Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Người dân tại huyện Giồng Trôm bị tăng giá nước từ gần 10.000 đồng lên hơn 50.000 đồng mỗi khối vì nhà máy phải chở nước ngọt từ xa về xử lý.
Trưa 4/3, bà Lê Thị Diệu (64 tuổi, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm) ra sau nhà chuẩn bị cơm trưa. Thay vì xả trực tiếp như mọi khi, bà dùng chiếc khạp nhỏ để hứng nước từ vòi, sau đó cẩn thận múc nước từ khạp, đổ vào thau để rửa rau.
"Nhà bán quán nước nên xài nước rất nhiều, tháng ít nhất cũng tốn 300.000 đồng, mấy bữa nay nghe giá nước tăng 5 lần nên phải dùng tiết kiệm", bà Diệu nói.
Bà Lê Thị Diệu (huyện Giồng Trôm) sử dụng nước tiết kiệm để nấu ăn vì lo giá nước tăng cao ảnh hướng đến đời sống. Ảnh: Hoàng Nam
Bà Lê Thị Diệu (huyện Giồng Trôm) sử dụng nước tiết kiệm để nấu ăn vì lo giá nước tăng cao ảnh hướng đến đời sống. Ảnh: Hoàng Nam
Theo bà Diệu, năm ngoái hạn mặn xâm nhập sớm và sâu, gia đình bà và hàng xóm hết nước dự trữ, phải mua nước ngọt từ sà lan với giá 250.000 đồng một khối. Nước ngọt đắt đỏ nên các gia đình đều dùng tiết kiệm, chủ yếu để uống, nấu ăn. Việc tắm giặt, nước nhà vệ sinh họ vẫn xài nước máy bị nhiễm mặn.
Năm nay nước máy không bị nhiễm mặn, nhưng gia đình bà Diệu cũng như các hộ xung quanh vẫn lo lắng vì giá quá cao. Trong khi họ vừa trải qua đợt hạn mặn khốc liệt năm ngoái, việc trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán vẫn chưa kịp phục hồi.
Cũng "sốc" với giá nước tăng cao, chị Huỳnh Thị Mỹ Hạnh (43 tuổi, ở cùng địa phương) cho biết, mỗi tháng gia đình chị xài khoảng 600.000 đồng tiền nước, nếu giá nước tăng 5 lần, nghĩa là một tháng chị phải bỏ ra khoảng 3 triệu đồng.
"Chúng tôi kiến nghị nhà nước xem xét giảm giá nước, hoặc mỗi tháng cấp nước ngọt vài lần, còn lại cứ bán nước nhiễm mặn như ngày thường", chị Hạnh nói.
Cách nhà chị Hạnh gần 4 km, giữa trưa hơn 10 sà lan loại 900 khối chở đầy ắp nước ngọt đang đậu nối đuôi nhau trên kênh Giồng Trôm rộng 200 m. Sát bờ sông, một sà lan vừa cặp bến, nhân công kéo ống, nổ máy bơm nước sang một sà lan khác. Nước từ sà lan thứ hai theo đường ống gần 4 km để đến nhà máy.
Sà lan bơm nước ngọt hút cách đó 80 km, sau đó bơm nước về nhà máy xử lý, trưa 4/3. Ảnh: Hoàng Nam
Sà lan bơm nước ngọt hút cách đó 80 km, sau đó bơm nước về nhà máy xử lý, trưa 4/3. Ảnh: Hoàng Nam
"Mỗi ngày sà lan chạy khoảng 80 km, đến gần cầu Mỹ Thuận để hút nước ngọt, sau đó mất 7-8 tiếng để chạy về", anh Huỳnh Tấn Thành, tài công cho hay.
Tại nhà máy nước Giồng Trôm, nước từ đường ống được bơm vào bể chứa, sau đó đến hệ thống xử lý. Khoảng 7.000 khối nước ngọt từ sà lan được bơm vào mỗi ngày. Một nhân viên túc trực, dùng máy kiểm tra độ mặn nước dưới kênh sát nhà máy, máy báo 3,5 phần nghìn. Nước ngọt sau khi xử lý, máy kiểm tra báo 0,1 phần nghìn, đạt so với tiêu chuẩn quy định 0,45 phần nghìn.
Trả lời VnExpress, ông Trần Hùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre cho biết, đơn vị có 5 nhà máy nước, gồm Sơn Đông, Hữu Định (TP Bến Tre), An Hiệp (huyện Châu Thành), Lương Quới (Giồng Trôm) và Chợ Lách với quy mô 6.000 - 32.000 m3 mỗi ngày đêm, phục vụ 90.000 hộ dân.
