Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Hình ảnh đám mây bao trùm trên đỉnh núi Chứa Chan tạo hình đĩa bay khổng lồ khiến nhiều người thích thú.
Với độ cao 837 m, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau Núi Bà Đen ở Tây Ninh, đỉnh Chứa Chan cũng sở hữu cảnh sắc thiên nhiên ấn tượng. Ngày 21.4 xuất hiện mũ mây ở đây, nhiều hình ảnh đẹp siêu thực về núi Chứa Chan tiếp tục được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi.
Đây không phải là hiện tượng hiếm hoi, nhưng hình ảnh đám mây khổng lồ ngưng tụ và bao phủ trên đỉnh núi sừng sững như chiếc đĩa bay vẫn khiến nhiều người kinh ngạc và thích thú.
Mũ mây bồng bềnh trên đỉnh núi Chứa Chan được ghi nhận vào ngày 22.4. Ảnh: Trung Võ
Anh Phạm Minh Khánh (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) cho biết: “Lâu rồi tôi mới nhìn thấy một đám mây khổng lồ bao phủ đỉnh núi đẹp như vậy. Dù ở cách xa hàng chục km tôi vẫn nhìn thấy rất rõ”.
Hiện tượng mây thấu kính xuất hiện khi gió mang hơi ẩm di chuyển gặp núi bị cản lại sẽ tràn lên cao gặp không khí lạnh và ngưng tụ. Những đỉnh núi càng cao, nhiệt độ càng thấp, mây càng dễ đạt được ngưỡng để ngưng tụ.
Tại Nam bộ, 2 ngọn núi cao nhất là núi Bà Đen, Tây Ninh (986m) và núi Chứa Chan, Đồng Nai (837m) là nơi hay xảy ra hiện tượng mây hiếm gặp này nhất.
Núi Chứa Chan được bao phủ bởi hệ sinh thái rừng đa dạng, những vách đá cheo leo ẩn mình dưới tán cây cổ thụ và những dòng suối trong vắt. Ảnh: Trung Võ
Nhiều người dân huyện Xuân Lộc, Đồng Nai lại cho rằng hiện tượng mũ mây là một điềm lành báo hiệu những thay đổi lột xác của nơi vốn được mệnh danh là “đệ nhị thiên sơn” này.
Từ trên đỉnh núi, du khách có thể chiêm ngưỡng bức tranh toàn cảnh ngoạn mục của vùng đồng bằng Đông Nam Bộ, với những cánh đồng lúa bạt ngàn.
Rất nhiều tấm hình với góc nhìn đẹp “không góc chết” về núi Chứa Chan cũng đang được cộng đồng tìm kiếm và lan tỏa. Đặc biệt, góc nhìn từ hồ Núi Le khiến cộng đồng vô cùng thích thú bởi vẻ đẹp “sơn thuỷ hữu tình”. Khoảnh khắc được nhiều người săn đón nhất là hoàng hôn, khi mặt hồ như được dát vàng, ngọn núi cao nhất Đồng Nai in bóng xuống hồ mang một vẻ đẹp siêu thực.
Nằm tại thị trấn Sông Ray, huyện Xuân Lộc, diện tích rộng mặt hồ rộng 90 ha, hồ Núi Le như một tấm gương khổng lồ phản chiếu vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn núi Chứa Chan giữa bầu trời trong vắt của Xuân Lộc. Ảnh: Trung Võ
Núi Chứa Chan còn là điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Đồng Nai. Nằm ở lưng chừng núi, chùa Bửu Quang được biết đến với tên gọi chùa Gia Lào, là ngôi chùa cổ có từ đầu thế kỷ 20 nằm trong một hang đá tự nhiên có hình dáng uốn lượn như miệng rồng.
Bên cạnh chùa Gia Lào, núi Chứa Chan còn có các công trình tâm linh khác như chùa Lâm Sơn, chùa Linh Sơn và đặc biệt là cây đa ba gốc một ngọn - một biểu tượng linh thiêng gắn liền với nhiều câu chuyện huyền bí, thu hút du khách đến chiêm bái.
Hàng năm, điểm đến tâm linh này hút hàng ngàn Phật tử và du khách tìm đến chiêm bái. Hiện nay, để đến được với ngôi chùa này, du khách có thể leo bộ, qua hàng trăm bậc thang hoặc di chuyển bằng cáp treo.
Vừa qua, Đồng Nai chính thức khởi động Dự án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí núi Chứa Chan tại huyện Xuân Lộc. Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc) có tổng mức đầu tư 18.000 tỉ đồng, quy hoạch thêm 3 tuyến cáp treo lên đỉnh núi. Dự án này được kỳ vọng phát triển kết hợp hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên, tôn vinh giá trị tâm linh và nâng cấp hạ tầng hiện đại cho địa phương.
Với độ cao 837 m, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau Núi Bà Đen ở Tây Ninh, đỉnh Chứa Chan cũng sở hữu cảnh sắc thiên nhiên ấn tượng. Ngày 21.4 xuất hiện mũ mây ở đây, nhiều hình ảnh đẹp siêu thực về núi Chứa Chan tiếp tục được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi.
Đây không phải là hiện tượng hiếm hoi, nhưng hình ảnh đám mây khổng lồ ngưng tụ và bao phủ trên đỉnh núi sừng sững như chiếc đĩa bay vẫn khiến nhiều người kinh ngạc và thích thú.

