Nguyễn May
Well-known member
Những chiếc bánh bé xíu dẻo thơm hương bột gạo, giòn tan miếng tóp mỡ, ngọt vị của tôm chấy hòa trong chén nước mắm cay làm người ăn phải xuýt xoa khi thưởng thức.
Không ai biết bánh bèo bắt đầu từ đâu. Gọi là bánh bèo, một phần đơn giản vì hình dạng của nó mỏng mảnh, tròn trịa như áng bèo. Bánh bèo Huế đúng nghĩa với nguyên ý chữ "bèo". Có thể là cách chơi chữ của dân gian bởi giá nó cũng “bèo bọt” như vậy. Tuy bình dị nhưng bánh bèo lại trở thành món đặc sản nổi tiếng xứ Huế bấy lâu nay.
Dân gian Huế thường nhắc đến món bánh này bằng một cách thú vị rằng “Con quạ hắn đậu chuồng heo/ Hắn kêu ơi mụ Sỏi bánh bèo đã chín chưa?”. Sự chân quê, dân dã nơi món bánh bèo xứ Huế bộc lộ từ nguyên liệu, quá trình chế biến đến cách thưởng thức.
Bánh bèo ngon hơn khi ăn kèm ớt chưng Huế
Để có một chiếc bánh bèo đủ sự dẻo, mềm và thơm ngon, người làm bánh phải chọn loại gạo còn thơm hương lúa mới. Trước khi đem xay, gạo được vo sạch, ngâm nước khá lâu. Sau đó, người ta pha trộn gạo được xay mịn thành bột với nước trong để cân đối độ dẻo, mềm của bánh.
Bột đã pha trộn được đổ vào từng chén nhỏ bằng nắm tay rồi mang đi hấp. Những “mẹo nghề” tinh tế nơi cách đổ bánh, hấp bánh của người thợ quyết định phần lớn chất lượng bánh bèo. Khi người làm bánh thoa một lớp dầu nhẹ lên thành chén trước khi đổ bột vào, bánh sẽ không dính và láng lẫy hơn. Đặc biệt, muốn bánh chín đều và có màu trắng sữa, người thợ phải canh lửa thật lớn khi hấp. Chỉ cần lửa nhỏ một chút, nước không đủ độ sôi, chiếc bánh sẽ bị sượng, không chín hết bột trên chén bánh.
Khác với bánh bèo miền Nam, bánh bèo Huế có nhuỵ là tôm giã nhuyễn, rang vừa đủ độ cháy và khô. Ăn kèm còn có tóp mỡ Huế giòn rụm. Phần nhuỵ đó tạo sự bắt mắt và độc đáo nơi đĩa đầy chiếc bánh bèo xứ Huế. Bánh bèo ăn cùng nước mắm được pha đầy ớt cay vị Huế. Nước dùng này thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Vị nước mắm pha xong không mặn, cũng không nhạt. Nó phải hơi ngọt một chút và dậy lên mùi thơm cay của ớt để đủ đánh thức vị giác của người dùng.
Có dịp ghé Huế, du khách mới có thể cảm nhận rõ sự gắn bó rất đặc biệt của bánh bèo với đời sống hằng ngày của người dân Cố đô. Với người Huế, bánh bèo thường để ăn vào bữa lỡ xế chiều. Bởi khi thưởng thức món ăn này, người ta có cảm giác như đang “ăn đấy mà như chơi”. Người Huế ăn chỉ lấy hương lấy hoa. Đây một nghệ thuật trong ẩm thực Cố đô. Bánh bèo cũng vậy, điều đó gây cảm giác cho thực khách dù đã ăn cũng chỉ như nhấm nháp, chưa thấm vào đâu. Và chắc chắn phải thử lại nhiều lần nữa.
Bánh bèo ẩn chứa bao câu chuyện của người Cố đô
Ẩn sâu trong chiếc bánh bèo nhỏ xinh là nguồn cảm hứng cho những câu chuyện, kỷ niệm trong cuộc sống hàng ngày của bao người Huế. Món ăn này làm những đứa trẻ xa nhà như tôi nhớ về những buổi trưa hè tỉnh giấc muộn, giữa tiếng ve kêu, tôi được mẹ cho đĩa bánh bèo. Hay con gái Huế chúng tôi thường được ví là bánh bèo. Có lẽ bởi sự dịu dàng, nhẹ nhàng như chính món bánh này. Hay suy nghĩ quen thuộc của người dân quê Huế rằng: “Yêu thương một đứa nhỏ, sau lớn lên nó làm có tiền nó mua bánh bèo cho”. Lối suy nghĩ ấy cho thấy một sự trân trọng, nâng niu và giá trị tình cảm ẩn sau bên trong chiếc bánh bèo xứ Huế.
Đủ đầy những hương vị dẻo, giòn, cay, ngọt từ đĩa bánh bèo xứ Huế. Ở đó có sự giao thoa những nét ẩm thực dân dã chốn Thần kinh xưa. Trắng tinh sắc bột gạo từ đồng quê. Đậm đà từ tôm chấy, hành phi. Tóp mỡ thơm béo xen lẫn cay nồng mắm ớt. Tất cả gói gọn trong đĩa bánh bèo xứ Huế - chân quê, dân dã mà đầy nhớ nhung của cả người dân Huế và du khách bốn phương.