Riêng nhà máy nước tại Giồng Trôm có hơn 16.000 hộ dân sử dụng, mỗi ngày cung cấp khoảng 7.000 khối. Năm ngoái, nước sông khu vực này bị nhiễm mặn cao điểm đến 13 phần nghìn, nhà máy không thể xử lý. Năm nay, công ty chở nước ngọt về pha với nước bị nhiễm mặn để phục vụ người dân.
Theo hợp đồng giữa đơn vị cấp nước với các sà lan, giá thuê phương tiện chở nước khoảng 32.000 đồng mỗi khối. Do nước nguồn tại khu vực này hiện có độ mặn cao trên 3 phần nghìn, nên phải dùng 80-90% nước ngọt từ sà lan để pha.
Ông Hùng cho biết, sau khi giá nước tăng từ ngày 25/2, công ty đã nhận nhiều lời thắc mắc lẫn phàn nàn từ khách hàng. Nhà máy đã gửi thông báo, giải thích để người dân hiểu và thông cảm.
"Những năm trước, vào mùa hạn mặn, người dân phải mua nước ngọt từ sà lan trôi nổi. Do vậy, tỉnh đã xem xét, phê duyệt chủ trương vận chuyển nước ngọt về nhà máy xử lý, với mục đích là kiểm soát độ an toàn", ông Hùng nói.
Hơn 10 sà lan neo đậu trên sông Giồng Trôm chờ đến lượt bơm nước, mỗi chiếc chở khoảng 900 khối nước, bán cho nhà máy 32.000 đồng mỗi khối. Ảnh: Hoàng Nam
Hơn 10 sà lan neo đậu trên sông Giồng Trôm chờ đến lượt bơm nước, mỗi chiếc chở khoảng 900 khối nước, bán cho nhà máy 32.000 đồng mỗi khối. Ảnh: Hoàng Nam
Theo Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre, việc tăng giá nước chỉ được áp dụng khi có hai điều kiện, một là khu vực nhà máy đang phục vụ bị xâm nhập mặn, hai là đơn vị cấp nước phải có giải pháp lọc RO, hoặc vận chuyển nước ngọt thô về xử lý, đảm bảo độ mặn tiêu chuẩn. Hiện ngoài huyện Giồng Trôm, các khu vực khác của Bến Tre vẫn áp dụng giá nước cũ.
Trưa 4/3, bà Lê Thị Diệu (64 tuổi, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm) ra sau nhà chuẩn bị cơm trưa. Thay vì xả trực tiếp như mọi khi, bà dùng chiếc khạp nhỏ để hứng nước từ vòi, sau đó cẩn thận múc nước từ khạp, đổ vào thau để rửa rau.
"Nhà bán quán nước nên xài nước rất nhiều, tháng ít nhất cũng tốn 300.000 đồng, mấy bữa nay nghe giá nước tăng 5 lần nên phải dùng tiết kiệm", bà Diệu nói.
Bà Lê Thị Diệu (huyện Giồng Trôm) sử dụng nước tiết kiệm để nấu ăn vì lo giá nước tăng cao ảnh hướng đến đời sống. Ảnh: Hoàng Nam
Bà Lê Thị Diệu (huyện Giồng Trôm) sử dụng nước tiết kiệm để nấu ăn vì lo giá nước tăng cao ảnh hướng đến đời sống. Ảnh: Hoàng Nam
Theo bà Diệu, năm ngoái hạn mặn xâm nhập sớm và sâu, gia đình bà và hàng xóm hết nước dự trữ, phải mua nước ngọt từ sà lan với giá 250.000 đồng một khối. Nước ngọt đắt đỏ nên các gia đình đều dùng tiết kiệm, chủ yếu để uống, nấu ăn. Việc tắm giặt, nước nhà vệ sinh họ vẫn xài nước máy bị nhiễm mặn.
Năm nay nước máy không bị nhiễm mặn, nhưng gia đình bà Diệu cũng như các hộ xung quanh vẫn lo lắng vì giá quá cao. Trong khi họ vừa trải qua đợt hạn mặn khốc liệt năm ngoái, việc trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán vẫn chưa kịp phục hồi.
Cũng "sốc" với giá nước tăng cao, chị Huỳnh Thị Mỹ Hạnh (43 tuổi, ở cùng địa phương) cho biết, mỗi tháng gia đình chị xài khoảng 600.000 đồng tiền nước, nếu giá nước tăng 5 lần, nghĩa là một tháng chị phải bỏ ra khoảng 3 triệu đồng.
