Nguyễn May
Well-known member
Sách "Đại náo nhà ông ngoại" của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy lấy bối cảnh đại dịch, gợi nhớ tuổi thơ với những trò nghịch ngợm.
Hồi tháng 10, tác phẩm đoạt giải Sách Hay hạng mục sách thiếu nhi. Nội dung xoay quanh bốn bạn nhỏ: Mắt To, Gấu Trúc, Mắt Híp, Ngúng Nguẩy. Cả bốn người quen với lối sống ở thành phố, thích đồ ăn nhanh, thích chơi đồ công nghệ điện tử. Thời dịch, các bạn có cơ hội về quê chơi, khám phá cuộc sống chưa từng biết đến.
Bìa "Đại náo nhà ông ngoại", sách 236 trang. Ảnh: NXB Kim Đồng
Mỗi phần trong sách là một câu chuyện của nhóm trẻ, mang giọng văn hài hước, có cả chơi chữ như Hacker mũ đen, Cũng là một cách toang thôi, Loài chim và sự bất hợp lý nhan sắc, Ngoại trưởng thì càng cần phải biết. Đó là chuyện len lén rủ nhau đi thám hiểm vườn thuốc nam của bà ngoại vốn là bác sĩ đông y và thay đổi hết các bảng biển đề tên cây thuốc. Với sự ngây thơ tò mò, bọn trẻ muốn làm "phép thử" để xem liệu bà ngoại có quên mất các tên cây thuốc hay không.
Sách còn đề cập đến việc các bé thử làm "hacker" lấy mật mã máy tính của người cậu Ti Toe để thỏa sức chơi game và rồi tai họa xảy ra khi virus xâm nhập vào máy tính. Con chó Bo Bo - thú cưng của mợ Mũm Mĩm - có màu lông nâu bị đổi sang màu lông đen sì bằng thuốc nhuộm tóc của bà ngoại.
Sau Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa, nhà văn Nguyễn Xuân Thủy lồng ghép phẩm chất người lính qua cuốn sách lần này. Điển hình là đoạn miêu tả chiếc tivi bị cậu bé Mắt To sút thủng màn hình khiến cho "chỗ màn hình bị vỡ tạo ra một khoảng đen ngòm như vết súng, đã thế từ đó lại kéo dài một vệt vỡ sắc nét và mảnh tạo thành hình như chiếc lưỡi lê kép to bằng hai ngón tay người lớn gắn vào nòng súng trổ xuôi mãi xuống đến hết màn hình mới vừa xinh thót lại tạo hình mũi nhọn của lưỡi lê".
Nhân vật chú Hạ, bố của Gõ Kiến, là bộ đội thuộc lực lượng tăng thiết giáp tham gia chống dịch, mới được về thăm nhà. Chú không có mặt khi em Gõ Kiến được sinh ra, mà xung trận với nhiệm vụ mới, giúp người dân phòng dịch. Hay chuyện ông Ngoại trưởng Mỹ ghé thăm nhà ông ngoại và ký ức về những trận ném bom từ máy bay B52 của Mỹ xuống Hà Nội vẫn sống động qua lời kể của ông, vốn là cựu chiến binh.
Tác giả quan niệm những trò nghịch ngợm là cách thức tốt nhất để giáo dục trẻ em, đồng thời khiến người lớn phải nhìn lại cách ứng xử, giáo dục với con cháu đã phù hợp hay chưa. Sự độc đáo của tác phẩm nằm ở lối viết tạo những tình huống "đại náo" liên hoàn mà hợp lý, phản ánh cuộc sống tuổi thơ của nhiều em nhỏ nơi thành thị.
Xuân Thủy chọn lối viết mang tính vui tươi, nhẹ nhàng, giàu chất tự sự qua con mắt nhìn trẻ thơ, ngay cả những trò "nghịch dại". Cô nàng Mắt Híp uống nhầm thuốc ngủ, làm cho cả nhà náo loạn được kể lại bằng giọng điệu hài hước. Người lớn vừa sốt sắng lo cho Mắt Híp vừa trách móc, đổ lỗi cho nhau đã không cẩn trọng trong việc quản lý, trông coi tủ thuốc gia đình. Sau mỗi sự cố, ông bà luôn có câu dọa quen thuộc là sẽ trả các cháu về với bố mẹ chúng, để rồi sau vài câu giáo dục, răn dạy, lại mau chóng tha thứ như vòng tròn yêu thương bất tận.