Không ai biết bánh bèo bắt đầu từ đâu. Gọi là bánh bèo, một phần đơn giản vì hình dạng của nó mỏng mảnh, tròn trịa như áng bèo. Bánh bèo Huế đúng nghĩa với nguyên ý chữ "bèo". Có thể là cách chơi chữ của dân gian bởi giá nó cũng “bèo bọt” như vậy. Tuy bình dị nhưng bánh bèo lại trở thành món đặc sản nổi tiếng xứ Huế bấy lâu nay.
Dân gian Huế thường nhắc đến món bánh này bằng một cách thú vị rằng “Con quạ hắn đậu chuồng heo/ Hắn kêu ơi mụ Sỏi bánh bèo đã chín chưa?”. Sự chân quê, dân dã nơi món bánh bèo xứ Huế bộc lộ từ nguyên liệu, quá trình chế biến đến cách thưởng thức.
Bánh bèo ngon hơn khi ăn kèm ớt chưng Huế
Để có một chiếc bánh bèo đủ sự dẻo, mềm và thơm ngon, người làm bánh phải chọn loại gạo còn thơm hương lúa mới. Trước khi đem xay, gạo được vo sạch, ngâm nước khá lâu. Sau đó, người ta pha trộn gạo được xay mịn thành bột với nước trong để cân đối độ dẻo, mềm của bánh.
Bột đã pha trộn được đổ vào từng chén nhỏ bằng nắm tay rồi mang đi hấp. Những “mẹo nghề” tinh tế nơi cách đổ bánh, hấp bánh của người thợ quyết định phần lớn chất lượng bánh bèo. Khi người làm bánh thoa một lớp dầu nhẹ lên thành chén trước khi đổ bột vào, bánh sẽ không dính và láng lẫy hơn. Đặc biệt, muốn bánh chín đều và có màu trắng sữa, người thợ phải canh lửa thật lớn khi hấp. Chỉ cần lửa nhỏ một chút, nước không đủ độ sôi, chiếc bánh sẽ bị sượng, không chín hết bột trên chén bánh.
Khác với bánh bèo miền Nam, bánh bèo Huế có nhuỵ là tôm giã nhuyễn, rang vừa đủ độ cháy và khô. Ăn kèm còn có tóp mỡ Huế giòn rụm. Phần nhuỵ đó tạo sự bắt mắt và độc đáo nơi đĩa đầy chiếc bánh bèo xứ Huế. Bánh bèo ăn cùng nước mắm được pha đầy ớt cay vị Huế. Nước dùng này thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Vị nước mắm pha xong không mặn, cũng không nhạt. Nó phải hơi ngọt một chút và dậy lên mùi thơm cay của ớt để đủ đánh thức vị giác của người dùng.
Có dịp ghé Huế, du khách mới có thể cảm nhận rõ sự gắn bó rất đặc biệt của bánh bèo với đời sống hằng ngày của người dân Cố đô. Với người Huế, bánh bèo thường để ăn vào bữa lỡ xế chiều. Bởi khi thưởng thức món ăn này, người ta có cảm giác như đang “ăn đấy mà như chơi”. Người Huế ăn chỉ lấy hương lấy hoa. Đây một nghệ thuật trong ẩm thực Cố đô. Bánh bèo cũng vậy, điều đó gây cảm giác cho thực khách dù đã ăn cũng chỉ như nhấm nháp, chưa thấm vào đâu. Và chắc chắn phải thử lại nhiều lần nữa.
Bánh bèo ẩn chứa bao câu chuyện của người Cố đô
Ẩn sâu trong chiếc bánh bèo nhỏ xinh là nguồn cảm hứng cho những câu chuyện, kỷ niệm trong cuộc sống hàng ngày của bao người Huế. Món ăn này làm những đứa trẻ xa nhà như tôi nhớ về những buổi trưa hè tỉnh giấc muộn, giữa tiếng ve kêu, tôi được mẹ cho đĩa bánh bèo. Hay con gái Huế chúng tôi thường được ví là bánh bèo. Có lẽ bởi sự dịu dàng, nhẹ nhàng như chính món bánh này. Hay suy nghĩ quen thuộc của người dân quê Huế rằng: “Yêu thương một đứa nhỏ, sau lớn lên nó làm có tiền nó mua bánh bèo cho”. Lối suy nghĩ ấy cho thấy một sự trân trọng, nâng niu và giá trị tình cảm ẩn sau bên trong chiếc bánh bèo xứ Huế.
Đủ đầy những hương vị dẻo, giòn, cay, ngọt từ đĩa bánh bèo xứ Huế. Ở đó có sự giao thoa những nét ẩm thực dân dã chốn Thần kinh xưa. Trắng tinh sắc bột gạo từ đồng quê. Đậm đà từ tôm chấy, hành phi. Tóp mỡ thơm béo xen lẫn cay nồng mắm ớt. Tất cả gói gọn trong đĩa bánh bèo xứ Huế - chân quê, dân dã mà đầy nhớ nhung của cả người dân Huế và du khách bốn phương.