện có trên thị trường của Tesla và BYD của Trung Quốc đều có những tính năng này.
Khi công nghệ bán dẫn và AI phát triển, cách các nhà sản xuất ô tô phản ứng với xu hướng phần mềm sẽ có tác động lớn đến khả năng cạnh tranh toàn cầu của họ.
Toyota, Nissan và những hãng khác có kế hoạch ra mắt SDV từ năm 2025. Nếu công nghệ SDV trở nên phổ biến hơn, các nhà sản xuất ô tô sẽ có thể gặt hái doanh thu từ các bản cập nhật phần mềm mới thay vì chỉ bán xe.
Trái lại, nếu Nhật Bản tụt hậu trong việc phát triển phần mềm ô tô, các ngành liên quan như phụ tùng và vật liệu có thể bị ảnh hưởng nặng nề.
Hiện Chính phủ Nhật Bản đang khuyến khích các nhà sản xuất ô tô nội địa hợp tác trong 7 lĩnh vực để hỗ trợ phát triển và mở rộng thị trường.
Các lĩnh vực đó bao gồm chất bán dẫn; giao diện lập trình ứng dụng (API) liên kết phần mềm và hệ thống xe; mô phỏng thực hiện thiết kế và lái thử trong môi trường ảo; AI tạo sinh có thể cho phép kiểm tra tự động; các biện pháp an ninh chống lại các cuộc tấn công mạng; bản đồ 3D có độ chính xác cao để lái xe tự động và công nghệ đo khoảng cách giữa các phương tiện và đồ vật hoặc người đi bộ (LiDar).
Xe điện Lexus LF-ZC của Toyota dự kiến ra mắt năm 2026 được trang bị khả năng xác định bằng phần mềm SDV - Ảnh chụp màn hình Nikkei
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản dự kiến công bố chiến lược “Chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành ô tô” (Mobility DX Strategy), trong đó kêu gọi các nhà sản xuất ô tô hợp tác trong khuôn khổ lộ trình phát triển ô tô thế hệ tiếp theo đến những năm 2030.
Theo đó, các hãng này sẽ ký kết chiến lược khởi động hợp tác, với hy vọng giảm chi phí phát triển trong cuộc đua số hóa cạnh tranh khốc liệt.
Chiến lược này tập trung vào các “phương tiện xác định bằng phần mềm” (SDV), một khái niệm trong đó chức năng của phương tiện được cải thiện thông qua phần mềm thay vì phần cứng như động cơ và các bộ phận.
Đơn cử, một chiếc ô tô không có công nghệ tự lái có thể được cung cấp chức năng đó bằng bản cập nhật phần mềm.
Một số vấn đề kỹ thuật cũng có thể được khắc phục bằng bản cập nhật, tương tự như điện thoại thông minh. Một số mẫu xe điện hiện có trên thị trường của Tesla và BYD của Trung Quốc đều có những tính năng này.
Khi công nghệ bán dẫn và AI phát triển, cách các nhà sản xuất ô tô phản ứng với xu hướng phần mềm sẽ có tác động lớn đến khả năng cạnh tranh toàn cầu của họ.
Toyota, Nissan và những hãng khác có kế hoạch ra mắt SDV từ năm 2025. Nếu công nghệ SDV trở nên phổ biến hơn, các nhà sản xuất ô tô sẽ có thể gặt hái doanh thu từ các bản cập nhật phần mềm mới thay vì chỉ bán xe.
Trái lại, nếu Nhật Bản tụt hậu trong việc phát triển phần mềm ô tô, các ngành liên quan như phụ tùng và vật liệu có thể bị ảnh hưởng nặng nề.
Hiện Chính phủ Nhật Bản đang khuyến khích các nhà sản xuất ô tô nội địa hợp tác trong 7 lĩnh vực để hỗ trợ phát triển và mở rộng thị trường.
Các lĩnh vực đó bao gồm chất bán dẫn; giao diện lập trình ứng dụng (API) liên kết phần mềm và hệ thống xe; mô phỏng thực hiện thiết kế và lái thử trong môi trường ảo; AI tạo sinh có thể cho phép kiểm tra tự động; các biện pháp an ninh chống lại các cuộc tấn công mạng; bản đồ 3D có độ chính xác cao để lái xe tự động và công nghệ đo khoảng cách giữa các phương tiện và đồ vật hoặc người đi bộ (LiDar).