Anh Phạm Minh Khánh (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) cho biết: “Lâu rồi tôi mới nhìn thấy một đám mây khổng lồ bao phủ đỉnh núi đẹp như vậy. Dù ở cách xa hàng chục km tôi vẫn nhìn thấy rất rõ”.
Hiện tượng mây thấu kính xuất hiện khi gió mang hơi ẩm di chuyển gặp núi bị cản lại sẽ tràn lên cao gặp không khí lạnh và ngưng tụ. Những đỉnh núi càng cao, nhiệt độ càng thấp, mây càng dễ đạt được ngưỡng để ngưng tụ.
Tại Nam bộ, 2 ngọn núi cao nhất là núi Bà Đen, Tây Ninh (986m) và núi Chứa Chan, Đồng Nai (837m) là nơi hay xảy ra hiện tượng mây hiếm gặp này nhất.

Nhiều người dân huyện Xuân Lộc, Đồng Nai lại cho rằng hiện tượng mũ mây là một điềm lành báo hiệu những thay đổi lột xác của nơi vốn được mệnh danh là “đệ nhị thiên sơn” này.
Từ trên đỉnh núi, du khách có thể chiêm ngưỡng bức tranh toàn cảnh ngoạn mục của vùng đồng bằng Đông Nam Bộ, với những cánh đồng lúa bạt ngàn.
Rất nhiều tấm hình với góc nhìn đẹp “không góc chết” về núi Chứa Chan cũng đang được cộng đồng tìm kiếm và lan tỏa. Đặc biệt, góc nhìn từ hồ Núi Le khiến cộng đồng vô cùng thích thú bởi vẻ đẹp “sơn thuỷ hữu tình”. Khoảnh khắc được nhiều người săn đón nhất là hoàng hôn, khi mặt hồ như được dát vàng, ngọn núi cao nhất Đồng Nai in bóng xuống hồ mang một vẻ đẹp siêu thực.

Núi Chứa Chan còn là điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Đồng Nai. Nằm ở lưng chừng núi, chùa Bửu Quang được biết đến với tên gọi chùa Gia Lào, là ngôi chùa cổ có từ đầu thế kỷ 20 nằm trong một hang đá tự nhiên có hình dáng uốn lượn như miệng rồng.
Bên cạnh chùa Gia Lào, núi Chứa Chan còn có các công trình tâm linh khác như chùa Lâm Sơn, chùa Linh Sơn và đặc biệt là cây đa ba gốc một ngọn - một biểu tượng linh thiêng gắn liền với nhiều câu chuyện huyền bí, thu hút du khách đến chiêm bái.
Hàng năm, điểm đến tâm linh này hút hàng ngàn Phật tử và du khách tìm đến chiêm bái. Hiện nay, để đến được với ngôi chùa này, du khách có thể leo bộ, qua hàng trăm bậc thang hoặc di chuyển bằng cáp treo.
Vừa qua, Đồng Nai chính thức khởi động Dự án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí núi Chứa Chan tại huyện Xuân Lộc. Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc) có tổng mức đầu tư 18.000 tỉ đồng, quy hoạch thêm 3 tuyến cáp treo lên đỉnh núi. Dự án này được kỳ vọng phát triển kết hợp hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên, tôn vinh giá trị tâm linh và nâng cấp hạ tầng hiện đại cho địa phương.