Võ Xuân Trường
Well-known member
Dân phố cổ Hội An chưa mặn mà đón khách thuê homestay
Sau hơn 4 tháng thí điểm mô hình đón khách lưu trú trải nghiệm cùng cư dân phố cổ Hội An, chỉ có 1 hộ dân đăng ký loại hình này.
Du khách cùng ăn cùng ở với cư dân phố cổ
Ngày 16.9, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Lanh - Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, Quảng Nam cho biết, toàn thành phố hiện có từ 400 - 500 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú (homestay), ở bên ngoài phố cổ. Còn trong khu vực 1 (vùng lõi) chưa có dịch vụ này.
https://air.asia/N8EM9
Du khách sẽ cùng ăn, cùng ở với cư dân phố cổ Hội An theo mô hình lưu trú trải nghiệm. Ảnh: My Trần
Đầu tháng 5.2024, Hội An ban hành thông báo thực hiện thí điểm mô hình lưu trú trải nghiệm cùng cư dân phố cổ. Du khách sẽ trải nghiệm ăn ở, thói quen sinh hoạt, công việc của người địa phương.
“Mong muốn của chúng tôi là tạo ra một sản phẩm du lịch mới đặc sắc, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của phố cổ” - ông Lanh nhấn mạnh.
Theo quy định, chủ thể kinh doanh mô hình lưu trú trải nghiệm phải là cư dân địa phương, có địa chỉ thường trú ở phố cổ Hội An và sinh sống thực tế tại ngôi nhà dự kiến tổ chức hoạt động; đạt gia đình văn hóa (GĐVH) tiêu biểu và có uy tín trong cộng đồng tại địa phương.
Ưu tiên, khuyến khích hộ gia đình có tổ chức cuộc sống gắn liền với hoạt động sản xuất - kinh doanh các ngành, nghề truyền thống; có các hoạt động sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật… để du khách tham gia trải nghiệm.
Du khách Hội An thích thú với trải nghiệm làm đồ chơi dân gian. Ảnh Hoàng Bin
Tuy nhiên, sau 4 tháng triển khai thí điểm, chỉ có 1 hộ dân trong phố cổ Hội An đăng ký loại hình này.
Nới lỏng tiêu chí
Theo lãnh đạo Hội An, qua thực tế triển khai, thành phố nhận thấy phát sinh một số nội dung chưa thật sự phù hợp, nên đã điều chỉnh quy định theo hướng “nới lỏng” tiêu chí hơn.
“Trước đó, mình quy định chủ thể kinh doanh mô hình phải là GĐVH tiêu biểu - là những hộ đạt GĐVH từ 3 năm trở lên, đã được cộng đồng bình xét. Như vậy rất “căng”, vì chỉ tiêu GĐVH tiêu biểu bây giờ khống chế số lượng, mỗi khu dân cư chỉ có 1 hộ được bình chọn là GĐVH tiêu biểu hàng năm.
Điều này vô tình trở thành ràng buộc, cản trở các hộ dân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ lưu trú trải nghiệm tại phố cổ”, ông Lanh lý giải.
Hội An vẫn đang trong giai đoạn thí điểm mô hình đón khách trải nghiệm cùng cư dân phố cổ. Ảnh Hoàng Bin
Trong khi đó, quy định mới được sửa đổi tiêu chí GĐVH theo hướng “mở”, chỉ yêu cầu hộ dân được công nhận là GĐVH 3 năm liên tục, dù chưa được cộng đồng bình xét là GĐVH tiêu biểu.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Lanh, thực tế, những quy định này không phù hợp ở phạm vi bên ngoài phố cổ.
Chỉ có bên trong vùng lõi phố cổ thì mới quy định có phần khắt khe như vậy. Vì đây là một sản phẩm du lịch văn hóa, chú trọng trải nghiệm của du khách, không thuần túy là một dịch vụ lưu trú.
Du khách Tây trải nghiệm làm đèn lồng Hội An. Ảnh Hoàng Bin
Trả lời Lao Động về việc Hội An có tỉ lệ GĐVH hơn 95%, nhưng đến nay chỉ có 1 hộ trong phố cổ đăng ký mô hình đón khách trải nghiệm, ông Lanh cho biết, người dân vẫn chưa thực sự mặn mà. Bởi một ngôi nhà trong phố cổ cho thuê, kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn mô hình này.
Theo tiết lộ của một hộ dân phố cổ Hội An, giá thuê nhà diện tích 60m2 trên đường Trần Phú, gần Chùa Cầu khoảng 120 triệu đồng/tháng. Nhà 2 mặt tiền có giá cho thuê cao gấp rưỡi.