"Chúng tôi kiến nghị nhà nước xem xét giảm giá nước, hoặc mỗi tháng cấp nước ngọt vài lần, còn lại cứ bán nước nhiễm mặn như ngày thường", chị Hạnh nói.
Cách nhà chị Hạnh gần 4 km, giữa trưa hơn 10 sà lan loại 900 khối chở đầy ắp nước ngọt đang đậu nối đuôi nhau trên kênh Giồng Trôm rộng 200 m. Sát bờ sông, một sà lan vừa cặp bến, nhân công kéo ống, nổ máy bơm nước sang một sà lan khác. Nước từ sà lan thứ hai theo đường ống gần 4 km để đến nhà máy.
Sà lan bơm nước ngọt hút cách đó 80 km, sau đó bơm nước về nhà máy xử lý, trưa 4/3. Ảnh: Hoàng Nam
Sà lan bơm nước ngọt hút cách đó 80 km, sau đó bơm nước về nhà máy xử lý, trưa 4/3. Ảnh: Hoàng Nam
"Mỗi ngày sà lan chạy khoảng 80 km, đến gần cầu Mỹ Thuận để hút nước ngọt, sau đó mất 7-8 tiếng để chạy về", anh Huỳnh Tấn Thành, tài công cho hay.
Tại nhà máy nước Giồng Trôm, nước từ đường ống được bơm vào bể chứa, sau đó đến hệ thống xử lý. Khoảng 7.000 khối nước ngọt từ sà lan được bơm vào mỗi ngày. Một nhân viên túc trực, dùng máy kiểm tra độ mặn nước dưới kênh sát nhà máy, máy báo 3,5 phần nghìn. Nước ngọt sau khi xử lý, máy kiểm tra báo 0,1 phần nghìn, đạt so với tiêu chuẩn quy định 0,45 phần nghìn.
Trả lời VnExpress, ông Trần Hùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre cho biết, đơn vị có 5 nhà máy nước, gồm Sơn Đông, Hữu Định (TP Bến Tre), An Hiệp (huyện Châu Thành), Lương Quới (Giồng Trôm) và Chợ Lách với quy mô 6.000 - 32.000 m3 mỗi ngày đêm, phục vụ 90.000 hộ dân.
Riêng nhà máy nước tại Giồng Trôm có hơn 16.000 hộ dân sử dụng, mỗi ngày cung cấp khoảng 7.000 khối. Năm ngoái, nước sông khu vực này bị nhiễm mặn cao điểm đến 13 phần nghìn, nhà máy không thể xử lý. Năm nay, công ty chở nước ngọt về pha với nước bị nhiễm mặn để phục vụ người dân.
Theo hợp đồng giữa đơn vị cấp nước với các sà lan, giá thuê phương tiện chở nước khoảng 32.000 đồng mỗi khối. Do nước nguồn tại khu vực này hiện có độ mặn cao trên 3 phần nghìn, nên phải dùng 80-90% nước ngọt từ sà lan để pha.
Ông Hùng cho biết, sau khi giá nước tăng từ ngày 25/2, công ty đã nhận nhiều lời thắc mắc lẫn phàn nàn từ khách hàng. Nhà máy đã gửi thông báo, giải thích để người dân hiểu và thông cảm.
"Những năm trước, vào mùa hạn mặn, người dân phải mua nước ngọt từ sà lan trôi nổi. Do vậy, tỉnh đã xem xét, phê duyệt chủ trương vận chuyển nước ngọt về nhà máy xử lý, với mục đích là kiểm soát độ an toàn", ông Hùng nói.
Hơn 10 sà lan neo đậu trên sông Giồng Trôm chờ đến lượt bơm nước, mỗi chiếc chở khoảng 900 khối nước, bán cho nhà máy 32.000 đồng mỗi khối. Ảnh: Hoàng Nam
Hơn 10 sà lan neo đậu trên sông Giồng Trôm chờ đến lượt bơm nước, mỗi chiếc chở khoảng 900 khối nước, bán cho nhà máy 32.000 đồng mỗi khối. Ảnh: Hoàng Nam
Theo Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre, việc tăng giá nước chỉ được áp dụng khi có hai điều kiện, một là khu vực nhà máy đang phục vụ bị xâm nhập mặn, hai là đơn vị cấp nước phải có giải pháp lọc RO, hoặc vận chuyển nước ngọt thô về xử lý, đảm bảo độ mặn tiêu chuẩn. Hiện ngoài huyện Giồng Trôm, các khu vực khác của Bến Tre vẫn áp dụng giá nước cũ.