Tác phẩm cho thấy quá trình hình thành và phát triển tâm lý của trẻ qua các cung bậc cảm xúc. Mắt To và những anh chị em họ của cậu may mắn có quá trình trưởng thành đẹp đẽ, trong vòng tay ấm áp yêu thương của gia đình, họ hàng ruột thịt. Sách có đoạn: "Người ta nói rằng thế giới đã biến đổi thật rồi, và nó sẽ chẳng thể nào trở về như cũ nữa. Cũng giống như trẻ con khi đã lớn lên, khi đã thành người lớn thì chẳng bao giờ có thể trở về làm trẻ con được nữa. Còn người lớn khi đã già chẳng thể trở về thời tuổi trẻ được nữa. Như thế kể cũng buồn".
Tác giả Nguyễn Xuân Thủy. Ảnh: Thiên Kim
Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt - đại diện ban tổ chức Giải Sách Hay 2024 - cho rằng tác phẩm là lời nhắc nhở độc giả về "vai trò vị trí quan trọng của gia đình trong thời đại ngày nay. Câu chuyện cho thấy thông điệp: Trẻ em luôn cần cha mẹ, ông bà, qua đó 'đánh thức' mọi người về sự gắn kết gia đình".
Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy, 47 tuổi, sinh tại Phú Thọ. Anh từng công tác tại báo Phòng không - Không quân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hiện tác giả làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nguyễn Xuân Thủy viết đa dạng thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký.
Anh từng gặt hái nhiều giải thưởng văn học: Giải thưởng 5 năm Bộ Quốc phòng cho tiểu thuyết Biển xanh màu lá, giải A cuộc thi bút ký của tạp chí Nhà văn 2007-2009 (bút ký Khát vọng dưới đỉnh Fansipan), giải A cuộc thi tiểu thuyết, truyện và ký đề tài Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống do Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an phối hợp tổ chức (tiểu thuyết Sát thủ online), giải Vàng Sách hay toàn quốc 2012 (tập sách thiếu nhi Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa).
Hồi tháng 10, tác phẩm đoạt giải Sách Hay hạng mục sách thiếu nhi. Nội dung xoay quanh bốn bạn nhỏ: Mắt To, Gấu Trúc, Mắt Híp, Ngúng Nguẩy. Cả bốn người quen với lối sống ở thành phố, thích đồ ăn nhanh, thích chơi đồ công nghệ điện tử. Thời dịch, các bạn có cơ hội về quê chơi, khám phá cuộc sống chưa từng biết đến.
Bìa "Đại náo nhà ông ngoại", sách 236 trang. Ảnh: NXB Kim Đồng
Mỗi phần trong sách là một câu chuyện của nhóm trẻ, mang giọng văn hài hước, có cả chơi chữ như Hacker mũ đen, Cũng là một cách toang thôi, Loài chim và sự bất hợp lý nhan sắc, Ngoại trưởng thì càng cần phải biết. Đó là chuyện len lén rủ nhau đi thám hiểm vườn thuốc nam của bà ngoại vốn là bác sĩ đông y và thay đổi hết các bảng biển đề tên cây thuốc. Với sự ngây thơ tò mò, bọn trẻ muốn làm "phép thử" để xem liệu bà ngoại có quên mất các tên cây thuốc hay không.
Sách còn đề cập đến việc các bé thử làm "hacker" lấy mật mã máy tính của người cậu Ti Toe để thỏa sức chơi game và rồi tai họa xảy ra khi virus xâm nhập vào máy tính. Con chó Bo Bo - thú cưng của mợ Mũm Mĩm - có màu lông nâu bị đổi sang màu lông đen sì bằng thuốc nhuộm tóc của bà ngoại.
