Hiệp hội An ninh mạng Trung Quốc (CSAC) đã đưa ra yêu cầu chính thức về việc xem xét lại các sản phẩm của Intel được bán tại quốc gia này.
CSAC cáo buộc rằng các sản phẩm của Intel đã “gây tổn hại nghiêm trọng” đến an ninh và lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Theo chỉ trích của CSAC, chip Intel thường xuyên gặp phải lỗ hổng và có tỷ lệ lỗi cao. Họ đặc biệt nhấn mạnh rằng các bộ xử lý Xeon của Intel có nhiều khiếm khuyết về chất lượng và quản lý bảo mật, điều này cho thấy sự thiếu trách nhiệm của công ty Mỹ đối với người tiêu dùng.
Intel liên tục gặp những "tin xấu" trong thời gian gần đây.
Hơn nữa, CSAC cảnh báo rằng các hệ điều hành được tích hợp trong bộ xử lý Intel dễ bị tấn công bởi các lỗ hổng do Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) tạo ra, gây ra mối đe dọa lớn đối với cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc. Vì vậy, CSAC khuyến nghị cần tiến hành đánh giá an ninh mạng đối với các sản phẩm Intel tại Trung Quốc để “bảo vệ an ninh quốc gia và quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng”.
Mặc dù CSAC không phải là một cơ quan chính phủ nhưng tổ chức này có mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc. Điều này có thể dẫn đến việc Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) xem xét lại các sản phẩm của Intel, thậm chí tính đến chuyện cấm chip Intel giống như những gì họ đã làm với chip Micron trước đó với lý do “lo ngại về an ninh mạng”.
Đáng chú ý, chỉ một ngày sau thông báo của CSAC được đưa ra, Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc (MSS) đã cảnh báo về sự gia tăng các mối đe dọa an ninh quốc gia.
Bộ xử lý Xeon nằm trong diện bị theo dõi về an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Chi nhánh Intel tại Trung Quốc đã phản hồi rằng họ sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết mọi lo ngại và khẳng định cam kết về chất lượng sản phẩm. Công ty cũng cho biết luôn đặt sự an toàn của sản phẩm lên hàng đầu.
Trung Quốc hiện chiếm 27% tổng doanh thu 54,2 tỷ USD của Intel trong năm 2023. Công ty này đã nhận được đơn đặt hàng bộ xử lý Xeon từ một số cơ quan nhà nước Trung Quốc cho các dự án trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, việc xem xét vấn đề an ninh mạng trong chip Intel và có thể dẫn đến các lệnh cấm sản phẩm Intel tại quốc gia tỷ dân này. Điều đó sẽ trở thành một thách thức lớn cho Intel, đặc biệt trong bối cảnh họ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như giá cổ phiếu giảm và doanh thu không như kỳ vọng.
Intel rất coi trọng thị trường Trung Quốc.
Quay trở lại tháng 3/2024, chính phủ Trung Quốc đã công bố các hướng dẫn mới nhằm loại bỏ dần bộ xử lý và phần mềm có nguồn gốc từ Mỹ khỏi máy tính và máy chủ của các cơ quan chính phủ. Điều này càng làm tăng thêm áp lực đối với Intel và các công ty công nghệ Mỹ khác.
Mặt khác, việc cấm sản phẩm của Intel cũng sẽ có tác động lớn đến tham vọng phát triển AI của Trung Quốc, đặc biệt khi Mỹ đã cấm xuất khẩu các chip AI hàng đầu của Nvidia sang quốc gia này.
CSAC cáo buộc rằng các sản phẩm của Intel đã “gây tổn hại nghiêm trọng” đến an ninh và lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Theo chỉ trích của CSAC, chip Intel thường xuyên gặp phải lỗ hổng và có tỷ lệ lỗi cao. Họ đặc biệt nhấn mạnh rằng các bộ xử lý Xeon của Intel có nhiều khiếm khuyết về chất lượng và quản lý bảo mật, điều này cho thấy sự thiếu trách nhiệm của công ty Mỹ đối với người tiêu dùng.
Intel liên tục gặp những "tin xấu" trong thời gian gần đây.
Hơn nữa, CSAC cảnh báo rằng các hệ điều hành được tích hợp trong bộ xử lý Intel dễ bị tấn công bởi các lỗ hổng do Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) tạo ra, gây ra mối đe dọa lớn đối với cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc. Vì vậy, CSAC khuyến nghị cần tiến hành đánh giá an ninh mạng đối với các sản phẩm Intel tại Trung Quốc để “bảo vệ an ninh quốc gia và quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng”.
Mặc dù CSAC không phải là một cơ quan chính phủ nhưng tổ chức này có mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc. Điều này có thể dẫn đến việc Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) xem xét lại các sản phẩm của Intel, thậm chí tính đến chuyện cấm chip Intel giống như những gì họ đã làm với chip Micron trước đó với lý do “lo ngại về an ninh mạng”.
Đáng chú ý, chỉ một ngày sau thông báo của CSAC được đưa ra, Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc (MSS) đã cảnh báo về sự gia tăng các mối đe dọa an ninh quốc gia.
Bộ xử lý Xeon nằm trong diện bị theo dõi về an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Chi nhánh Intel tại Trung Quốc đã phản hồi rằng họ sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết mọi lo ngại và khẳng định cam kết về chất lượng sản phẩm. Công ty cũng cho biết luôn đặt sự an toàn của sản phẩm lên hàng đầu.
Trung Quốc hiện chiếm 27% tổng doanh thu 54,2 tỷ USD của Intel trong năm 2023. Công ty này đã nhận được đơn đặt hàng bộ xử lý Xeon từ một số cơ quan nhà nước Trung Quốc cho các dự án trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, việc xem xét vấn đề an ninh mạng trong chip Intel và có thể dẫn đến các lệnh cấm sản phẩm Intel tại quốc gia tỷ dân này. Điều đó sẽ trở thành một thách thức lớn cho Intel, đặc biệt trong bối cảnh họ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như giá cổ phiếu giảm và doanh thu không như kỳ vọng.
Intel rất coi trọng thị trường Trung Quốc.
Quay trở lại tháng 3/2024, chính phủ Trung Quốc đã công bố các hướng dẫn mới nhằm loại bỏ dần bộ xử lý và phần mềm có nguồn gốc từ Mỹ khỏi máy tính và máy chủ của các cơ quan chính phủ. Điều này càng làm tăng thêm áp lực đối với Intel và các công ty công nghệ Mỹ khác.
Mặt khác, việc cấm sản phẩm của Intel cũng sẽ có tác động lớn đến tham vọng phát triển AI của Trung Quốc, đặc biệt khi Mỹ đã cấm xuất khẩu các chip AI hàng đầu của Nvidia sang quốc gia này.