“Do đó, chính quyền còn phải tích cực vận động, nhất là những hộ có nhà cổ và có các loại hình kinh doanh truyền thống như lồng đèn… để du khách có thể trải nghiệm văn hóa. Mong muốn của chúng tôi là triển khai dịch vụ này, nhưng không làm đại trà”, lãnh đạo TP Hội An nói.
Sau hơn 4 tháng thí điểm mô hình đón khách lưu trú trải nghiệm cùng cư dân phố cổ Hội An, chỉ có 1 hộ dân đăng ký loại hình này.
Du khách cùng ăn cùng ở với cư dân phố cổ
Ngày 16.9, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Lanh - Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, Quảng Nam cho biết, toàn thành phố hiện có từ 400 - 500 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú (homestay), ở bên ngoài phố cổ. Còn trong khu vực 1 (vùng lõi) chưa có dịch vụ này.
https://air.asia/N8EM9
Du khách sẽ cùng ăn, cùng ở với cư dân phố cổ Hội An theo mô hình lưu trú trải nghiệm. Ảnh: My Trần
Đầu tháng 5.2024, Hội An ban hành thông báo thực hiện thí điểm mô hình lưu trú trải nghiệm cùng cư dân phố cổ. Du khách sẽ trải nghiệm ăn ở, thói quen sinh hoạt, công việc của người địa phương.
“Mong muốn của chúng tôi là tạo ra một sản phẩm du lịch mới đặc sắc, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của phố cổ” - ông Lanh nhấn mạnh.
Theo quy định, chủ thể kinh doanh mô hình lưu trú trải nghiệm phải là cư dân địa phương, có địa chỉ thường trú ở phố cổ Hội An và sinh sống thực tế tại ngôi nhà dự kiến tổ chức hoạt động; đạt gia đình văn hóa (GĐVH) tiêu biểu và có uy tín trong cộng đồng tại địa phương.
Ưu tiên, khuyến khích hộ gia đình có tổ chức cuộc sống gắn liền với hoạt động sản xuất - kinh doanh các ngành, nghề truyền thống; có các hoạt động sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật… để du khách tham gia trải nghiệm.
Tuy nhiên, sau 4 tháng triển khai thí điểm, chỉ có 1 hộ dân trong phố cổ Hội An đăng ký loại hình này.
Nới lỏng tiêu chí
Theo lãnh đạo Hội An, qua thực tế triển khai, thành phố nhận thấy phát sinh một số nội dung chưa thật sự phù hợp, nên đã điều chỉnh quy định theo hướng “nới lỏng” tiêu chí hơn.
“Trước đó, mình quy định chủ thể kinh doanh mô hình phải là GĐVH tiêu biểu - là những hộ đạt GĐVH từ 3 năm trở lên, đã được cộng đồng bình xét. Như vậy rất “căng”, vì chỉ tiêu GĐVH tiêu biểu bây giờ khống chế số lượng, mỗi khu dân cư chỉ có 1 hộ được bình chọn là GĐVH tiêu biểu hàng năm.
Điều này vô tình trở thành ràng buộc, cản trở các hộ dân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ lưu trú trải nghiệm tại phố cổ”, ông Lanh lý giải.
Trong khi đó, quy định mới được sửa đổi tiêu chí GĐVH theo hướng “mở”, chỉ yêu cầu hộ dân được công nhận là GĐVH 3 năm liên tục, dù chưa được cộng đồng bình xét là GĐVH tiêu biểu.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Lanh, thực tế, những quy định này không phù hợp ở phạm vi bên ngoài phố cổ.
Chỉ có bên trong vùng lõi phố cổ thì mới quy định có phần khắt khe như vậy. Vì đây là một sản phẩm du lịch văn hóa, chú trọng trải nghiệm của du khách, không thuần túy là một dịch vụ lưu trú.
Trả lời Lao Động về việc Hội An có tỉ lệ GĐVH hơn 95%, nhưng đến nay chỉ có 1 hộ trong phố cổ đăng ký mô hình đón khách trải nghiệm, ông Lanh cho biết, người dân vẫn chưa thực sự mặn mà. Bởi một ngôi nhà trong phố cổ cho thuê, kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn mô hình này.
Theo tiết lộ của một hộ dân phố cổ Hội An, giá thuê nhà diện tích 60m2 trên đường Trần Phú, gần Chùa Cầu khoảng 120 triệu đồng/tháng. Nhà 2 mặt tiền có giá cho thuê cao gấp rưỡi.
“Do đó, chính quyền còn phải tích cực vận động, nhất là những hộ có nhà cổ và có các loại hình kinh doanh truyền thống như lồng đèn… để du khách có thể trải nghiệm văn hóa. Mong muốn của chúng tôi là triển khai dịch vụ này, nhưng không làm đại trà”, lãnh đạo TP Hội An nói.