Sau Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa, nhà văn Nguyễn Xuân Thủy lồng ghép phẩm chất người lính qua cuốn sách lần này. Điển hình là đoạn miêu tả chiếc tivi bị cậu bé Mắt To sút thủng màn hình khiến cho "chỗ màn hình bị vỡ tạo ra một khoảng đen ngòm như vết súng, đã thế từ đó lại kéo dài một vệt vỡ sắc nét và mảnh tạo thành hình như chiếc lưỡi lê kép to bằng hai ngón tay người lớn gắn vào nòng súng trổ xuôi mãi xuống đến hết màn hình mới vừa xinh thót lại tạo hình mũi nhọn của lưỡi lê".
Nhân vật chú Hạ, bố của Gõ Kiến, là bộ đội thuộc lực lượng tăng thiết giáp tham gia chống dịch, mới được về thăm nhà. Chú không có mặt khi em Gõ Kiến được sinh ra, mà xung trận với nhiệm vụ mới, giúp người dân phòng dịch. Hay chuyện ông Ngoại trưởng Mỹ ghé thăm nhà ông ngoại và ký ức về những trận ném bom từ máy bay B52 của Mỹ xuống Hà Nội vẫn sống động qua lời kể của ông, vốn là cựu chiến binh.
Tác giả quan niệm những trò nghịch ngợm là cách thức tốt nhất để giáo dục trẻ em, đồng thời khiến người lớn phải nhìn lại cách ứng xử, giáo dục với con cháu đã phù hợp hay chưa. Sự độc đáo của tác phẩm nằm ở lối viết tạo những tình huống "đại náo" liên hoàn mà hợp lý, phản ánh cuộc sống tuổi thơ của nhiều em nhỏ nơi thành thị.
Xuân Thủy chọn lối viết mang tính vui tươi, nhẹ nhàng, giàu chất tự sự qua con mắt nhìn trẻ thơ, ngay cả những trò "nghịch dại". Cô nàng Mắt Híp uống nhầm thuốc ngủ, làm cho cả nhà náo loạn được kể lại bằng giọng điệu hài hước. Người lớn vừa sốt sắng lo cho Mắt Híp vừa trách móc, đổ lỗi cho nhau đã không cẩn trọng trong việc quản lý, trông coi tủ thuốc gia đình. Sau mỗi sự cố, ông bà luôn có câu dọa quen thuộc là sẽ trả các cháu về với bố mẹ chúng, để rồi sau vài câu giáo dục, răn dạy, lại mau chóng tha thứ như vòng tròn yêu thương bất tận.
Tác phẩm cho thấy quá trình hình thành và phát triển tâm lý của trẻ qua các cung bậc cảm xúc. Mắt To và những anh chị em họ của cậu may mắn có quá trình trưởng thành đẹp đẽ, trong vòng tay ấm áp yêu thương của gia đình, họ hàng ruột thịt. Sách có đoạn: "Người ta nói rằng thế giới đã biến đổi thật rồi, và nó sẽ chẳng thể nào trở về như cũ nữa. Cũng giống như trẻ con khi đã lớn lên, khi đã thành người lớn thì chẳng bao giờ có thể trở về làm trẻ con được nữa. Còn người lớn khi đã già chẳng thể trở về thời tuổi trẻ được nữa. Như thế kể cũng buồn".
Tác giả Nguyễn Xuân Thủy. Ảnh: Thiên Kim
Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt - đại diện ban tổ chức Giải Sách Hay 2024 - cho rằng tác phẩm là lời nhắc nhở độc giả về "vai trò vị trí quan trọng của gia đình trong thời đại ngày nay. Câu chuyện cho thấy thông điệp: Trẻ em luôn cần cha mẹ, ông bà, qua đó 'đánh thức' mọi người về sự gắn kết gia đình".
Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy, 47 tuổi, sinh tại Phú Thọ. Anh từng công tác tại báo Phòng không - Không quân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hiện tác giả làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nguyễn Xuân Thủy viết đa dạng thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký.
Anh từng gặt hái nhiều giải thưởng văn học: Giải thưởng 5 năm Bộ Quốc phòng cho tiểu thuyết Biển xanh màu lá, giải A cuộc thi bút ký của tạp chí Nhà văn 2007-2009 (bút ký Khát vọng dưới đỉnh Fansipan), giải A cuộc thi tiểu thuyết, truyện và ký đề tài Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống do Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an phối hợp tổ chức (tiểu thuyết Sát thủ online), giải Vàng Sách hay toàn quốc 2012 (tập sách thiếu nhi Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa).